Bài tập áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố năm 2024

Câu 1: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

  1. 16,0 gam B. 30,4 gam C. 32,0 gam D. 48,0 gam

Câu 2:Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là:

  1. 3,6 gam B. 17,6 gam C. 21,6 gam D. 29,6 gam

Câu 3: Cho 21,4 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOHdư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A lần lượt là:

  1. 10,8 gam và 8 gam B. 5,4 gam và 16 gam C. 16 gam và 5,4 gam D. 13,4 gam và 8 gam

Câu 4:Đun nóng hỗn hợp bột X gồm 0,06 mol Al, 0,01 mol Fe3O4 , 0,015 mol Fe2O3 và 0,02 mol FeO một thời gian. Hỗn hợp Y thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z. Thêm NH3 vào Z cho đến dư, lọc kết tủa T, đem nungngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  1. 6,16 gam B. 6,40 gam C. 7,78 gam D. 9,46 gam

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 [vừa đủ], thu được dung dịch X [chỉ chứa hai muối sunfat] và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:

  1. 0,06 mol B. 0,04 mol C. 0,12 mol D. 0,075 mol

Bài tập tự vận dụng

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là:

  1. 2,04 gam B. 2,31 gam C. 3,06 gam D. 2,55 gam

Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 [ở đktc] vào 2,5 lít dung dịch Ba[OH]2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:

  1. 0,048M B. 0,032M C. 0,04M D. 0,06M

Bài 3: Cho 224 ml khí CO2 [đktc] hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Khối lượng của muối tạo thành là:

  1. 1,38 gam B. 2 gam C. 1 gam D. 1,67 gam

Bài 4: Cho hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe, 0,15 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Tính m

  1. 70. B. 72. C. 65. D. 75.

Bài 5: Hòa tan hết 19,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2S , kết thúc các phản ứng thu được 11,2 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là:

THI247.com giới thiệu đến các em học sinh tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố giải bài tập trắc nghiệm Hóa học, rất hữu ích cho các em trong quá trình học tập Hóa học 10 – 11 – 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học.

Khái quát nội dung tài liệu phương pháp bảo toàn nguyên tố giải bài tập trắc nghiệm Hóa học:

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI + Nguyên tắc chung của phương pháp là dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố [BTNT]: “Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”. Điều này có nghĩa là: “Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau”. + Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần có chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với X để rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần từ đó đưa ra kết luận chính. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng cho hầu hết các dạng bài tập, đặc biệt là các dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra nhiều biến đổi phức tạp. Dưới đây là một số dạng bài tập điển hình. Dạng 1. Từ nhiều chất ban đầu tạo thành một sản phẩm. Từ dữ kiện đề bài → số mol của nguyên tố X trong các chất đầu → tổng số mol trong sản phẩm tạo thành → số mol sản phẩm. Dạng 2. Từ một chất ban đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm. Từ dữ kiện đề bài → tổng số mol ban đầu, số mol của các hợp phần đã cho → số mol của chất cần xác định. Dạng 3. Từ nhiều chất ban đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm. Trong trường hợp này không cần thiết phải tìm chính xác số mol của từng chất, mà chỉ quan tâm đến hệ thức: ∑nX[đầu] = ∑nX[cuối]. Tức là chỉ quan tâm đến tổng số mol của nguyên tố trước và sau phản ứng. Nếu biết ∑nX[đầu] ⇒ ∑nX[cuối] và ngược lại. Với dạng này, đề bài thường yêu cầu thiết lập một hệ thức dưới dạng tổng quát về số mol các chất. Dạng 4. Bài toán đốt cháy trong hóa hữu cơ. Phương pháp bảo toàn khối lượng nguyên tố với O được sử dụng rất phổ biến trong các bài toán hóa hữu cơ. Để áp dụng tốt phương pháp bảo toàn nguyên tố, cần chú ý một số điểm sau: + Hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng [sơ đồ hợp thức, có chú ý hệ số] biểu diễn các biến đổi cơ bản của các nguyên tố quan tâm. + Đề bài thường cho [hoặc qua dữ kiện bài toán sẽ tính được] số mol của nguyên tố quan tâm, từ đó xác định được lượng [mol, khối lượng] của các chất.

[ads]

Chủ Đề