Há miệng có bác sĩ hướng dẫn

Khớp cắn kêu khi há miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức khó chịu.

Khớp cắn kêu khi há miệng là tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Một phần của bộ máy ăn nhai sẽ bao gồm răng, các cơ nhai và phần khớp thái dương hàm. Khi một trong ba bộ phận này mất ổn định sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn bộ máy nhai và rối loạn chức năng hàm.

Khớp cắn kêu khi há miệng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như nhai quá nhiều kẹo cao su, thói quen cắn móng tay và nghiến răng. Những thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra tình trạng mài mòn khớp thái dương hàm.

Khớp cắn kêu khi há miệng có nguy hiểm không?

Khớp cắn kêu khi há miệng có thể bắt nguồn từ việc đau vùng cơ nhai hoặc sưng viêm ở vùng khớp. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng, gây thoái hóa khớp và mòn bề mặt khớp.

Há miệng có tiếng kêu cũng là một dấu hiệu bất thường của răng miệng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Điều trị khớp cắn sẽ giúp giảm tiếng kêu và ổn định khớp cắn.

Khớp cắn kêu khi há miệng cần khắc phục như thế nào?

Khớp cắn kêu khi há miệng gây đau nhức

Khi gặp tình trạng khớp cắn kêu gây đau hàm, miệng khó mở và ăn uống khó khăn, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Có hai cách điều trị tình trạng khớp cắn kêu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày như phương pháp điều trị bảo tồn và phương pháp điều trị xâm lấn.

Đối với phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ sử dụng máng nhai, vật lý trị liệu và chiếu hồng ngoại để tác động vào khớp cắn. Người bệnh sẽ được kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng. Đối với phương pháp điều trị xâm lấn, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm khớp, bơm rửa khớp hay phẫu thuật khớp để điều trị khớp cắn kêu.

Khớp cắn kêu không gây đau nhức

Trong trường hợp khớp cắn kêu khi há miệng không gây đau nhức khó chịu, thì đây không phải là vấn đề lớn. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện một số cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm nóng và lạnh, ăn thực phẩm mềm, sử dụng các máng nhai để tránh ảnh hưởng đến các khớp cắn và bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi những thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng khớp cắn kêu khi há miệng hay phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

Cháu mỗi khi há miệng lớn đều nghe tiếng lạch cạch, có lúc đau nhẹ lúc không. Cháu cảm thấy rất khó chịu. Do dịch bệnh nên không thể đi khám được ạ, bác sĩ cho cháu hỏi xuất hiện tiếng lạch cạch khi há miệng kéo dài 2 tháng nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Xuất hiện tiếng lạch cạch khi há miệng kéo dài 2 tháng nên làm gì?”, bác sĩ giải đáp như sau:

Bạn há miệng lớn mới bị tiếng lạch cạch. Khi bạn há miệng to hoặc ngáp thì có sự sai khớp thái dương hàm và tự vào, hết dịch bạn nên sắp xếp đi khám để đánh giá mức độ của bạn. Trong thời gian này bạn hạn chế há miệng to, ăn đồ mềm.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc xuất hiện tiếng lạch cạch khi há miệng kéo dài 2 tháng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Không chỉ có chị D. sợ, lúc đó ngay cả nha sĩ làm răng cho chị cũng sợ nốt, thú nhận ông chưa bao giờ gặp tình huống há miệng không ngậm được dẫu đã được biết về nó. Người chồng đi làm răng cùng chị D. còn sợ hơn cả khi chứng kiến vợ cứ há miệng to như… hàm cá sấu, nước dãi chảy không kiếm soát.

Cài lại “bản lề”

Đó là một phòng nha nhỏ ở huyện Nhà Bè [TP.HCM]. Sau một hồi nha sĩ vật lộn bất thành, bệnh nhân thì đau đớn, chị D. được đưa vào Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, nơi bác sĩ nhẹ nhàng đỡ lấy xương hàm dưới, kéo ra phía trước một chút rồi đẩy vào lại khá dễ dàng. Mọi chuyện diễn ra chóng vánh chẳng khác nào đưa cái bản lề bị trật vào đúng khớp. Ngay lập tức chị D. ngậm miệng được ngay, dù vẫn chưa hoàn hồn.

Công nghệ CAD/CAM đã mang lại sự thoải mái hơn cho những ai đi làm răng K.O

Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Trần Hùng Lâm cho biết tình trạng của chị D. là bán trật khớp xương hàm, thường hay gặp ở người nữ trẻ tuổi. Tiến sĩ Lâm giải thích cũng như các khớp khác, khớp xương hàm được cố định bởi các dây chằng. Có người gặp một số rối loạn ở dây chằng hoặc cơ và khi họ há miệng, dây chằng, cơ không giữ lại, bệnh nhân há quá mức dẫn đến bán trật khớp, không ngậm miệng lại được.

Cũng theo bác sĩ Lâm, tình trạng bán trật khớp này khác với trật khớp hoàn toàn trong các chấn thương.

Nỗi khổ không được ngáp thoải mái!

Một phụ nữ khác, chị Phương Chi thì kể chị nhiều lần vấp cú “há miệng mắc quai” mỗi khi ngáp to. Sau vài lần vào cấp cứu, chị được bác sĩ hướng dẫn cách tự “đưa bản lề vào đúng khớp” và sau đó chị có thể tự xử lý tại nhà.

“Tôi phải luôn nhớ không được ngáp quá thoải mái hoặc làm gì há miệng quá to. Tuy nhiên, đi làm răng là khổ nhất, có những công đoạn phải há miệng to và lâu, nhiều lần đành phải chào thua”, chị Chi kể.

Sự phát triển của công nghệ số hóa

Tiến sĩ Lâm cho biết trong nha khoa, một số công đoạn như lấy dấu để làm răng giả cần bệnh nhân há miệng to, kéo dài từ 3-5 phút, gây khó khăn cho nhiều bệnh nhân, nhất là trên bệnh nhân dễ bị bán trật khớp hoặc loạn năng thái dương hàm - bệnh lý khiến bệnh nhân không thể há miệng to.

Tuy nhiên, với phát triển mạnh mẽ của công nghệ số vào y/nha khoa, mọi chuyện đang trở nên ngàychịu. Công nghệ CAD/CAM cho phép tạo mô hình và chế tác răng giả hoàn toàn trên máy tính dựa trên càng dễ dàng. Chẳng hạn công nghệ CAD/CAM với đầu scan nhỏ đưa vào miệng để “quét” [lấy dấu số hóa] hết hàm răng, những ai làm răng giả không cần phải há miệng thật to, thật lâu để đưa vật liệu silicon vào lấy khuôn như trước, thoải mái hơn cho cả người bình thường vì ai há miệng lâu cũng khóhình ảnh thật của răng, vừa chính xác, an toàn mà lại nhanh chóng, dễ dàng.

Cuộc bành trướng của công nghệ số trong y/nha khoa vẫn đang ào ạt tạo ra nhiều thay đổi ngoạn mục khác.

Chủ Đề