Em có suy nghĩ như thế nào về triết lý nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại ngày nay

Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay

  • Quan niệm sống nhàn của giới trẻ hiện nay
  • Qua chữ nhàn bàn về quan niệm sống nhàn - Mẫu 1
  • Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ - Mẫu 2
  • Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ - Mẫu 3

Đề bài: Từ chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/ chị hãy bàn về quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay.

Qua chữ nhàn bàn về quan niệm sống nhàn - Mẫu 1

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí - đạo lí của dân tộc. Phần lớn các tác phẩm của ông đều thể hiện những quan niệm sống sâu sắc. “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện những triết lý sống rất giàu tính nhân văn.

Trước hết ta phải hiểu sống “Nhàn” là sống như thế nào? Có thể hiểu sống “nhàn” là sống nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận. Lối sống “nhàn” ấy đã đi vào thơ văn thời trung đại và trở thành một chủ đề phổ biến. “Nhàn” là một nét tư tưởng văn hóa sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống “nhàn” hợp với tự nhiên, hợp với nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối truyền thống “nhàn”, thể hiện một quan điểm sống đẹp. Trong bài thơ “Nhàn” [Nguyễn Bỉnh Khiêm] đã đưa “nhàn”lên thành một triết lý sống. Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn” trước hết là sống hòa mình vào với thiên nhiên – nhịp sống con người cần hài hòa với nhịp điệu, thiên nhiên. Hơn thế, sống “nhàn” còn là sống thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý, không bị cuốn vào vòng hấp dẫn của tiền tài.

Sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” là một quan niệm sống tích cực. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều tối nát, rối ren. Ông đã có nhiều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Tuy về ở ẩn. không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho thế lực phong kiến đương thời.

Còn trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Trước hết, lối sống “nhàn” có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng ta phải sống hòa mình vào với thiên nhiên. Đặc biệt, khi hiện nay, vấn đề tài nguyên và môi trường đang là vấn đề nóng của toàn cầu. Phần lớn, chúng ta đang xa rời thiên nhiên, coi tài nguyên thiên nhiên là một thứ phương tiện để để kiếm lợi hiệu quả mà không nghĩ tới hậu quả khôn lường phía trước.

Bởi vậy chúng ta hãy cùng sống với thiên nhiên, hòa nhịp điệu của tự nhiên. Có như vậy cuộc sống con người sẽ thật tươi đẹp.

Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn’ còn là sự không quá coi trọng vật chất. Trong thời buổi kinh tế hiện nay, hầu hết mọi người chỉ chạy theo vấn đề vật chất, chạy theo công danh, đi tìm địa vị trong xã hội mới quên mất rằng giá trị tinh thần còn quan trọng hơn. Đây là vấn đề phổ biến đáng được quan tâm bởi ‘không có gì nguy hại cho nhân loại hơn sự nguy hại chạy theo vật chất mà lãng quên tinh thần” [Nghiêm Thục]. Vì vậy, chúng ta đừng để đồng tiền làm mờ mắt, làm mất đi giá trị đích thực con người. Đồng tiền quả là một thứ phương tiện thiết yếu đối với mỗi con người nhưng không phải có tiền là có tất cả. Như một ý kiến đã khẳng định: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Trong cuộc sống, còn có nhiều thứ quan trọng hơn danh lợi, tiền tài nên chúng ta đừng để bị cuốn vào vòng hấp dẫn của nó, đừng để bản thân mình trở thành nô lệ cho phú quý.

Sống “nhàn” phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh còn giúp cho chúng ta giữ được một tâm hồn thanh cao. Tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái thì không bị vướng bận vào điều gì.

Bên cạnh đó, cũng cần phê phán những biểu hiện thái quá của lối sống “nhàn”. Đó là một số người luôn thờ ơ trước cuộc sống, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Họ có lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, rồi sống hưởng thụ, không để ý tới người khác, sống an phận. Đặc biệt, trong tình hình đất nước hiện nay khi đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế và vấn đề chủ quyền…. Vậy liệu chúng ta có nên sống an nhàn mà hưởng thụ hay không? Trong hoàn cảnh đất nước đang sóng gió như vậy, hơn bao giờ hết, mỗi người hãy tránh xa lối sống hưởng thụ. Sống “nhàn’ là lối sống tốt, đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp, nhưng sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.

Chúng ta không thể không phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống hưởng thụ. Họ chỉ biết ăn chơi, đua đòi rồi bị cuốn vào những thú vui vô bổ mà không hề quan tâm đến gia đình, người thân, bạn bè….. Đó còn là một số thanh niên lơ là, không quan tâm đến những vấn đề của đất nước. Như vậy, họ đang sống một cuộc “Đời thừa”.

Là thế hệ học sinh đang bước vào mùa xuân của cuộc đời, chúng ta hãy nhận thức đúng đắn về quan niệm sống “nhàn”, có thái độ trân trọng với nét tư tưởng văn hóa cổ truyền của cha ông. Để việc học tập có hiệu quả thì chúng ta cũng phải kết hợp với vui chơi, giải trí. Hơn thế, chúng ta phải biết quan tâm tới mọi người xung quanh, tới những vấn đề của xã hội, đất nước.

Sống “nhàn” là nét đẹp văn hóa của dân tộc, bởi vậy chúng ta đặc biệt là lớp trẻ hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp đó. Thế hệ thanh niên hãy có những suy nghĩ, nhận thức và thái độ đúng đắn trước lối sống đó để có những việc làm phù hợp, xứng đáng như lời Bác Hồ từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Quan niệm sống “nhàn” của thế hệ trẻ hôm nay – Mẫu 1

“Con người là lý tưởng của cái đẹp”[M.Gor-ki] và làm nên vẻ đẹp kì diệu đó chính là nhờ quan niệm, cách sống của mỗi người. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẻ đẹp thanh cao đã ngời sáng qua quan niệm sống “nhàn”- một quan niệm sống lấp lánh vẻ đẹp nhân văn thể hiện trong thi phẩm “Nhàn” của Tuyết Giang Phu Tử.

Trước hết, ta nên hiểu sống “nhàn” là thế nào? Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn được nâng lên thành một triết lý sống. Nhàn là sống hoà mình với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý. Với Trạng Trình, quan niệm sống này được ảnh hưởng phần nhiều từ bối cảnh xã hội. Trong thời đại này, chế độ phong kiến thối nát, khủng hoảng trầm trọng. Cho nên, ông đành phải cáo quan về ở ẩn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường giúp đỡ, góp ý kiến cho chế độ cai trị lúc bấy giờ. Còn “nhàn” trong cuộc sống hiện nay là nhàn nhã, thanh thơi, không vướng bận…., là hướng tới cuộc sống bình dị, thảnh thơi, lành mạnh.

Vậy tại sao chúng ta nên sống “nhàn”? Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là một quan niệm sống tích cực. Trạng Trình sống gần gũi vui trọn với thiên nhiên. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của ông là cái nhàn của người đã giác ngộ được quy luật thời thế: “công danh thân toại’.

Lối sống này giúp cho Trạng Trình có một tâm hồn thanh cao, thoải mái, thư thái. Bởi vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã có không ít những bậc “Thanh quan” lựa chọn sống thanh nhàn:

“Rồi hóng mát thửơ ngày trường”

[Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi]

Thế nhưng, quan điểm sống nhà của ông cũng không hề thoát li đời sống, cũng như Chu Văn An, Nguyễn Trãi vẫn: “Lẳng thẳng không nguôi chuyện dưới trần” [Nguyễn Trãi]

Và đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Với thế hệ trẻ ngày nay, sống “nhàn” cũng là sống hòa mình với thiên nhiên, không quá coi trọng vật chất, danh lợi. Bên cạnh đó sống ‘nhàn” còn là biết sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư thái. Có như vậy, ta mới giữ được tâm hồn thanh cao, mới cảm nhận thấy cuộc sống thật sự có ý nghĩa.

Cuộc sống là một guồng quay hối hả và sẽ là quá nhanh nếu ta cứ mãi mê chạy theo những nhu cầu vật chất mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Chính vì vậy sống ‘nhàn” luôn là lối sống tích cực giúp con người tìm được những giá trị thiết yếu, được sống hòa mình với tự nhiên.

Thế nhưng, liệu sống “nhàn” có hoàn toàn tích cực hay không? Ngay bên cạnh chúng ta, hàng ngày vẫn còn biết bao con người không nơi nương tựa, sống lang thang khắp nơi. Hàng ngày, bố mẹ ta vẫn tần tảo sớm hôm chăm lo đồng tiền bát gạo để lo cho con được bằng bạn, bằng bè. Và người anh em của chúng ta- Đồng bào miền Trung ruột thịt vẫn đang phải gánh chịu bao nhiêu hậu quả của thiên tai lũ lụt…thật xót xa làm sao!

Đặc biệt trong những ngày tháng này khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển” [Nguyễn Việt Chiến], ta lại càng thấy nhói đau… Mũi khoan Hải Dương 981 xoáy vào thềm lục địa “Đất nước” xót xa, đau đớn. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam đang hướng về biển Đông với tấm lòng sục sôi tinh thần yêu nước. Ngoài đảo xa, những người dân vẫn miệt mài bám biển, những chiến sĩ hải quân vẫn giữ vững chặt tay súng bảo vệ bình yên cho dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Vậy đấy, trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách này, biết bao con người vẫn miệt mài chia sẻ, cống hiến. Chẳng nhẽ, tuổi trẻ chúng ta lại thờ ơ, vô cảm, có thể thoải mãi sống “nhàn” được hay sao? Không! Nhất định chúng ta sẽ không chịu mất nước, nhất định chúng ta sẽ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Chính vì vậy, tuổi trẻ chúng ta hãy chung tay cùng nhau cảm thông, chia sẻ, yêu thương, bởi: “Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau” [Tố Hữu]

Hơn thế biển đảo là một phần gia tài nghèo khó mà cha ông ta đã không tiếc máu sương để giữ gìn, truyền lại cho con cháu. Vậy nên hãy chung tay để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng ấy, hãy đặt tay lên ngực và lắng nghe tiếng “ tổ quốc gọi tên mình”. Vâng! Khi tổ quốc cần “ta phải biết hy sinh”.

Bên cạnh đó cũng cần phải phê phán những con người có lối sống nhàn thân mà nhàn cả tâm. Họ sống an phận như thường, thờ ơ với cuộc sống xã hội, với vận mệnh đất nước. Bởi như vậy là họ đang tự huỷ hoại chính bản thân mình.

Giữa những bộn bề, lo toan của cuộc sống hôm nay, hãy dành chút khoảng lặng để suy ngẫm về quan niệm sống “nhàn”. Hẫy biết sống “nhàn” phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Có như vậy chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống và “khỏi ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí” [Ôttơrốxki].

Giáo án Văn 10 bài Nhàn [Nguyễn Bỉnh Khiêm]

Trang trước Trang sau

Tải xuống

1. Kiến thức

- Hiểu được một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.

- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.

3. Thái độ

- Hiểu được triết lí Nhàn của thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là một cách ứng xử với xã hội rối ren, tranh giành quyền lực và danh lợi

- Thấy được những hạn chế của triết lí Nhàn trong cuộc sống hiện đại và cần phải biết vận dụng triết lí này phù hợp với hoàn cảnh

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân

- Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận

- Năng lực tự học, giao tiếp, ứng xử.

- Năng lực thưởng thức văn học…

1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Cảnh ngày hè”?

- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?

3. Bài mới

● Hoạt động khởi động

GV dẫn dắt vào bài mới: Sống gần trọn thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến bao diều bất công ngang trái của xã hội phong kiến thối nát, xót xa khi thấy sự băng hoại đạo đức con người. Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin Vua chém 14 tên loạn thần. Vua không nghe ông cáo quan về sống ở quê nhà với triết lý: “nhàn một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu quan niệm sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài thơ “Nhàn” của ông.

● Hoạt động hình thành kiến thứ

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Tìm hiểu chung

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Dựa vào Sgk và những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét chính về tác giả?

HS: Đọc, tóm tắt

GV: Mở rộng vài nét về tác giả và nội dung sáng tác của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Lúc còn trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nho ẩn dật. Năm 44 tuổi mới đi thi và đỗ Trạng Nguyên thời Mạc Đăng Doanh. Làm quan 8 năm dâng sớ chém 18 lộng thần không được, về quê lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học và được học trò suy tôn là Tuyết Giang phu tử.

– Dù là lúc làm quan hay khi về quê ở ẩn, mở trường dạy học thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nặng lòng với đất nước với thời đại. Ông là không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là một nhân vật lịch sử quan trọng có ảnh hưởng lớn tới thế cục của thời đại.

Bài thơ Nhàn được rút từ tập thơ nào? Em hãy giới thiệu vài nét khái quát về văn bản?

Học sinh căn cứ vào tiểu dẫn để trả lời

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491 - 1585]

- Hiệu: Bạch Vân cư sĩ, phong Trạng Trình, được tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử

a. Cuộc đời

– Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản

– Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại

b. Con người

– Học vấn uyên thâm

– Thanh cao, chính trực

– Nặng mối tiên ưu

c. Sự nghiệp văn học

– Bạch Vân am thi tập [700 bài] Bạch Vân quốc ngữ thi tập [~ 170 bài], ngoài ra có một số lời sấm ký lưu truyền trong dân gian

– Nội dung: với các chủ đề triết lí, giáo huấn, thế sự

2. Bài thơ

- Viết bằng chữ Nôm, thuộc Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73 – Nhan đề do người đời sau đặt

– Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Đọc hiểu văn bản

GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với yêu cầu nhịp 2/2/3 và 4/3 chậm rãi, ung dung, thanh thản

- Giải thích từ khó theo chú thích Sgk

Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Học sinh thảo luận theo bàn [hai học sinh một nhóm]

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý. Từ đó em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và cuộc sống của tác giả?

HS: Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến

GV: Định hướng cho học sinh

GV: Trong hai câu luận, những hình ảnh về sự vật nào được xuất hiện. Những sự vật và hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận như thế nào về cách sống của nhà thơ?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Nhấn mạnh - Nhàn là mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê...Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Trong hai câu thực tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

HS: Trả lời

GV: Em hiểu thế nào về nơi vắng vẻ – chốn lao xao? Từ đó em hiểu thế về cách nói: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao?

Học sinh giải nghĩa hai từ Vắng vẻ và lao xao

GV: Nhận xét

- Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

GV: Câu 7, 8 thể hiện nhân cách gì của nhà thơ? Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm sống “nhàn”

của nhà thơ?

HS: Trả lời

GV: Gợi ý chung

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc hiểu – giải thích từ khó

2. Tìm hiểu văn bản

a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

* Hai câu đề:

– Câu 1: Một mai, một cuốc, một cần câu à Gợi liên tưởng tới hình ảnh: Ngư – tiều – canh – mục

+ Sử dụng thủ pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu

+ Điệp từ: một

+ Nhịp thơ 2/2/3

→ Hình ảnh lão nông tri điền với cuộc sống đạm bạc, giản dị nơi thôn dã

– Câu 2:

+ Từ láy: thơ thẩn

+ Cụm từ: Dầu ai vui thú nào

→ Cuộc sống ung dung tự tại

→ Lối sống vui thú điền viên, an nhiên tự tại

* Hai câu luận

– Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông

– Món ăn dân dã: măng trúc, giá

– Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao

phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng → Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên

=> Đó là cuộc sống thuần hậu, thể hiện sự ung dung trong phong thái thảnh thơi, vô sự trong long, vui thú với điền viên

b. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm

* Hai câu thực

– Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ

+ Ta dại ↔ Người khôn

+ Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi

→ Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ. Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị

* Hai câu kết:

+ Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao

+ Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi

→ Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý

=> Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường

Tổng kết

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hiểu gì về nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một phép ứng xử trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế nào về triết lí Nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại ngày nay?

GV: Gợi ý chung – liên hệ giáo dục học sinh

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật.

- Sử dụng phép đối, điển cố

- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.

2. Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

● Hoạt động luyện tập

- Nêu cảm nhận về cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong bài thơ Nhàn

Gợi ý:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Nhưng sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong cảnh ẩn dật.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc [đơn giản] nhưng thanh cao, trong sạch.

- Triết lí sống của ông là tư tưởng nhân sinh của đạo Nho, ứng xử trong thời loạn: kẻ sĩ “an bần lạc đạo” [yên phận với cái nghèo, vui với đạo], sống chan hòa với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn luôn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là nhân cách của một nhà Nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch.

● Hoạt động vận dụng [HS làm ở nhà]

- Hai tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài thơ viết về cuộc sống ẩn dật. Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ. Trên cơ sở hiểu biết về thời đại và cuộc đời các tác giả. Lí giải sự khác nhau trong quan niệm ẩn dật của hai nhà thơ?

4. Củng cố:

- Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ [lối sống thú vị của người xưa: con người được tự do, tìm sự hòa hợp với tự nhiên, giải thoát khỏi gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác].

5. Dặn dò

- Đọc thuộc bài thơ. Sưu tầm những câu thơ thể hiện triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Soạn bài : Đọc “Tiểu Thanh kí” [Nguyễn Du].

Tải xuống

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề