Giấy không gói được lửa là gì

Sau mấy đêm dài suy nghĩ, tôi đã quyết định gọi điện cho Toàn, chỉ có anh mới dám nhận lời giúp tôi việc này. Tôi chắc chắn điều đó, bởi trước kia anh đã từng yêu tôi tha thiết. Tìm số của Toàn mà tay tôi run lên:



- Toàn à, hôm nay anh có phải trực đêm không?


- Không, anh trực hôm kia rồi. Có chuyện gì vậy Yến?


- Em muốn hẹn anh đi uống nước.


- Ừ, với em anh lúc nào cũng sẵn lòng.



Sắp tới giờ hẹn, tôi chọn cho mình một bộ váy sặc sỡ khác hẳn thường ngày, thỏi son đỏ cô bạn tặng từ bấy lâu nay cất trong ngăn tủ nay cũng được đem ra dùng. Váy đỏ và son đỏ, tôi ngắm mình trong gương. Hình ảnh một người phụ nữ quyến rũ đã hiện ra trước mắt tôi.



Tôi tới nơi thì Toàn đã ngồi đợi từ lúc nào. Kéo ghế cho tôi ngồi, anh hồ hởi hỏi:


- Tiểu thư, tại sao em lại muốn gặp anh vào một ngày đẹp trời như thế này.



Tôi nhìn thẳng vào mắt Toàn bằng cái nhìn cương nghị nhất:



- Anh hãy nghe kĩ những điều em sắp nói nhé! Em nói thật đó, không đùa đâu! Em muốn có con và em cần anh giúp!


Nghe tới đây Toàn đứng bật dậy, hét thẳng vào mặt tôi:



- Em điên à Yến? Em điên rồi hay sao mà nói với anh những chuyện này!


- Em biết nên từ nãy tới giờ thái độ của em rất nghiêm túc như vậy!


Toàn nói trong lúc cơn giận dữ đang bốc lên ngùn ngụt:



- Anh vẫn có gan vào khách sạn và ngoại tình với em, nhưng để giúp em chuyện con cái thì không? Như thế anh sẽ phải cả đời canh cánh về mẹ con em .



Toàn đã nói như vậy thì tôi chẳng còn có thể thuyết phục anh thêm câu nào nữa. Tôi nói trong tiếng thở dài:



- Thôi, em không ép anh nữa. Để em đi tìm người khác.


Nói xong tôi đứng dậy, bỗng nhiên Toàn kéo tay tôi lại:



- Được rồi, anh sẽ giúp em, nhưng phải làm theo cách của anh.



Tôi và Phúc lấy nhau hơn hai năm trời rồi nhưng vẫn chẳng có "tin vui" gì. Nhà chồng tôi bắt đầu nóng ruột vì Phúc là con trai độc đinh. Trước kia tôi là hoa khôi nức tiếng của trường Đại học và có khá nhiều người theo đuổi. Nay cưới lâu rồi mà không có con, nhiều người được dịp đàm tiếu rằng: hay ngày xưa tôi chơi bời nhiều quá nên giờ mới "điếc"! Cũng may khi tôi vừa đề nghị, Phúc đồng ý đi khám và làm xét nghiệm.



Cuối tuần, tôi tiện đường nên ghé qua nhà thăm bố mẹ đẻ một chút. May mắn, tôi gặp lại Toàn, học trò cũ của bố tôi. Nhiều năm không gặp, anh đã hoàn thành xong mấy khóa học ở nước ngoài và trở thành một bác sĩ Sản khoa có tiếng. Trước kia lúc ba mẹ Toàn mất trong một vụ tai nạn, chính bố tôi là người chu cấp để anh vào được trường Y.



Toàn cũng từng yêu tôi, bố tôi cũng muốn hai đứa đến với nhau nhưng khi biết tôi một lòng chỉ yêu mình Phúc, anh vẫn vui vẻ chúc phúc cho tôi.



Nghe mẹ tôi nói chuyện của tôi và Phúc, Toàn đề nghị được giúp đỡ:



- Em đừng ngại, cứ tới bệnh viện của anh đang làm mà khám. Đích thân anh sẽ khám cho chồng em. Khi nào có kết quả anh sẽ nhắn em qua lấy nhé!



Tôi đưa Phúc tới như lời Toàn nói. Ngay hôm sau, Toàn gọi điện cho tôi:



- Yến à, em đi một mình, đừng để Phúc đi cùng. Anh có chuyện muốn nói riêng với em .



Hóa ra lỗi là ở Phúc, tinh dịch của anh hoàn toàn không có tinh trùng.


Tôi băn khoăn bảo Toàn



- Anh đừng nói gì với ai nhé. Để em tính.



- Mọi chuyện sao rồi con? bà mẹ chồng vừa nhìn thấy tôi về đến cửa đã hỏi.



- Hai vợ chồng đều bình thường, bác sĩ bảo cố gắng thêm thời gian nữa mẹ ạ


- Chừng ấy thời gian còn chưa đủ hay sao? Có chuyện gì thì nói cho tôi sớm để tôi còn định liệu chứ?



Quá mệt mỏi trước áp lực từ phía ra đình chồng, tôi quyết định bí mật xin Toàn một đứa con. Sau một hồi suy nghĩ, Toàn đã tìm tôi để bàn bạc kĩ càng:



- Anh không thể cho em một đứa con, vì như vậy không khác gì em ngoại tình và anh là người phá nát hạnh phúc gia đình em. Nhưng anh có cách giúp em thụ tinh ống nghiệm mà Phúc không hề biết.



Toàn nhanh chóng tìm người hiến tinh trùng mang nhóm máu A giống như Phúc, thậm chí có cả ngoài hình hao hao chồng tôi. Vì anh sợ sau này nếu có sơ sảy gì mọi chuyện cũng khó bị lộ


.


Ngày biết tin tôi có bầu, Phúc mừng như vớ được vàng. Chỉ có tôi và Toàn là mang nặng tâm sự. Biết sự dối trá này là để giữ gìn hạnh phúc gia đình nhưng tôi vẫn canh cánh nỗi lo. Liệu giấy có gói được lửa?




Hình minh họa

Hiến pháp năm 2013 đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 tháng. Đây là bản Hiến pháp có rất nhiều quy định mới, nhiều chương, mục, điều, khoản đã có những sửa đổi, bổ sung, phát triển rất căn bản so với Hiến pháp năm 1992. Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiến pháp năm 2013 đến toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện truyền thông. Qua kênh VTV4, VOV5, báo in được đưa sang từ Việt Nam và nhất là qua internet, bản thân tôi cũng như nhiều người Việt Nam đang định cư tại Hoa Kỳ ngày càng vỡ ra nhiều điều, càng tâm đắc với những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. trên thế giới đánh giá rất cao văn kiện quan trọng này của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam một cách khách quan thì một số tờ báo thiếu thiện chí ở nước ngoài chuyên nghề chọc gậy bánh xe lại đi làm cái việc rất thiếu đạo đức là xuyên tạc Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam theo chiều hướng không tích cực, không đúng. Trước đó, khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đưa Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ra xin ý kiến toàn dân thì họ tiếm danh nhân dân, tiếm danh chuyên gia, tiếm danh lòng yêu nước, lợi dụng diễn đàn tập trung mũi nhọn vào đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Sau khi Hiến pháp được thông qua, vẫn lại chiêu bài, thủ đoạn cũ rích, họ “xoáy” vào nội dung “quyền con người”. Một số cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại mà truyền thống là cóp nhặt thông tin kiểu “thầy bói xem voi”, vu vạ người khác tung ra những bài viết, bài phỏng vấn bóp méo, xuyên tạc nội dung Hiến pháp năm 2013. Một số kẻ trong nước được các tổ chức thù địch với Việt Nam hà hơi tiếp sức cả về tinh thần lẫn tiền bạc đã không ngần ngại từ bỏ lương tri cam tâm làm tiền đồn chống phá đất nước, lợi dụng quyền tự do ngôn luận nói năng văng mạng rằng, Hiến pháp chỉ “bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, không bảo vệ quyền công dân, quyền con người”!? Có người nói rằng, họ rất thất vọng về nội dung của Hiến pháp rồi trích dẫn kiểu rất thiếu căn cứ khoa học như thế này: “Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với Hiến pháp năm 1946 cách đây đã gần một thế kỷ. Chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam ghi trong Hiến pháp và các bộ luật khác trở thành giả hiệu…” rồi “cũng vì trao cho Đảng Cộng sản quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lại chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải chăng bản Hiến pháp lần này vẫn là một văn bản hiến pháp “của”, “do” và “vì” Đảng Cộng sản Việt Nam hơn là “của”, “do” và “vì” nhân dân Việt Nam”… Các “nhà dân chủ” này còn nói rằng: “Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một 1. Trong khi hầu hết dư luận trong nước cũng như dư luận tiến bộ “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó.

Chúng ta phải khẳng định rằng, đây chỉ là kiểu “lấy giấy gói lửa”, “lấy thúng úp voi” của các “nhà dân chủ” và quan thầy của họ. Ngày nay, thông tin đa chiều, có người nói xuôi, có người nói ngược cũng là bình thường, các ý kiến này, kia ở mọi đất nước không có gì lạ. Sau khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua đã minh chứng mọi góp ý trên tinh thần xây dựng, có căn cứ khoa học, có cơ sở thực tiễn và pháp lý đều đã được Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu. Vì vậy tôi khuyên các “nhà dân chủ”, nói phải có sách, mách phải có chứng, nói có lý, có tình, nói ai cũng phải tâm phục, khẩu phục chứ đừng “chém gió” ào ào trên mạng một cách vô tội vạ. Chỉ cần có cái tâm trong sáng thì các “nhà dân chủ” cũng như quan thầy của họ đã có thể thấy được rằng, ngay từ Lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam suốt hơn 80 năm lãnh đạo xây dựng đất nước, luôn thống nhất một quan điểm: Hiến pháp đồng thời vừa bảo vệ nhân dân Việt Nam vừa bảo vệ Nhà nước CHXHCN Việt Nam – một Nhà nước luôn phấn đấu vì nhân dân, vì dân tộc. Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Vì thế, chỉ cần sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ một quy định, thậm chí chỉnh sửa một từ, cụm từ trong Hiến pháp cũng đã tác động mạnh mẽ đến các quy định của hệ thống pháp luật, chi phối hàng loạt vấn đề trọng đại của quốc gia. Một người bình thường không tiểu nhân kiểu thừa đục nước thả câu, nếu làm phép so sánh đều có thể thấy sự thay đổi rất lớn, có sự phát triển vượt bậc của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định mạnh mẽ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Hiến pháp mới đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Đặc biệt, việc hiến định quyền con người trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối logich và tạo nền tảng pháp lý cao nhất để bảo đảm quyền con người được hiện thực hóa đầy đủ trong thực tiễn như là nội dung, mục tiêu và động lực mới cho sự phát triển.

Chủ Đề