Giá trị của hàng hóa sức lao động được đó

28 Tháng Mười, 2019 42049 lượt xem Tin tức

Thị trường lao động là thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Các dịch vụ lao động được mua bán trao đổi dựa trên số lượng lao động, thời gian và mức tiền công/tiền lương. Để từ đó tạo đà và thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách trọn vẹn. Trong đó, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Chúng có những đặc thù riêng và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. 

  • Thế nào hàng hóa sức lao động?
  • Vậy điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hoá?
  • Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Thế nào hàng hóa sức lao động?

Để hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động, chúng ta sẽ đi phân tích sức lao động là gì và những điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hóa. 

Cụ thể:

Sức lao động là khả năng lao động, sản xuất bao gồm cả thể lực và trí lực. Nó đóng góp một phần không nhỏ, thậm chí là đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, sản xuất ra các loại sản phẩm, hàng hóa khác. 

Vậy điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hoá?

Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:

  • Thứ nhất, người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
  • Thứ hai, bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.

Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.

Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế. 

Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại. 

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt?

Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng, về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội. 

Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.

Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…

Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.

Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,…

Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, được con người sử dụng trong quá trình lao động. Sức loa động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự vận hành và phát triển nền kinh tế đặc biệt trong ngành sản xuất. Vậy Hàng hóa sức lao động là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Hàng hóa sức lao động là gì? [cập nhật 2022].

Hàng hóa sức lao động là gì? [cập nhật 2022]

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sức lao động là toàn bộ năng lực [bao gồm thể chất, trí tuệ và tinh thần] tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào sản xuất, tạo ra giá trị thặng dư nhất định.

Nói cách khác, sức lao động là khả năng lao động con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo của xã hội. Tuy nhiên, sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động mới là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua đó mà con người làm ra các sản phẩm, cung cấp được các dịch vụ trong nhu cầu của khách hàng. Sức lao động được trao đổi như một thứ hàng hóa. Các công nhân làm việc, bỏ ra sức lao động để nhận được lương theo giờ, theo buổi. Tuy nhiên, các giá trị họ làm ra được có thể lớn gấp nhiều lần giá trị thu về.

Hàng hóa sức lao động được tạo thành khi xảy ra các điều kiện sau:

– Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình trao đổi lấy một giá trị khác. Ví như làm việc để nhận lại tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó.

– Bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh. Họ phải tham gia vào chuỗi sản xuất, sử dụng tư liệu và phương tiện, công cụ của người sử dụng lao động. Vì vậy, họ phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống. Nhận được lương thanh toán cho công việc đã thực hiện.

Khi hai điều kiện trên tồn tại song song, sức lao động sẽ trở thành hàng hóa như một điều kiện tất yếu.

2. Lý luận hàng hoá sức lao động theo C.Mác

Theo C. Mác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể, trong nhân cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận dụng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng. Con người làm việc có mục đích, tạo ra các sản phẩm cuối cùng có giá trị. Các sản phẩm này được tham gia vào kinh doanh, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Do đó nhà tư bản nhận được lợi ích nhiều hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu.

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Phải có sức lao động mới tạo ra quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa.

Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi nó mang những điều kiện sau:

+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình. Chỉ đơn giản là có sức khỏe, hoặc trình độ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc. Họ có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Những người này làm công nhân, nhân viên và phải chịu sự quản lý của người thuê họ làm việc.

+ Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản”. Ngoài bán sức lao động, đi làm thuê, họ không có khả năng tìm được công việc tự sản xuất phục vụ đời sống. Để tồn tại, người đó buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống. Tức là phải đi làm thuê và làm việc theo yêu cầu.

Thuộc tính của hàng hóa sức lao động, cũng giống như mọi hàng hóa khác. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

3. Yếu tố quyết định giá trị hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Con người có thể quen việc, làm nhanh hơn để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người. Qua đó mang đến hàng hóa với các thuộc tính riêng được phản ánh qua kết quả lao động.

Vì vậy để duy trì sự hoạt động bình thường của con người phải cần có những tư liệu sản xuất nhất định. Đây là các tư liệu mà người sử dụng lao động sẵn có. Họ chỉ tham gia vào mục đích giám sát, quản lý chứ không trực tiếp tham gia lao động.

Do đó giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.

4. Đặc điểm của hàng hóa sức lao động

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của người sử dụng sức lao động. Giá trị này phản ánh chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc lao động.

Khác với hàng hóa thông thường [sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi giá trị và giá trị sử dụng theo thời gian] thì hàng hóa sức lao động, khi được tiêu dùng, ngoài việc sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó thì đồng thời nó cũng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đặc biệt là đối với người lao động có tay nghề, trình độ cao. Càng làm việc, lương nhận về của họ càng cao khi được người sử dụng lao động đánh giá cao.

Phần giá trị lớn hơn đó trong hiệu quả kinh doanh được gọi là giá trị thặng dư. Đây là điểm cơ bản nhất của hàng hóa sức lao động. Nhà tư bản được nhận các lợi ích lớn trong quá trình quản lý, định hướng sản xuất, kinh doanh của mình.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Hàng hóa sức lao động là gì? [cập nhật 2022]. Qua viết này, các thắc mắc về Hàng hóa sức lao động là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề