Giải bài tập trang 130 sgk toán 8 tập 2 năm 2024

Ghi chú: Chúng tôi đang cập nhật bài giải mới nhất. Thầy cô và các bạn học sinh cần bài giải toán lớp 8 nào, vui lòng comment ở cuối bài. Chúng tôi sẽ ưu tiên cập nhật đúng bài theo yêu cầu.

Tài liệu giải toán 8 với đầy đủ dạng bài tập theo sách giáo khoa toán 8 tập 1 và tập 2. Bài giải được trình bày một cách dễ hiểu, giúp học sinh ôn tập và làm bài tập ở nhà một cách hiệu quả. Hãy cùng Mytour tìm hiểu và giải toán lớp 8 một cách thành công!

Tài liệu giải toán 8, học tốt môn toán

Qua tài liệu giải toán 8, giải bài tập trở nên dễ dàng với đầy đủ kiến thức từ phép nhân, phép chia đa thức, tứ giác, diện tích tam giác, phương trình bậc nhất, tam giác đồng dạng, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. Nội dung sách giải bài tập toán 8 được cập nhật đầy đủ và hướng dẫn chi tiết.

Tài liệu giải toán 8 là nguồn tài nguyên quý giá cho học sinh lớp 8. Cung cấp lời giải chi tiết và hữu ích cho việc ôn luyện và củng cố kiến thức. Tham khảo chi tiết sách giải bài tập môn toán lớp 8 ngay.

Giải toán 8 giúp học sinh làm bài tập ở nhà một cách dễ dàng, hỗ trợ ôn luyện kiến thức hiệu quả. Học sinh không chỉ làm bài, mà còn nắm bắt phương pháp giải toán lớp 8 tốt nhất. Giải bài tập toán 8 chi tiết, dễ hiểu giúp tự đánh giá kiến thức và xây dựng phương pháp học tập tốt nhất.

Ngoài việc hỗ trợ giảng dạy một cách hiệu quả, tài liệu giải toán 8 còn giúp các bạn học sinh ứng dụng lý thuyết vào thực tế một cách dễ dàng. Hãy tham khảo sách giải bài tập toán 8 để nâng cao kiến thức và làm bài tập toán một cách hiệu quả. Bên cạnh giải toán lớp 8, bạn cũng có thể tham khảo giải bài tập toán 5, 6, 9, 10 để đáp ứng nhu cầu học tập của mình. Tài liệu giải toán 9, 7, 10 có sẵn trực tuyến hoặc có thể tải về ngay để sử dụng. Để học tốt toán 8 và các khối lớp khác, hãy rèn luyện làm nhiều bài tập và lắng nghe giảng dạy của thầy cô để nắm vững những cách làm toán tốt nhất.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: hotro@mytour.vn

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

[+84] 096.960.2660

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Follow us

Hướng dẫn giải Bài tập ôn cuối năm phần đại số, sách giáo khoa toán 8 tập hai. Nội dung giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 130 131 sgk toán 8 tập 2 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần đại số có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 8.

Lý thuyết

1. Chương I – Phép nhân và phép chia các đa thức

2. Chương II – Phân thức đại số

3. Chương III – Phương trình bậc nhất một ẩn

4. Chương IV – Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 130 131 sgk toán 8 tập 2. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Bài tập Ôn cuối năm phần Đại số

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần đại số 8 kèm bài giải chi tiết bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 130 131 sgk toán 8 tập 2 của Bài tập ôn cuối năm phần đại số cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 130 131 sgk toán 8 tập 2

1. Giải bài 1 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

  1. \[{a^2} – {b^2} – 4a + 4\]
  1. \[{x^2} + 2x – 3\]
  1. \[4{x^2}{y^2} – {\left[ {{x^2}+{y^2}} \right]^2}\]
  1. \[2{a^3} – 54{b^3}\]

Bài giải:

  1. \[{a^2} – {b^2} – 4a + 4 \] \[={a^2} – 4a + 4 – {b^2}\]

\[= {\left[ {a – 2} \right]^2} – {b^2} \]

\[= \left[ {a – 2 + b} \right]\left[ {a – 2 – b} \right]\]

\[=\left[ {a + b – 2} \right]\left[ {a – b – 2} \right]\]

  1. \[{x^2} + 2x – 3 \] \[= {x^2} + 2x + 1 – 4\]

\[={\left[ {x + 1} \right]^2} – {2^2} = \left[ {x + 1 + 2} \right]\left[ {x + 1 – 2} \right]\]

\[=\left[ {x + 3} \right]\left[ {x – 1} \right]\]

  1. \[4{x^2}{y^2} – {\left[ {{x^2}+{y^2}} \right]^2} \] \[= [2xy]^2 – [x^2+y^2]^2\]

\[=\left[ {2xy – {x^2} – {y^2}} \right]\left[ {2xy + {x^2} + {y^2}} \right]\]

\[= – \left[ {{x^2} – 2xy + {y^2}} \right]\left[ {{x^2} + 2xy + {y^2}} \right]\]

\[= – {\left[ {x – y} \right]^2}{\left[ {x + y} \right]^2}\]

  1. \[2{a^3} – 54{b^3} \] \[= 2\left[ {{a^3} – 27{b^3}} \right]\]

\[= 2[a^3-[3b]^3]\]\[= 2\left[ {a – 3b} \right]\left[ {{a^2} + 3ab + 9{b^2}} \right]\]

2. Giải bài 2 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

  1. Thực hiện phép chia:

\[[2x^4 – 4x^3 + 5x^2 + 2x – 3] \div [2x^2– 1]\]

  1. Chứng tỏ rằng thương tìm được trong phép chia trên luôn luôn dương với mọi giá trị của x.

Bài giải:

  1. Ta thực hiện phép chia như sau:

Vậy \[[2x^4 – 4x^3 + 5x^2 + 2x – 3] \div [2x^2– 1]=x^2-2x+3\]

  1. Thương tìm được có thể viết:

\[{x^2} – 2x + 3 = \left[ {{x^2} – 2x + 1} \right] + 2\]

\[= {\left[ {x – 1} \right]^2} + 2 > 0\] với mọi \[x\] do \[{\left[ {x – 1} \right]^2} \geqslant 0\] với mọi \[x\]

Vậy thương tìm được luôn luôn dương với mọi giá trị của \[x\].

3. Giải bài 3 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

Chứng minh rằng hiệu các bình phương của hai số lẻ bất kì thì chia hết cho 8.

Bài giải:

Gọi hai số lẻ bất kì là \[2a + 1 \]và \[2b + 1 [a, b ∈ Z]\]

Hiệu bình phương của hai số lẻ đó bằng :

\[{\left[ {2a + 1} \right]^2}-{\left[ {2b + 1} \right]^2} \]

\[= \left[ {4{a^2} + 4a + 1} \right]-\left[ {4{b^2} + 4b + 1} \right]\]

\[ = \left[ {4{a^2} + 4a} \right]-\left[ {4{b^2} + 4b} \right] \]

\[= 4a\left[ {a + 1} \right]-4b\left[ {b + 1} \right]\]

Vì tích của hai số nguyên liên tiếp luôn chia hết cho 2 nên \[a[a+1] \]và \[b[b+1] \]chia hết cho 2.

Do đó \[4a[a + 1] \]và \[4b[b + 1] \] chia hết cho 8

\[4a[a + 1] – 4b[b + 1] \] chia hết cho 8.

Vậy \[{\left[ {2a + 1} \right]^2}-{\left[ {2b + 1} \right]^2}\] chia hết cho 8 [đpcm]

4. Giải bài 4 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức sau tại \[x = – {1 \over 3}\]

\[\left[ {{{x + 3} \over {{{\left[ {x – 3} \right]}^2}}} + {6 \over {{x^2} – 9}} – {{x – 3} \over {{{\left[ {x + 3} \right]}^2}}}} \right]\left[ {1 \div \left[ {{{24{x^2}} \over {{x^4} – 81}} – {{12} \over {{x^2} + 9}}} \right]} \right]\]

Bài giải:

♦ Ngoặc vuông thứ nhất:

\[{{{x + 3} \over {{{\left[ {x – 3} \right]}^2}}} + {6 \over {{x^2} – 9}} – {{x – 3} \over {{{\left[ {x + 3} \right]}^2}}}}\]

\[=\frac{[x+3]^3}{[x+3]^2[x-3]^2}+\frac{6[x+3][x-3]}{[x+3]^2[x-3]^2}-\frac{[x-3]^3}{[x+3]^2[x-3]^2}\]

\[=\frac{[x+3]^3+6[x+3][x-3]-[x-3]^3}{[x+3]^2[x-3]^2}\]

\[=\frac{x^3+9x^2+27x+27+6x^2-54-x^3+9x^2-27x+27}{[x+3]^2[x-3]^2}\]

\[=\frac{24x^2}{[x^2-9]^2}\]

♦ Ngoặc vuông thứ hai:

\[1 \div \left[ {{{24{x^2}} \over {{x^4} – 81}} – {{12} \over {{x^2} + 9}}} \right] \]

\[= 1\div \left[ {{{24{x^2}} \over {\left[ {{x^2} – 9} \right]\left[ {{x^2} + 9} \right]}} – {{12} \over {{x^2} + 9}}} \right]\]

\[=1 \div \frac{24x^2-12[x^2-9]}{[x^2-9][x^2+9]}\]

\[=1 \div \frac{24x^2-12x^2+108}{[x^2-9][x^2+9]}\]

\[=1\div {{12{x^2} + 108} \over {\left[ {{x^2} – 9} \right]\left[ {{x^2} + 9} \right]}}\]

\[=1. {{\left[ {{x^2} – 9} \right]\left[ {{x^2} + 9} \right]} \over {12{x^2} + 108}}\]

\[={{\left[ {{x^2} – 9} \right]\left[ {{x^2} + 9} \right]} \over {12{x^2} + 108}}\]

\[={{\left[ {{x^2} – 9} \right]\left[ {{x^2} + 9} \right]} \over {12\left[ {{x^2} + 9} \right]}}\]

\[={{{x^2} – 9} \over {12}}\]

Do đó ⇒:

\[\left[ {{{x + 3} \over {{{\left[ {x – 3} \right]}^2}}} + {6 \over {{x^2} – 9}} – {{x – 3} \over {{{\left[ {x + 3} \right]}^2}}}} \right]\left[ {1 \div \left[ {{{24{x^2}} \over {{x^4} – 81}} – {{12} \over {{x^2} + 9}}} \right]} \right]\]

\[=\frac{24x^2}{[x+3]^2[x-3]^2}.{{{x^2} – 9} \over {12}}\]

\[=\frac{2x^2}{x^2-9}\]

Tại \[x = – {1 \over 3}\]giá trị của biểu thức là:

\[{{2{{\left[ { – {1 \over 3}} \right]}^2}} \over {{{\left[ { – {1 \over 3}} \right]}^2} – 9}} = {{2.{1 \over 9}} \over {{1 \over 9} – 9}} = {{{2 \over 9}} \over { – {{80} \over 9}}} = – {1 \over {40}}\]

5. Giải bài 5 trang 130 sgk toán 8 tập 2

Chứng minh rằng:

\[{{{a^2}} \over {a + b}} + {{{b^2}} \over {b + c}} + {{{c^2}} \over {c + a}} = {{{b^2}} \over {a + b}} + {{{c^2}} \over {b + c}} + {{{a^2}} \over {c + a}}\]

Bài giải:

Xét hiệu hai vế:

\[\frac{a^2}{a+b}-\frac{b^2}{a+b}+\frac{b^2}{b+c}-\frac{c^2}{b+c}+\frac{c^2}{c+a}-\frac{a^2}{c+a}\]

\[=\frac{a^2-b^2}{a+b}+\frac{b^2-c^2}{b+c}+\frac{c^2-a^2}{c+a}\]

\[=\frac{[a-b][a+b]}{a+b}+\frac{[b-c][b+c]}{b+c}+\frac{[c-a][c+a]}{c+a}\]

\[=a-b+b-c+c-a=0\]

Vậy \[{{{a^2}} \over {a + b}} + {{{b^2}} \over {b + c}} + {{{c^2}} \over {c + a}} = {{{b^2}} \over {a + b}} + {{{c^2}} \over {b + c}} + {{{a^2}} \over {c + a}}\]

6. Giải bài 6 trang 130 sgk toán 8 tập 2

Tìm các giá trị nguyên của x để phân thức M có giá trị là một số nguyên:

\[M = {{10{x^2} – 7x – 5} \over {2x – 3}}\]

Bài giải:

M có giá trị nguyên với giá trị nguyên của x thì phải có điều kiện \[{7 \over {2x – 3}}\] là nguyên.

Tức \[2x – 3 \] là ước của 7.

Hay \[2x – 3 \] bằng \[ \pm 1; \pm 7\]

– Với \[2x – 3 = 1 \Rightarrow 2x = 4 \Rightarrow x = 2\]

– Với \[2x – 3 = -1 \Rightarrow 2x = 2 \Rightarrow x =1\]

– Với \[2x – 3 = 7 \Rightarrow 2x = 10 \Rightarrow x = 5\]

– Với \[2x – 3 = -7 \Rightarrow 2x = -4 \Rightarrow x = -2\]

Vậy \[x ∈ \left \{ -2;1;2;5 \right \}\]

7. Giải bài 7 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

  1. \[{{4x + 3} \over 5} – {{6x – 2} \over 7} = {{5x + 4} \over 3} + 3\]
  1. \[{{3\left[ {2x – 1} \right]} \over 4} – {{3x + 1} \over {10}} + 1 = {{2\left[ {3x + 2} \right]} \over 5}\]
  1. \[{{x + 2} \over 3} + {{3\left[ {2x – 1} \right]} \over 4} – {{5x – 3} \over 6} = x + {5 \over {12}}\]

Bài giải:

  1. \[{{4x + 3} \over 5} – {{6x – 2} \over 7} = {{5x + 4} \over 3} + 3\]

\[\Rightarrow 21[4x +3] – 15[6x – 2] = 35[5x + 4] + 105.3\]

\[⇔ 84x + 63 – 90 + 30 = 175x + 140 + 315\]

\[⇔ 84x – 90 – 175x = 140 + 315 – 63 – 30\]

\[⇔ -181x = 362\] \[⇔ x =-2\]

Vậy phương trình có nghiệm là \[x=-2\]

  1. \[{{3\left[ {2x – 1} \right]} \over 4} – {{3x + 1} \over {10}} + 1 = {{2\left[ {3x + 2} \right]} \over 5}\]

\[\Rightarrow 15[2x – 1] – 2[3x + 1] + 20 = 8[3x + 2]\]

\[⇔ 30x – 15 – 6x – 2 + 20 = 24x + 16\]

\[⇔ 30x – 6x – 24x = 16 – 20 + 15 +2\]

\[⇔ 0x= 13\] [vô lý].

Vậy phương trình vô nghiệm

  1. \[{{x + 2} \over 3} + {{3\left[ {2x – 1} \right]} \over 4} – {{5x – 3} \over 6} = x + {5 \over {12}}\]

\[⇔ 4[x + 2] + 9[2x – 1] – 2[5x – 3] = 12x + 5\]

\[⇔ 4x + 8 + 18x – 9 – 10x + 6 = 12x + 5\]

\[⇔ 4x +18x – 10x – 12x = 5 – 8 + 9 – 6\]

\[⇔ 0x = 0\]

Vậy phương trình nghiệm đúng với mọi x.

8. Giải bài 8 trang 130 sgk Toán 8 tập 2

Giải các phương trình

  1. \[|2x – 3| = 4\]
  1. \[|3x – 1| – x = 2\]

Bài giải:

Các em có thể trình bày 1 trong 2 cách dưới dây:

♦ Cách 1:

  1. \[|2x – 3| = 4\]

– Trường hợp 1: \[|2x-3|=2x-3\] khi \[2x – 3 \geqslant 0 \Leftrightarrow x \geqslant \dfrac{3}{2}\]

Ta có:

\[\eqalign{ & 2x – 3 = 4 \Leftrightarrow 2x = 4 + 3 \Leftrightarrow 2x = 7 \cr & \Leftrightarrow x = {7 \over 2} \text{[ Thỏa mãn]}\cr} \]

– Trường hợp 2: \[|2x-3|=-2x+3\] khi \[2x – 3 < 0 \Leftrightarrow x < \dfrac{3}{2}\]

Ta có:

\[\eqalign{ & – 2x + 3 = 4 \Leftrightarrow – 2x = 4 – 3 \Leftrightarrow – 2x = 1 \cr & \Leftrightarrow x = – {1 \over 2} \text{ [Thỏa mãn]}\cr} \]

Vậy phương trình có hai nghiệm \[x = \dfrac{7}{2};x = \dfrac{{ – 1}}{2}\].

  1. Ta có:

\[|3{\rm{x}} – 1|\, = \left[ \begin{array}{l} 3{\rm{x}} – 1\,khi\,x \ge \frac{1}{3}\\ – \left[ {3{\rm{x}} – 1} \right]\,khi\,x < \frac{1}{3}\, \end{array} \right.\]

– Trường hợp 1: Khi \[x \ge \frac{1}{3}\] ta có:

\[\begin{array}{l} |3{\rm{x}} – 1| – x = 2 \Leftrightarrow 3{\rm{x}} – 1 = 2 + x\\ \Leftrightarrow 3{\rm{x}} – x = 2 + 1 \Leftrightarrow 2{\rm{x}} = 3\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{3}{2}\left[ \text{Thỏa mãn} \right] \end{array}\]

– Trường hợp 2: Khi \[x < \dfrac{1}{3}\] ta có:

\[\begin{array}{l} |3{\rm{x}} – 1| – x = 2 \Leftrightarrow – 3{\rm{x}}\,{\rm{ + }}\,1 = 2 + x\\ \Leftrightarrow – 3{\rm{x}} – x = 2 – 1 \Leftrightarrow – 4{\rm{x}} = 1\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{{ – 1}}{4}\left[ \text{Thỏa mãn} \right] \end{array}\]

Vậy phương trình có hai nghiệm \[x = \dfrac{3}{2};x = \dfrac{{ – 1}}{4}\].

♦ Cách 2:

  1. \[|2x – 3| = 4 \]

Ta có \[ \left[ \matrix{|2x-3|=2x-3, x \geq \frac{3}{2} \hfill \cr |2x-3|=3-2x, x 0\]].

Vậy quãng đường \[AB\] dài \[50\, km.\]

13. Giải bài 13 trang 131 sgk Toán 8 tập 2

Một xí nghiệp dự định sản xuất 1500 sản phẩm trong 30 ngày. Nhưng nhờ tổ chức lao động hợp lí nên thực tế đã sản xuất mỗi ngày vượt 15 sản phẩm.

Do đó xí nghiệp đã sản xuất không những vượt mức dự định 225 sản phẩm mà còn hoàn thành trước thời hạn. Hỏi thực tế xí nghiệp đã rút ngắn được bao nhiêu ngày?

Bài giải:

Gọi số ngày rút bớt là x \[[0 \le x < 30]\]

Số sản phẩm trong một ngày theo dự định ban đầu là \[{{1500} \over {30}}=50\][sản phẩm].

Tổng số sản phẩm sản xuất được sau khi đã tăng năng suất :

\[1500 + 255 = 1755 \] [sản phẩm]

Số sản phẩm sản xuất trong một ngày sau khi đã tăng năng suất

\[{{1755} \over {30 – x}}\] [sản phẩm]

Theo đề bài ta có phương trình :

\[{{1755} \over {30 – x}} – 50 = 15 \]

\[\Leftrightarrow {{1755} \over {30 – x}} = 65\]

\[⇔1755 = 65[ 30 – x ]\]

\[⇔1755 = 1950 – 65 x\]

\[⇔65x = 1950 – 1755\]

\[⇔65 x = 195\]

\[⇔x = 3 \][thỏa mãn]

Vậy xí nghiệp đã rút ngắn được 3 ngày.

14. Giải bài 14 trang 131 sgk Toán 8 tập 2

Cho biểu thức:

\[A = \left[ {{x \over {{x^2} – 4}} + {2 \over {2 – x}} + {1 \over {x + 2}}} \right]:\left[ {\left[ {x – 2} \right] + {{10 – {x^2}} \over {x + 2}}} \right]\]

  1. Rút gọn biểu thức A.
  1. Tính giá trị của A tại x, biết \[\left| x \right| = {1 \over 2}\] .
  1. Tìm giá trị của x để A < 0.

Bài giải:

  1. Rút gọn A:

\[A = \left[ {{x \over {{x^2} – 4}} + {2 \over {2 – x}} + {1 \over {x + 2}}} \right]:\left[ {\left[ {x – 2} \right] + {{10 – {x^2}} \over {x + 2}}} \right]\]

\[=\left[ {{x \over {\left[ {x – 2} \right]\left[ {x + 2} \right]}} – {2 \over {x – 2}} + {1 \over {x + 2}}} \right]:{{\left[ {x – 2} \right]\left[ {x + 2} \right] + 10 – {x^2}} \over {x + 2}}\]

\[={{x – 2\left[ {x + 2} \right] + x – 2} \over {\left[ {x – 2} \right]\left[ {x + 2} \right]}}:{{{x^2} – 4 + 10 – {x^2}} \over {x + 2}}\]

\[=\frac{x-2x-4+x-2}{[x+2][x-2]} : \frac{6}{x+2}\]

\[={{ – 6} \over {\left[ {x – 2} \right]\left[ {x + 2} \right]}}.{{x + 2} \over 6}\]

\[={{ – 1} \over {x – 2}} = {1 \over {2 – x}}\]

  1. Giá trị của \[A\] tại \[\left| x \right| =\dfrac{1}{2}\]

\[|x| = \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = \frac{1}{2} \hfill \\ x = – \frac{1}{2} \hfill \\ \end{gathered} \right.\]

Nếu \[x = \dfrac{1}{2}\] thì \[ A = \dfrac{1}{{2 – \dfrac{1}{2}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{4}{2} – \dfrac{1}{2}}} = \dfrac{1}{{\dfrac{3}{2}}} = \dfrac{2}{3}\]

Nếu \[x = { – \dfrac{1}{2}}\] thì \[ A = \dfrac{1}{{2 – \left[ { – \dfrac{1}{2}} \right]}} = \dfrac{1}{{2 + \dfrac{1}{2}}} \]\[\,= \dfrac{1}{{\dfrac{4}{2} + \dfrac{1}{2}}} \]\[\,= \dfrac{1}{{\dfrac{5}{2}}} = \dfrac{2}{5}\]

  1. \[A < 0\] khi \[\dfrac{1}{{2 – x}} < 0 \Leftrightarrow 2 – x < 0\] hay \[x > 2\]

Vậy \[x>2\] thì \[A 1\]

Bài giải:

Ta có:

\[{{x – 1} \over {x – 3}} > 1\] ĐKXĐ \[x \neq 3\]

\[⇔{{x – 1} \over {x – 3}} – 1 > 0\]

\[⇔{{x – 1 – \left[ {x – 3} \right]} \over {x – 3}} > 0\]

\[⇔{{x – 1 – x + 3} \over {x – 3}} > 0\]

\[⇔{2 \over {x – 3}} > 0\]

\[⇔x – 3 > 0 \Leftrightarrow x > 3\]

Vậy nghiệm của bất phương trình là: \[x>3\]

Bài trước:

  • Giải bài 38 39 40 41 42 43 44 45 trang 53 54 sgk Toán 8 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 trang 131 132 sgk Toán 8 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài toán 8 khác
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 8
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 8
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 8
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 8
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 8
  • Để học tốt môn GDCD lớp 8

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 8 với giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 trang 130 131 sgk toán 8 tập 2!

Chủ Đề