Hạn tam tai nghĩa là gì


  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là Tam tai là gì? Những ý nghĩa của Tam tai. Hạn tam tai là gì và cách cúng tam tai cho tất cả các tuổi. Tam tai là gì và cách tính Tam tai chuẩn xác khi xây nhà. Tam tai là gì, vì sao Tam hợp hóa Tam tai? Hạn Tam tai là gì? Hóa giải hạn Tam tai như thế nào?
Năm tam tai là gì? Cách tính hạn tam tai và giải hạn đơn giản – Nghialagi.org
  • Tam tai có nghĩa là mỗi tuổi sẽ bị vận hạn trong 3 năm liên tiếp. Trong một kiếp người, cứ 12 năm thì sẽ có 3 năm liên tiếp mỗi người sẽ gặp phải hạn Tam Tai. Đây là quy luật không thể tránh khỏi được.
  • Tam tai, trong đó từ “tam” có nghĩa là ba, “tai” có nghĩa là tai họa. Tam tai được hiểu là 3 tai họa, bao gồm: Hỏa tai, Thủy tai và Phong tai. Vào các năm hạn tam tai, người bị hạn sẽ vô cùng khốn đốn, gặp nhiều tai họa và luôn cảm thấy bế tắc, khó khăn.

Gặp hạn Tam tai sẽ ra sao?

Mọi người có quan điểm chung rằng, không phải lúc nào gặp tam tai cũng là tai họa, nhưng thường đến năm tam tai gặp nhiều vất vả, khó khăn hơn trong công việc, mua bán, làm nhà, tu sửa, kết hôn…

Một số việc xấu thường xảy đến với người bị hạn tam tai:

  • + Tính tình nóng nảy bất thường.
  • + Bị kiện thưa hay dính đến pháp luật.
  • + Thất thoát tiền bạc.
  • + Mang tiếng thị phi.
  • + Có tang trong thân tộc.
  • + Dễ bị tai nạn xe cộ.
  • + Bị thương tích.

Lưu ý: Tránh cưới gả, hùn vốn, mua nhà và kỵ đi sông đi biển. Tiếp tục làm những việc còn dang dở trước đó thì thường không bị ảnh hưởng nặng. Không nên khởi sự trong những năm bị tam tai.

Cách tính hạn tam tai

  • Cách tính tam tai như thế nào? Hạn tam tai được tính theo nhóm tuổi Tam hợp, có nghĩa là những người sinh năm con giáp tam hợp sẽ chịu chung một hạn tam tai. Cứ 12 năm một thì lại gặp hạn tam tai liên tiếp 3 năm, gồm đầu Tam Tai, giữa Tam Tai và cuối Tam Tai.
  • Cũng chính vì lý do này mà chúng ta thường nghe thấy câu: “tam hợp hóa tam tai” là như vậy.

Cụ thể các tuổi gặp hạn này sẽ được xác định qua bảng tính Tam Tai như sau:

Tuổi

Thân – Tý – Thìn

Dần – Ngọ – Tuất

Hợi – Mão – Mùi

Tỵ – Dậu – Sửu

Đầu

Giữa

Cuối

Đầu

Giữa

Cuối

Đầu

Giữa

Cuối

Đầu

Giữa

Cuối

   Năm hạn tam tai 

   Dần

   Mão

   Thìn

   Thân

   Dậu

   Tuất

   Tỵ

   Ngọ

   Mùi

  Hợi

   Tý

   Sửu

Như vậy, có tất cả 4 con giáp sẽ gặp hạn tam tai vào năm cuối – năm thứ 3 đúng với năm tuổi của mình, gồm: Thìn, Tuất, Mùi, Sửu. Vào năm cuối tam tai này, nếu ai gặp hạn sao La Hầu [nam] và Kế đô [nữ] thì họ sẽ bị cùng lúc 3 hạn: năm tuổi, Tam tai, và sao hạn. Vào các năm đó, các tuổi trên phải hết sức cẩn thận trong việc đi lại, phòng chống bệnh tật, tránh làm những việc trọng đại.

Lưu ý: Qua cách tính ở trên thì chúng ta cũng có thể thấy rằng, vốn tuổi của mỗi con người được kết hợp bởi thiên can và địa chi. Trong đó:

  • 10 Thiên can gồm: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý
  • 12 Địa chi gồm: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi

Qua đó: Hạn tam tai của con người thì chỉ tính theo Địa Chi [tức 12 con giáp] mà không xét đến hàng Thiên Can của tuổi.

Ví dụ: năm 2020 là năm Canh Tý thì các tuổi: Tỵ – Dậu – Sửu sẽ gặp hạn tam tai. Đồng nghĩa với việc các tuổi: Tân Tỵ, Kỷ Tỵ,… đều gặp hạn tam tai.

Những điều kiêng kỵ khi gặp hạn tam tai

Có nhiều quan niệm khác nhau về vận hạn tam tai mang lại. Có người cho rằng vào năm này, người bị hạn sẽ rất khổ sở, khốn đốn. Nhưng nếu vào các năm hạn tam tai này, người đó có mệnh tương sinh, có sao chiếu tốt thì vận hạn cũng đỡ, không còn xấu nữa.

Về căn bản, đúng năm hạn tam tai, người bị hạn nên kiêng kỵ các điều sau đây:

  • Năm đầu Tam tai: không được bắt đầu tiến hành việc trọng đại.
  • Năm giữa Tam tai: không nên dừng việc đang tiến hành. Vì nếu sau đó tiếp tục dễ gặp trắc trở, khó khăn.
  • Năm cuối Tam tai: không nên kết thúc, hoàn thành việc quan trọng vào đúng năm này.

Khi gặp hạn tam tai, người bị hạn không nên thực hiện các công việc lớn, ảnh hưởng tới cả đời người như là xây nhà, sửa nhà, kinh doanh lớn, cưới hỏi,… Bởi nếu tiến hành vào các năm hạn tam tai, thường công việc diễn ra không được thuận lợi, hay gặp trắc trở, vất vả. Để lại hậu quả sau đó không mấy tốt đẹp. Vì thế, vào các năm tam tai, người hạn phải hết sức cẩn thận, kể cả việc đi lại, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Và đây cũng chính là câu trả lời cho các câu hỏi như: tam tai có cưới được không? hạn tam tai có xây nhà được không? năm tam tai có nên cưới vợ?,…

Vì sao Tam hợp hóa Tam tai, hiểu thế nào cho đúng?

  • Nhiều khi ta hay nghe thấy “Tam hợp hóa Tam tai”, vì sao lại như vậy. Đã hợp rồi sao lại thêm họa?
  • Có thể cắt nghĩa một cách đơn giản, Tam hợp là 3 tuổi rất hợp nhau, nếu hai vợ chồng nằm trong tam hợp là rất tốt.
  • Tuy nhiên tuổi Tam hợp lại bị họa trong 3 năm liên tiếp giống nhau và cùng nhau. Nên khi hai vợ chồng trong tuổi Tam hợp thì cả hai sẽ bị hạn Tam tai trong cùng ba năm, không ai gánh cho ai, mức độ họa hại tăng lên gấp đôi, như vậy là không tốt.
  • Nói như vậy không có nghĩa là gia đình nào vợ chồng, con cái Tam hợp cũng biến thành Tam tai. Khi xem xét điều này phải dựa trên nhiều yếu tố, có nhiều cách để xem xung hợp vợ chồng, con cái chứ không chỉ riêng cách này.
  • “Tam hợp hóa Tam tai” chỉ là cách nói trong dân gian. Nó chỉ xảy ra theo chu kỳ nhất định chứ không diễn ra trong suốt thời gian dài hay cả cuộc đời. Nó xảy ra được chỉ khi hội tụ đầy đủ các yếu tố và có thể gây khó khăn, vất vả hơn. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có cách hóa giải.
  • Cuộc sống gia đình, dù hợp hay xung thì cũng phải biết nhường nhịn, cảm thông lẫn nhau. Chứ không có chuyện cứ hợp tuổi là không cần nhường nhau. Còn nhiều yếu tố khác tác động đến cuộc sống vợ chồng, như phong thủy hay địa khí của mảnh đất đang sinh sống…

Cách cúng tam tai

Hạn tam tai là vận hạn lớn trong đời người. Vậy có cách gì để hóa giải tam tai không, cách cúng tam tai như thế nào? và cúng tam tai vào ngày nào?

Tiến hành cúng Tam tai

  • Người xưa thường dựa vào Tam Tai xảy ra vào năm nào, mỗi năm sẽ có một ông Thần tam tai, trong mỗi tháng sẽ có một ngày nhất định và hướng lạy nhất định để dâng hương, dâng lễ hóa giải Tam Tai.
  • Lễ vật cúng gồm: Tùy thuộc vào lòng thành của từng người, có rượu, có hoa quả, có xôi, gà,…

Bảng cúng Tam Tai, bao gồm Thần tam tai, ngày cúng trong tháng và hướng cúng:

   Năm   

Thần Tam Tai

  Ngày cúng Tam Tai trong tháng  

  Hướng cúng Tam Tai 

Thần Địa Vong

22

Bắc

Sửu

Thần Địa Hình

14

Đông Bắc

Dần

Thần Thiên Linh

15

Đông Bắc

Mão

Thần Thiên Hình

14

Đông

Thìn

Thần Thiên Kiếp

13

Đông Nam

Tỵ

Thần Hắc Sát

11

Đông Nam

Ngọ

Thần Âm Mưu

20

Nam

Mùi

Thần Bạch Sát

8

Tây Nam

Thân

Thần Nhơn Hoàng

8

Tây Nam

Dậu

Thần Thiên Họa

7

Tây

Tuất

Thần Địa Tai

6

Tây Bắc

Hợi

Thần Địa Bại

21

Tây Bắc

Đa phần, trong tâm linh người Việt khi gặp hạn, người ta hay đi đến các nhà chùa, thầy bói để nhờ thầy giải hạn. Nhưng đó chỉ là cách để chúng ta an tâm hơn về mặt tinh thần. Còn tam tai chính là vận hạn mà mỗi người đều phải trải qua.

Và cách tốt nhất để giải hạn tam tai hoặc giảm nhẹ hạn tam tai đó là sống làm nhiều việc thiện, tu tâm tích đức, giúp đỡ người khác thật nhiều,… Có như vậy thì tâm hồn ta cũng thảnh thơi hơn, luật nhân quả cũng sẽ ghi nhận cách sống của mỗi người để gặp chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có.

Tam tai dưới quan điểm Phật giáo

  • Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.
  • Có quan điểm cho rằng, cúng Tam tai xuất phát từ Phật giáo, bởi đa phần việc cúng này đều xuất phát từ các chùa và Tam tai tức là 3 nạn của Hỏa nạn, Thủy nạn và Phong nạn.
  • Ba nạn này được tạo thành từ tam độc của bản thân: tham – sân – si và nó được hình thành từ nhiều kiếp trước. Hoặc có quan điểm cho rằng Tam Tai tức là gặp tai nạn liên tục trong 3 năm, do bị chiếu bởi các sao hạn.
  • Tại Việt Nam hiện nay, tục này không còn thấy nghi thức thuần của Lão giáo, mà các chùa có kết hợp thêm đàn pháp cúng Phật hoặc Bồ Tát và lấy sự cắt đứt tam độc Tham – Sân – Si là phương pháp trọng tâm để cầu an cho bản thân mình. Như vậy, tục này mang sắc màu giữa Phật giáo và Lão giáo.
  • Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, tai nạn của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si, ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể
  • Mê tín hay chính tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái chết” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ chết” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái chết hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chính tín.
  • Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp Tam tai là gì? Những ý nghĩa của Tam tai sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Tam tai là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả


Video liên quan

Chủ Đề