Free translation: là gì

PHƯƠNG PHÁP DỊCH NGUYÊN VĂN [LITERALTRANSLATION]

By nguyenphuocvinhco Tháng Mười Một 11, 2020

PHƯƠNG PHÁP DỊCH NGUYÊN VĂN [LITERAL TRANSLATION]

nguyễn phước vĩnh cố

NEWMARK VÀ PHƯƠNG PHÁP DỊCH NGUYÊN VĂN [LITERAL TRANSLATION]

Peter Newmark trong cuốn sách A Textbook of Translation cho rằng dịch nguyên văn [literal translation] là cấu trúc ngữ pháp được chuyển dịch sang cấu trúc ngữ pháp tương đương gần giống nhất ở ngôn ngữ dịch [ The SL grammatical constructions are converted to their nearest TL equivalents] nhưng từ vựng được dịch riêng rẽ, không lệ thuộc vào ngữ cảnh [but the lexical words are translated singly, out of context]. Phương pháp dịch nguyên văn có thể được xem dịch phác trước, nó giúp cho người dịch thấy được vấn đề cần phải giải quyết trong bản dịch [as a pre-translation process, this indicates the problems to be solved].

Nguyễn Thượng Hùng trong Dịch Thuật từ Lý Thuyết đến Thực Hành đã nêu một ví dụ về dịch nguyên văn [tr.173]:

Hwaseong Fortress in Suwon was built by King Jeogjo [r.1776 1800] as an act of filial piety to restore the honor of his father who was murdered as a result of palace intrigue. The Fortress was designed by Jeong Yak-yong known as Dasan, one of the greatest Confucian Silhak [School of Practical Learning] scholars [WK].

Dịch nguyên văn:

Pháo đài ở Xu-on được xây dựng bởi Nhà vua Gi-ong-gio [1776 1800] như một hành động hiếu thảo của con cái nhằm khôi phục danh dự cho người cha đã bị sát hại do một mưu đồ trong cung đình. Pháo đài được thiết kế bởi Gi-ong I-ác-i-ong còn được gọi là Đa-xan, một trong những học giả lớn nhất của trường phái Học hành của đạo Khổng.

Dich hoàn chỉnh:

Vua Gi-ong-gio [1776 1800] đã xây dựng pháo đài Hoa Xương ở Xu-on để tỏ long hiếu thảo của một người con nhằm truy tôn vua bị một mưu đồ trong cung đình sát hại. Gi-ong I-ác-i-ong, còn được gọi là Đa-xan , một trong những học giả lớn nhất của trường phái Thực học trong Nho gia, đã thiết kế công trình này.

Theo Lê Hùng Tiến trong bài viết của ông Vấn Đề Phương Pháp Trong Dịch Thuật Anh Việt [tr. 8] đăng trong Tạp Chí Khoa Học, Đại học Quốc gia, Hà Nội thì dịch nguyên văn các yếu tố văn hóa ngôn ngữ gốc được chuyển dịch trực tiếp, nguyên xi sang bản dịch [như so sánh, ẩn dụ, tu từ v.v,]. Theo ông, đôi khi phương pháp này được sử dụng với mục đích đặc biệt như để giữ gìn cách diễn đạt nguyên văn ở bản gốc, tạo văn phong ngoại lai v.v, Ví dụ:

.. They were as much alike as two balls of cotton. [Mitchell, Gone with the wind]

.. Hai anh em chúng giống nhau như hai bành bông vải [Cuốn theo chiều gió Dương Tường dịch]

As fast as a kangaroo.

Nhanh như một con căng-gu-ru.

Trong cuốn từ điển Việt Anh của hai tác giả Đặng Chấn Liêu và Lê Khả Kế [nxb Khoa học Xã hội tr. 184] đã áp dụng dịch nguyên văn để dịch phác trước thành ngữ châu chấu đá xe [đá voi] là A grasshopper [châu chấu] kicks [đá] a carriage [xe]/an elephant [voi] rồi sau đó mới áp dụng dịch thoát [adaptation] cho thành ngữ này sang tiếng Anh là David fights Goliath.

QUAN ĐIỂM CỦA DARBELNET VÀ VINAY VỀ PHƯƠNG THỨC DỊCH NGUYÊN VĂN

Vinay & Darbelnet J trong Translation Procedures [tr. 61-69 ] đăng trong Readings in Translation Theory [nxb Loimaan Kirjapaino Oy] cho rằng Dịch nguyên văn là phương thức dịch từ đối từ [word for word translation], là sự thay thế cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc thường là câu hoặc mệnh đề bằng cú pháp đồng dạng hoặc gần như đồng dạng. Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chính ngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi, ví dụ như sự tương hợp [concord], các đuôi thuộc về biến tố [inflectional endings]. Ví dụ như I left my spectacles on the table downstairs dịch sang tiếng Pháp thành Jai laissé mes lunettes sur la table en bas. Phương thức này được Vinay và Darbelnet mô tả là phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và văn hóa [it is most commonly found in translations between two languages of the same family and even more so when they also share the same culture], ví dụ giữa tiếng Pháp và Ý.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

« PHƯƠNG PHÁP DỊCH TỪ ĐỐI TỪ [WORD-FOR-WORDTRANSLATION]
NGÔN NGỮ [LANGUAGE] VÀ VĂN HÓA [CULTURE] & BẤT KHẢ DỊCH [UNTRANSLATABILITY] »

Video liên quan

Chủ Đề