Giải bài tập tài chính công chương 2 năm 2024

Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Ngân sách nhà nước [Tài chính công]

  1. Nội dung I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NSNN. II. Nội dung của ngân sách nhà nước. III. Tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp NSNN ở VN. IV. Chu trình quản lý NSNN.
  2. I. Khái niệm, đặc điểm và vai trò NSNN • Khái niệm: ­ NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định [quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp]. ­ NSNN là tổng thể các mối quan hệ về kinh tế tài chính giữa nhà nước với nền kinh tế xã hội và phát sinh trong quá trình phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
  3. • Đặc điểm của NSNN: - Có tính pháp lý cao: Các khoản thu chi của NSNN luôn gắn liền với địa vị pháp lý và quyền lực của nhà nước -> luôn được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt. - Hoạt động 2 mặt: hoạt động NSNN có 2 mặt thu và chi. Thu có vai trò quyết định, chi ngân sách góp phần thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.
  4. - Phục vụ lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. - NSNN bao gồm nhiều quỹ tiền tệ khác nhau được phân chia cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp quản lý nhà nước ->Hiệu quả hơn.
  5. • Vai trò của NSNN: - NSNN là công cụ quan trọng nhất để tiến hành tập trung các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo các khoản chi theo nguyên tắc cân đối tài chính tích cực. - NSNN là công cụ dùng để điều chỉnh về mặt vĩ mô các hoạt động kinh tế xã hội;
  6. II. Nội dung của NSNN • Thu NSNN: - Thu NSNN là tất cả những khoản tiền tài vật chất mà nhà nước huy động và tập trung vào quỹ NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. - Đó là mức động viên các nguồn tài chính từ nền kinh tế xã hội vào trong tay nhà nước để sử dụng chung cho tàn bộ nhu cầu nền kinh tế - xã hội.
  7. • Các nguồn thu của NSNN: 1. Thuế: Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc mà các đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu NSNN
  8. • Theo quy định của pháp luật để đảm bảo các nguồn thu thuế của nhà nước được thực hiện đầy đủ, công bằng và hợp lý. • Hệ thống thuế phải tuân thủ các nguyên tắc: + Ổn định + Công bằng + Rõ ràng, chắc chắn + Phù hợp với pháp luật quốc tế
  9. • Phân loại thuế: - Theo tính chất kinh tế: + Thuế trực thu: là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng chịu thuế [thuế trước bạ, thuế TNCN, thuế TNDN] + Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế [thuế GTGT, thuế doanh thu, thuế xuất – nhập khẩu]
  10. - Theo đối tượng đánh thuế: + Thuế đánh vào HĐSXKD. + Thuế đánh vào HĐDV. + Thuế đánh vào hàng hóa. + Thuế đánh vào thu nhập [thu nhập thường niên, thu nhập bất thường] + Thuế đánh vào tài sản.
  11. • Phân loại theo sắc thuế: + Thuế giá trị gia tăng: Thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của SP hàng hóa dịch vụ. + Thuế TNDN: Thuế đánh vào phần thu nhập của DN sau khi bù đắp các khoản chi phí. + Thuế tiêu thụ đặc biệt: là thuế đánh vào các mặt hàng có tính chất tiêu thụ đặc biệt: thuốc lá, rượu, xe hơi, nước giải khát có gas, mỹ phẩm…
  12. + Thuế xuất – nhập khẩu: Thuế đánh vào các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa. + Thuế chuyển quyền sử dụng: Khi có hành vi chuyển quyền sử dụng đất thì phải nộp thuế theo qui định của nhà nước. + Thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân có thu nhập [kể cả thu nhập không thường xuyên] đều phải nộp thuế theo quy định của luật thuế TNCN]
  13. + Thuế môn bài: Đánh vào các cơ sở SX, KD, chế biến, khai thác. + Thuế nhà, đất: kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng nhà cửa, đất đai.
  14. 2. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: - Thu từ lợi tức cổ phần của nhà nước: Nhà nước có sở hữu vốn cổ phần trong các Cty cổ phần trong nước hoặc nước ngoài, thì nhà nước sẽ được chia cổ tức theo tỷ lệ góp vốn. VD: Cty CP A có vốn 1.000 tỷ, nhà nước chiếm 50%, các DN ngoài quốc doanh 30%, các cá nhân 20%.
  15. • Kết quả HĐKD năm 2009 lãi 400 tỷ, thuế phải nộp 25% [100 tỷ], lợi nhuận 300 tỷ, trong đó phân phối sau: chia cổ tức 20% còn lại trích các quỹ. Như vậy số lợi nhuận để chia cổ tức sẽ 300 x 20% = 60 tỷ. Trong đó chia cổ tức cho nhà nước 50% là 30 tỷ.
  16. - Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản của nhà nước: nhà máy, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc. Nếu nhà nước bán hay cho thuê sẽ tạo nguồn thu cho nhà nước. - Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên, đất núi, vùng biển, vùng trời…
  17. 3. Thu lệ phí hoặc phí: - Lệ phí: là những khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá nhân [lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lao động công ích…] - Phí: Những khoản thu có tính chất để bù đắp các chi phí phát sinh như: phí cầu đường, phí giao thông, phí môi trường…]
  18. 4. Vay nợ của chính phủ: a. Vay nợ trong nước: Chính phủ vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội và cá nhân mua trái phiếu chính phủ sẽ được chính phủ thanh toán gốc khi đáo hạn, tiền lãi trái phiếu có thể trả ngay khi phát hành, hoặc trả định kỳ, hoặc trả 1 lần khi đáo hạn.
  19. • Trái phiếu chính phủ chia làm 3 loại: - Loại ngắn hạn [Tín phiếu kho bạc] có thời hạn dưới 1 năm, loại này hiện nay chỉ phát hành đấu thầu trên thị trường mở. - Loại trung hạn [Trái phiếu kho bạc] có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được phát hành rộng rãi trong xã hội.

Chủ Đề