Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh để tìm điểm cân bằng mới, chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo

Đây là khẳng định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khi trao đổi với báo chí liên quan đến những diễn biến của thị trường chứng khoán (TTCK)  thời gian qua.

Theo UBCKNN, dù nhiều biến động, nhưng cũng như nhiều TTCK trên thế giới, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm COVID-19. Chỉ số VN-Index đã nhiều lần lập đỉnh mới và đạt mức cao nhất vào ngày 6/1/2022 tại 1.528,57 điểm. Sau khi đạt mức đỉnh lịch sử, thị trường bước vào giai đoạn diễn biến giằng co và có sự bứt phá mạnh trở lại vào đầu tháng 4 lên mức tiệm cận đỉnh lịch sử 1.524,7 điểm vào ngày 4/4/2022. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường đã trải qua nhịp điều chỉnh giảm rất mạnh kể từ đầu tháng 4 đến nay. Tính đến ngày 13/5, mất mốc 1200 điểm, giảm xuống còn 1.182,77 điểm

Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1.950 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng mua ròng trở lại trong 7 tuần gần đây với giá trị khoảng 7.600 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…

Trên thực tế, diễn biến của TTCK Việt Nam trong thời gian qua cũng đồng pha với diễn biến trên TTCK thế giới. Thống kê cho thấy, TTCK trên thế giới cũng trải qua những nhịp điều chỉnh giảm trong thời gian qua: TTCK Mỹ giảm 10,04%, TTCK Đức giảm 11,25%, TTCK Pháp giảm 8,66%, TTCK Trung Quốc giảm 16,28%, TTCK Hong Kong (Trung Quốc) giảm 9,87%, TTCK Hàn Quốc giảm 9,49%, TTCK Nhật giảm 6,75% so với cuối năm 2021.

Các chuyên gia đánh giá, TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, các yếu tố nền tảng vĩ mô vẫn vững, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 6,5–7% - đây là con số khá ấn tượng trong mặt bằng chung toàn cầu nếu Việt Nam đạt được.

Đại diện UBCKNN cho biết, TTCK trong nước đang trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh, trước tác động tổng hòa từ yếu tố tâm lý trong nước và đặc biệt là các rủi ro từ thị trường quốc tế như: Fed tăng lãi suất mạnh, căng thẳng địa chính trị chưa được giải quyết, áp lực lạm phát, giá cả đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá năng lượng,...

Cơ quan này nhận định, mặc dù TTCK Việt Nam vẫn được kỳ vọng rất lớn sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại trong năm 2022 và các năm tiếp theo, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có thể còn có sự biến động mạnh, cơ quan quản lý đang đặc biệt ưu tiên các giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ thị trường ổn định trở lại, trấn an tâm lý nhà đầu tư.

Đối với các giải pháp trung và dài hạn, lãnh đạo UBCKNN cho biết, cơ quan quản lý đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 để định hình rõ mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển TTCK về dài hạn. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ rà soát, đánh giá tổng kết để kiến nghị những nội dung còn bất cập trong khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK (kể cả Luật Chứng khoán và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành), nhất là các quy định về minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của bên tham gia, các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật trên TTCK để bảo vệ nhà đầu tư, từ đó khôi phục niềm tin và bảo đảm sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK.

"UBCKNN sẽ có thêm những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, đặc biệt là các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty quản lý quỹ, hoạt động của hệ thống công ty định giá tài sản, định mức tín nhiệm, kế toán, kiểm toán. Quản lý, giám sát chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện, phát huy vai trò của các tổ chức này để cung cấp dịch vụ minh bạch, an toàn, hiệu quả cho cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư", lãnh đạo UBCKNN khẳng định.

Đối với dòng vốn ngoại, bên cạnh các giải pháp để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, UBCKNN cũng đang đẩy nhanh các giải pháp để rút ngắn tiến trình nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

"Dù việc nâng hạng sẽ phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức xếp hạng thị trường, tuy nhiên, UBCKNN đang phối hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất giải pháp, vạch lộ trình rõ ràng hơn, phấn đấu cao nhất để kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng sớm nhất, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra", lãnh đạo UBCKNN nói.

Trong nhiều phát biểu gần đây, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã khẳng định rằng, việc điều chỉnh chỉ mang tính ngắn hạn, TTCK Việt Nam vẫn còn nguyên các yếu tố hỗ trợ tích cực mang tính nền tảng từ kinh tế vĩ mô và nội tại thị trường. Vì vậy, trong tương lai, TTCK Việt Nam sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu, quan trọng của nền kinh tế, doanh nghiệp; đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn, hiệu quả.

Trước đó, trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã khẳng định: Sự phát triển nhanh của thị trường cũng đã phát sinh một số vấn đề cần phải giải quyết như hiện tượng làm giá, thao túng giá cổ phiếu, hiện tượng doanh nghiệp cố tình lách các quy định của pháp luật để phát hành và giao dịch chứng khoán. 

Để phát triển TTCK ngày càng minh bạch, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã nêu một loạt giải pháp mà cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung thực hiện để quản lý, phát  triển thị trường. 

Còn tại Hội nghị "Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế", Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện ngay các biện pháp như bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ, không để một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, đến việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu, cổ phiếu để phát triển kinh tế đất nước.

Chốt phiên ngày 13/5, VN-Index giảm 56,07 điểm xuống 1.182,77 điểm. Toàn sàn có 37 mã tăng, 436 mã giảm; trong đó, có 197 mã sàn và 20 mã đứng giá. HNX-Index giảm 13,13 điểm xuống 302,39 điểm. Toàn sàn có 45 mã tăng, 201 mã giảm và 22 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,83 điểm xuống 93,61 điểm.

Anh Minh


Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán năm 2022

Định giá không còn rẻ, lọc cổ phiếu theo tiêu chí nào để "xuống tiền"?

Chuyên gia khuyên gì về nhóm cổ phiếu và chiến lược đầu tư năm 2022?

Các quỹ ETF thay đổi danh mục ra sao trong kỳ quý I/2022?

Cuối năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt gần 1.900 điểm?

Trong năm 2021, mặc dù kinh tế Việt Nam tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ổn định, tạo ấn tượng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp.

Năm 2022 làmột năm vô cùng khó khăn, phức tạp cho thế giới và cả Việt Nam. Thị trường chứng khoán bởi vậy cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn năm ngoái, đặc biệt những biến động địa chính trị khó lường trên thế giới.

Ở trong nước, dịch bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới quá trình hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế, giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng mạnh sẽ tác động trực tiếp tới chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, dòng tiền dần dịch chuyển trở lại khu vực sản xuất kinh doanh, có thể thị trướng chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng, khó đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như năm 2021.

Vấn đề địa chính trị, kinh tế thế giới dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các biến động thị trường thế giới. Trước khả năng diễn biến phức tạp của thị trường, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới cơ bản sẽ chậm lại.

Theo nhận định IMF, nền kinh tế thế giới sẽ chậm lại ở mức 4,4% so với 5,9% năm 2021. Dự báo thị trường chứng khoán cũng giảm so với năm 2021, đặc biệt khi các nước cắt giảm các hỗ trợ kinh tế. FED, Ngân hàng Trung ương Anh thắt chặt qua cắt giảm các gói định lượng, tăng lãi suất.

Mặt bằng lãi suất tăng sẽ là lực cản với thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, viễn cảnh tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn dịch chuyển từ thị trường mới nổi sang thị trường phát triển.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy dư địa tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022. Khi Chính phủ mở cửa thì sẽ có tác động tốt lên những nhóm ngành ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh. Mặt bằng lãi suất chưa có những thay đổi mạnh trong ngắn hạn, dòng tiền vẫn được giữ lại trên thị trường. Đặc biệt sự quan tâm của nhà đầu tư tiếp tục duy trì.

Trong năm 2022, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường:

Thứ nhất, tích cực hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán về dài hạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường cung cấp thông tin chính thống giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, qua đó góp phần giúp các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán an toàn và hiệu quả.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tăng cường công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, các trường hợp cố tình, tái phạm hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển theo hướng minh bạch và bền vững; tăng cường vai trò giám sát tuyến 1 của Sở Giao dịch chứng khoán trong việc phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán; yêu cầu Công ty chứng khoán tăng cường quản lý các hội nhóm do môi giới lập; xử lý nghiêm công ty chứng khoán hỗ trợ các hoạt động thao túng chứng khoán;

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường; Thứ tư, triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch; hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin; nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

In bài viết

bộ tài chính phát triển bền vững thị trường chứng khoán

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

    Bị phạt 85 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với cổ đông

  • Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

    Quy định mới về rút tài sản ký quỹ

  • Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

    Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề diện rộng và chuyên sâu trên thị trường chứng khoán

Tin nổi bật

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy tăng trưởng xanh

Giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Tăng hiệu quả mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung