Hậu quả mang thai ở vị tuổi thành niên

Nhiều thanh thiếu niên có hoạt động tình dục nhưng không được thông tin đầy đủ về cách tránh thai, mang thai, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả nhiễm HIV. Sự bốc đồng, thiếu kế hoạch, sử dụng ma túy và rượu đồng thời làm giảm khả năng thanh thiếu niên nhận biết trong việc tránh thai và bảo vệ bản thân.

Bất kỳ phương pháp tránh thai Tổng quan về tránh thai nào ở người lớn đều có thể được sử dụng ở tuổi thanh thiếu niên. Vấn đề phổ biến nhất là sự tuân thủ (ví dụ, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày hoặc dừng thuốc hoàn toàn - thường không có hình thức ngừa thai khác). Mặc dù nam giới sử dụng bao cao su là hình thức ngừa thai được sử dụng nhiều nhất nhưng vẫn có những nhận thức rằng giảm việc sử dụng thường xuyên (ví dụ như sử dụng bao cao su làm giảm sự thoải mái và ảnh hưởng đến "tình yêu lãng mạn"). Một số bạn nữ tuổi thanh thiếu niên cũng e ngại khi yêu cầu bạn tình nam sử dụng bao cao su trong thời gian quan hệ tình dục.

Mang thai là một stress tâm lý đáng kể ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ vị thành niên có thai và bạn tình của họ có xu hướng bỏ học hoặc bỏ dở các khóa đào tạo nghề, điều này ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của trẻ sau này, làm giảm lòng tự trọng, và gây căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân. Thanh thiếu niên (chiếm 13% tổng số ca mang thai ở Hoa Kỳ) ít có khả năng được chăm sóc trước sinh như ở người trưởng thành, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi (ví dụ tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn). Thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tuổi và những trẻ không được chăm sóc trước sinh, thường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ thai kì cao hơn những phụ nữ độ tuổi 20, chẳng hạn như thiếu máu và tiền sản giật. Trẻ con của các bà mẹ trẻ (đặc biệt là các bà mẹ <15 tuổi) có xu hướng sinh non sớm hơn và có cân nặng khi sinh thấp. Tuy nhiên, với chăm sóc trước sinh đúng cách, thanh thiếu niên lớn tuổi không có nguy cơ cao hơn người lớn trong vấn đề mang thai.

Sự phá thai Nạo phá thai không loại bỏ các vấn đề tâm lý của quá trình mang thai không mong muốn cho các cô gái vị thành niên hoặc bạn tình của họ. Khủng hoảng cảm xúc có thể xảy ra khi trẻ được chẩn đoán mang thai, khi trẻ quyết định phá thai và ngay sau khi được thực hiện phá thai, khi đứa trẻ chào đời, và khi thời gian lặp lại ngày định mệnh đó. Tư vấn và giáo dục của gia đình về các biện pháp tránh thai cho cả cô gái và bạn trai có thể rất hữu ích.

Cha mẹ có thể có những phản ứng khác nhau khi con gái họ nói rằng mình đang mang thai hoặc con trai của họ nói rằng anh ta đã làm cho ai đó mang bầu. Một số cha mẹ hài lòng và những người khác thì đau khổ, vì vậy cảm xúc có thể bao gồm từ phấn khích, thờ ơ, hoặc thậm chí là tức giận. Điều quan trọng là phụ huynh phải bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ những trẻ vị thành niên thông qua sự lựa chọn của họ. Cha mẹ và thanh thiếu niên cần phải nói chuyện cởi mở về phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ - tất cả những lựa chọn mà trẻ khó có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, trước khi tiết lộ việc mang thai ở trẻ vị thành niên, các bác sĩ cần phải kiểm tra các vấn đề bạo lực gia đình có hay không vì việc tiết lộ có thể làm cho những thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị bạo hành.

Trẻ vị thành niên mang thai sớm dễ gặp các biến chứng do thai nghén, tăng nguy cơ tử vong mẹ, thai nhi kém phát triển, dễ mắc bệnh tật, gặp nhiều khó khăn cả thể chất lẫn tinh thần. Nhằm hiểu rõ tác hại của tình trạng mang thai sớm ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên (VTN/TN), phóng viên đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Bùi Quốc Hùng - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.

Phóng viên: Thưa bác sĩ Bùi Quốc Hùng, bác sĩ có thể cho biết thực trạng mang thai của VTN/TN hiện nay và hậu quả nguy hại khi nạo hút thai ở độ tuổi này?

Bác sĩ Bùi Quốc Hùng: Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ VTN/TN mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (2015), số trẻ em gái đã kết hôn trước tuổi 18 tại châu Á - Thái Bình Dương là 59 triệu trường hợp. Số trẻ em gái tuổi từ 15 đến 17 tại các nước đang phát triển đã từng sinh con là 20.000 trường hợp. Ước tính số ca phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15 đến 19 là 3,2 triệu ca. Tại Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi VTN/TN. Riêng tại Hà Tĩnh, trong năm 2017 có 7 em mang thai ngoài ý muốn và có 44 ca phá thai . Sáu tháng đầu năm 2018 có 08 ca phá thai. Đây chỉ là con số thể hiện phần nổi của “tảng băng chìm” bởi thực tế là hầu hết các ca nạo phá thai ở trẻ VTN đều được thực hiện ở các cơ sở y tế tư nhân vì tâm lý vào bệnh viện sợ gặp người quen, sợ phải khai báo thông tin.

Vì đa số trẻ có chu kỳ kinh không đều và chưa có ý thức đi khám thai sớm nên có thể phát hiện thai trễ làm tăng tai biến và biến chứng khi hút nạo thai. Tai biến và biến chứng của nạo hút thai rất nhiều. Những biến chứng có thể phát hiện xử lý ngay như chảy máu, đau, dị ứng với thuốc, thủng tử cung... Những biến chứng âm thầm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản sau này của trẻ VTN/TN như dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng, nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng ống dẫn trứng. Không chỉ vậy, mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của trẻ. Trước và sau khi hút - nạo thai trẻ VTN/TN luôn có mặc cảm tội lỗi, tâm lý sợ hãi và sẽ ít tiếp xúc với những người xung quanh. Khi lâm vào tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN, các em sẽ không có đủ kiến thức, kỹ năng, nghị lực để giải quyết vấn đề, không thể dự tính được cuộc sống của mình sẽ như thế nào với sự ra đời của một em bé.

Hậu quả mang thai ở vị tuổi thành niên
Một  buổi giao lưu đối thoại sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh

Phóng viên: Vậy nguyên nhân mang thai sớm ở trẻ vị thành niên là gì, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Bùi Quốc Hùng: Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn, nó đánh dấu bằng giai đoạn tuổi dậy thì. Khi bước vào tuổi dậy thì, các em có những thay đổi lớn cả về tâm lý và thể chất. Các em thường muốn khám phá, tìm tòi, tò mò về giới tính của mình và của người khác giới; hay buồn vui bất chợt; muốn khẳng định mình nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi bạn đồng lứa về các vấn đề tình dục. Sự thiếu hiểu biết về thụ thai và các biện pháp tránh thai hiện đại; chưa hiểu hết tác hại và sự nguy hiểm của việc mang thai ở lứa tuổi vị thành niên, chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe giới tính là những nguyên nhân mang thai sớm ở trẻ VTN. Do vậy, khi có quan hệ tình dục các em rất dễ bị mang thai và thường để lại nhiều hậu quả xấu.

Phóng viên: Để giảm tình trạng mang thai sớm ở tuổi vị thành niên, thanh niên, thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các giải pháp nào, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Bùi Quốc Hùng: Từ năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN/TN Việt Nam giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020” nhằm giúp các em có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản để phòng tránh và hạn chế những tai biến, rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, học tập và tương lai. Trên cơ sở nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, chúng tôi đã phân bổ về 13 huyện, thành, thị để xây dựng 15 Câu lạc bộ, góc tuyên truyền thân thiện và đặc biệt là phối hợp với các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong mọi tầng lớp học sinh từ lớp 5 của bậc tiểu học đến THCS, THPT. Bằng hình thức sân khấu hóa, hình ảnh trực quan sinh động  trong  tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, qua đó tăng cường giáo dục giới tính, cho trẻ biết những nguy cơ có thể xảy ra nếu có thai và phá thai; cung cấp và hướng dẫn sử dụng các phương pháp tránh thai hiện đại.

Để giảm tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn tuổi VTN/TN, giải pháp bền vững là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Từ đó giúp các em được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tương lai...

Đoàn Loan

Hậu quả mang thai ở vị tuổi thành niên
Hậu quả mang thai ở vị tuổi thành niên

Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe mà còn làm mất đi tiềm năng, rút ngắn cơ hội học hành và hạn chế sự lựa chọn trong tương lai.

Mang thai tuổi vị thành niên đang có xu hướng tăng nhanh khi mà mỗi năm có đến 180.000 – 200.000 ca phá thai là học sinh, sinh viên chủ yếu ở độ tuổi 15 – 19 (theo Vụ Quy mô Dân số – Kế hoạch hóa gia đình). Hậu quả của việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn liên quan đến sinh mạng của em bé tương lai. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên làm gì khi chẳng may rơi vào tình huống này, hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây.

Hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị thành niên

Ở tuổi dậy thì, cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ, do đó, phụ nữ mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý cũng như các vấn đề về cuộc sống:

Mang thai tuổi vị thành niên và nguy cơ về sức khỏe

  • Chăm sóc tiền sản không tốt: Đa phần, trẻ vị thành niên không biết cách chăm sóc tiền sản. Thế nhưng, đây lại là việc rất quan trọng, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Huyết áp cao: Mang thai ở tuổi dậy thì có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn nhiều so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20 – 30. Ngoài ra, mang thai sớm cũng có nguy cơ bị tiền sản giật – một bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé.
  • Sinh non: Do cơ thể chưa trưởng thành về mặt thể chất nên việc mang thai ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến sinh non. Bé sinh ra có thể gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, thị lực, nhận thức…
  • Sinh con nhẹ cân: Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao. Bé sinh ra có thể nhẹ hơn 1,5kg và cần được chăm sóc đặc biệt.
  • Nguy cơ tử vong: Đây là hậu quả mang thai ở tuổi vị thành niên đáng sợ nhất. Mang thai ở tuổi từ 15 – 19 có nguy cơ chết khi sinh cao gấp 3 lần so với mang thai ở độ tuổi 20 – 24.

Phá thai là lựa chọn được nghĩ đến nhiều nhất khi mang thai ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, đặc biệt là khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Nghiêm trọng nhất, có thể dẫn vô sinh hoặc trong tương lai, nếu mang thai, cả mẹ và bé đều có nguy cơ cao gặp phải các rủi ro về sức khỏe.

  • Do chưa trưởng thành về mặt tâm lý nên phụ nữ mang thai tuổi dậy thì có thể thấy hoang mang, sợ hãi, dễ bị căng thẳng trước và sau khi sinh. Ngoài ra, mang thai ở tuổi dậy thì còn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh.
  • Nạo phá thai ở tuổi dậy thì có thể tạo ra nỗi đau lớn về thể chất, tâm hồn, gây ám ảnh lâu dài.
  • Mang thai tuổi vị thành niên còn khiến các cô gái đánh mất đi cơ hội học tập và hạn chế nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống.
  • Tuổi vị thành niên là độ tuổi chưa sẵn sàng về mặt tài chính, dễ dẫn đến tương lai thiếu hụt và khó khăn. Đây có thể là tiền đề cho sự đói nghèo của xã hội.

Khi biết tin mình mang thai, hoang mang, sợ hãi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, lúc này bạn cần thật bình tĩnh để đưa ra quyết định chính xác nhất. Bạn nên nói chuyện với ba mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy để có được lời khuyên hữu ích.

Với các bậc cha mẹ, nghe tin con mình mang thai có thể khiến bạn bị shock, thất vọng, tức giận. Tuy nhiên, thay vì phản ứng tiêu cực, hãy bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ trẻ. Bạn nên nói chuyện cởi mở về việc phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ để trẻ có thể đưa ra quyết định chính xác.

Quyết định sinh và nuôi con

Mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về sức khỏe ở cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, nếu quyết định sinh con, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của bé và phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ; tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn cân bằng, khoa học và tránh suy nghĩ quá nhiều.

Đối với những đứa trẻ không thể nói với bố mẹ việc mình đang mang thai, cảm giác sợ hãi, cô lập và cô đơn là một vấn đề thực sự. Nếu không có sự hỗ trợ của gia đình hoặc người lớn, trẻ sẽ ít ăn uống, tập thể dục hoặc nghỉ ngơi và ít khi đi khám thai trước khi sinh. Vì vậy, cha mẹ là người hỗ trợ tinh thần tốt nhất cho trẻ trong thời gian này.

Đây có thể là một quyết định khó khăn nhưng nếu không có khả năng để nuôi con khi mang thai tuổi vị thành niên, bạn có thể nghĩ đến giải pháp này. Có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con để yêu thương và chăm sóc. Nếu bạn đang nghĩ đến quyết định này, hãy cân nhắc một số điều sau:

  • Bạn có thể đem trẻ sơ sinh đến làng trẻ mồ côi, bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở xã hội, chùa, cô nhi viện… không nên đem bỏ trẻ ở trên núi, rừng, đường đi, thùng rác… vì trẻ có thể gặp nguy hiểm.
  • Trong trường hợp nhận con nuôi cởi mở, bạn có thể lựa chọn bố mẹ nuôi, gặp gỡ và thậm chí duy trì mối quan hệ sau khi cho con nuôi.

Quyết định phá thai khi mang thai tuổi vị thành niên

Trước khi đi đến quyết định phá thai, bạn cần phải nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn có sự hỗ trợ rất lớn về tinh thần. Nếu làm điều này, hãy cân nhắc những điều sau:

  • Nói chuyện với bác sĩ về những điều có thể xảy ra khi lựa chọn quyết định chấm dứt thai kỳ
  • Chọn một trung tâm y tế uy tín, có các bác sĩ giàu kinh nghiệm: Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương…
  • Cân nhắc vấn đề kinh tế, chi phí cho các dịch vụ phá thai
  • Hãy thận trọng trước những chỗ phá thai không an toàn. Để có thông tin chính xác, cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ ở các bệnh viện lớn.

Mất kinh là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Tuy nhiên, đối với những cô gái tuổi dậy thì, dấu hiệu này khó có thể nhận biết vì trong giai đoạn này, kinh nguyệt của trẻ vẫn chưa ổn định. Nếu việc chậm kinh đi kèm với các dấu hiệu mang thai khác như buồn nôn, ói mửa, đau núm vú, mệt mỏi bất thường… bạn có thể thử sử dụng que thử thai hoặc đi khám để xác định chính xác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.