Đường đal là gì

Pháp luật đất đai quy định như thế nào về điều kiện tách thửa? Trường hợp diện tích đất đang sử dụng nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ mà người sử dụng đất muốn tách thửa thì cần làm thủ tục gì? Chỉ giới xây dựng mà người sử dụng đất được xây dựng công trình trên thửa đất nằm trong hanh lang an toàn giao thông đường bộ quy định ra sao?

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tách thửa đất

Tách thửa đất là một hoạt động mang tính chất pháp lý, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai thực hiện trong quá trình quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Hậu quả pháp lý cuả việc tác thửa đất là diện tích đất được phân chia thành các mảnh nhỏ hơn và xuất hiện các chủ thể sử dụng đất mới.

Để việc tách thửa đất được thực hiện chính xác, khách quan, minh bạch thì pháp luật đất đai thì trình tự, thủ tục tách thửa đất phải được quy định chặt chẽ, chi tiết.

Tuy nhiên, trong quá trình người sử dụng đất thực hiện thủ tục tách thửa thì còn gặp nhiều khó khăn, và nhiều trường hợp các cá nhân, hộ gia đình còn lúng túng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục tách thửa đất.

Trường hợp bạn hoặc gia đình cũng đang gặp phải những khó khăn như trên hoặc có những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm thông tin các quy đinh pháp luật liên quan đến thủ tục tách thửa đất.

2. Tách thửa đất trong trường hợp đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ?

Nội dung câu hỏi: Em xin chào Luật Minh Gia ạ, hiện nay gia đình em có mua 1 thửa đất và cần được tách sổ nhưng hồ sơ bị sở Tài Nguyên  trả về vì chủ của mảnh đất có phần đất mặt đường là 11.33m và bán lại cho nhà em 7.33m, còn lại 4m [mặt đường]. Sở giải thích lí do hồ sơ bị trả về là đối với diện tích có đường DT 759 đi qua, hành lang lộ giới 16m từ tim nên muốn được tách thửa thì diện tích còn lại phải có cạnh nhỏ nhất 5m mới được tách sổ. Luật Minh Gia cho em hỏi:+ Phần đất nhà em đã mua có được tách sổ không ạ?+ Hành lang bảo vệ đường bộ là gì? Hành lang lộ giới 16m từ tim gồm những phần đất nào ạ?+ Lộ giới đường bộ là gì? Lộ giới đường bộ của con đường có hành lang lộ giới 16m từ tim vào là bao nhiêu m ạ?Em cảm ơn Luật Minh Gia và hi vọng nhận được hồi đáp sớm nhất của Luật Minh Gia ạ.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện để tách thửa:

Theo khoản 2 điều 143, và khoản 2 điều 144 Luật Đất Đai 2013 quy định về điều kiện tách thửa như sau:

“2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

“4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.

Như vậy, Để được tách thửa thì mảnh đất của bạn phải thỏa mãn điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa theo quy định của từng địa phương để đảm bảo quy định, quy hoạch chung đối với quỹ đất của từng địa phương. Do bạn chưa cung cấp thông tin là mảnh đất thuộc địa phận của địa phương nào nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể là mảnh đất có đủ điều kiện về diện tích tối thiểu để được tách thửa hay không. Để biết về thông tin này bạn đến Ủy ban nhân dân địa phương xin thông tin.

Thứ hai, theo khoản 5 điều 3 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau:

“Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.

Trong đó: “Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.”

Nghĩa là, hành lang an toàn là phạm vi tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên, phạm vi của hành lang an toàn được quy định tại điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

“1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên là:

a] 47 mét đối với đường cao tốc;

b] 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

c] 13 mét đối với đường cấp III;

d] 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

đ] 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, bề rộng hành lang an toàn được tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đường cao tốc đô thị, bề rộng hành lang an toàn là 40 mét.

3. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

4. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.”

Lộ giới là cách chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang hai bên [hay nói dễ hiểu hơn là từ tim đường sang một bên đường]. Cọc lộ giới ở hai bên đường là để cảnh cáo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi mốc lộ giới. Theo Luật xây dựng 2014, lộ giới còn được hiểu là Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân được xây dựng công trình chính trên thửa đất đó.

Như vậy, hành lang lộ giới 16m tính từ tim là chiều rộng [16m] tính từ tim đường sang 1 bên đường bộ [trong đó đường bao gồm cả công trình đường được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường để quản lý].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Quy định về lề đường tối thiểu? Quy định hành lang an toàn giao thông? Quy định về lề đường tối thiểu và hành lang an toàn giao thông đường thôn là bao nhiêu mét và cách đo thế nào?

Tình trạng vi phạm an toàn giao thông ở nước ta diễn ra một phần do người dân cố tình vi phạm, một phần do sự thiếu hiểu biết về pháp luật an toàn giao thông. Trong đó, có các lỗi vi phạm về lề đường tối thiểu và hành lang an toàn giao thông là lỗi vi phạm phổ biến vì vốn dĩ người dân không hiểu hết được các khái niệm và quy định về các lỗi này. Vậy như thế nào là lề đường tối thiểu và hành lang an toàn giao thông?

1. Quy định về lề đường tối thiểu

Lề đường được hiểu là phần mép phía hai bên đường. Lề đường có tác dụng bảo vệ mặt đường, phần đường này thường dành cho người đi bộ đi bộ bên.

Ở rất nhiều nơi, mọi người thường sử dụng lề đường và vỉa hè để đỗ xe [xe đạp, xe máy, xe ô tô] tạm thời. Việc làm này không phải Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố nào cũng cho phép và mỗi địa phương lại có một quy định riêng về lề đường tối thiểu tùy thuộc vào quy hoạch đường giao thông của mỗi địa phương. Đối với quy định chung áp dụng theo Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế quy định như sau:

+ Đường cấp độ A quy định về chiều rộng lề đường tối thiểu là: 1,50 [1,25]m

+Đường cấp độ B quy định về chiều rộng lề đường tối thiểu là:0,75 [0.5]m

Vậy tận dụng lề đường như thế nào cho đúng quy định? Thông thường theo quy định của các tỉnh thì các phương tiện khi tham gia cần chú ý những lưu ý sau:

+ Phương tiện đỗ xe trên lề đường phải được xếp thành hàng ngay ngắn và quay đầu xe vào trong cách mép hè khoảng 0.2 mét.

+ Lề đường đỗ xe cách 20m so với nút giao thông

+ Dành riêng khoảng 1.5 mét cho người đi bộ và không được cản trở, lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

+ Ngay tại nơi đỗ xe không cắm cọc, không rào chắn trên lề đường gây ảnh hưởng đến mọi người.

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại đối với đất nằm trong hành lang an toàn giao thông

Ngoài ra bạn cần lưu ý và hiểu được những quy định trước khi thực hiện đỗ xe ở bất kỳ nơi đỗ xe nào trên lề đường để không gây ảnh hưởng đến mọi người cũng như tránh gây ra những rắc rối không đáng có cho xe và cho chính mình nhé.

2. Quy định về hành lang an toàn giao thông

Căn cứ theo khoản 5 điều 3 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.Trong đó đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Nghĩa là, hành lang an toàn là phạm vi tính từ đất của đường bộ trở ra hai bên, phạm vi của hành lang an toàn được quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a] 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b] 13 mét đối với đường cấp III;

Xem thêm: Xử phạt hành vi dựng lều quán trong phạm vi đất hành lang giao thông

c] 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d] 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

a] 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

b] 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

c] Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

Xem thêm: Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với công trình thiết yếu

a] Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;

b] Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;

c] Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ được giới hạn trong điều 43 của luật giao thông đường bộ năm 2008. Chi tiết như sau:

 Phần đất dành cho đường bộ bao gồm phần đất đường bộ và phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ. Bất kỳ các công trình nào khác ngoài các công trình được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép xây dựng phục vụ việc quản lý, khai thác tuyến đường cũng như các công trình đảm bảo an ninh quốc phòng, công trình thuộc viễn thông, điện lực thuộc sở điện lực, đường ống cấp và thoát nước, đường ống dẫn khí, xăng, dầu…đều không được phép xây dựng trong phạm vi hành lang an toàn giao thông

Xem thêm: Có được lập quy hoạch dự án đối với hành lang an toàn đường bộ

Theo quy định thì  đất hành lang ATGT đường bộ có thể được sử dụng để làm đất nông nghiệp, phục vụ mục đích quảng cáo song vẫn đảm bảo sẽ không gây trở ngại, ảnh hưởng đến tình hình giao thông trên đoạn đường đó. Người đặt biển quảng cáo, muốn đặt biển quảng cáo phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đất hành lang đang được người dân sử dụng và được pháp luật thừa nhận thì vẫn được phép tiếp tục sử dụng nhưng phải đảm bảo an toàn công trình giao thông

Người chủ công trình hay người được phép sử dụng phần đất đó phải có các biện pháp khắc phục hậu quả nếu chúng ảnh hưởng đến các công trình giao thông. Nếu như cả 2 bên không đạt được thỏa thuận với nhau thì khi đó nhà nước sẽ tiến hành tịch thu phần đất đó và tiến hành đền bù theo đúng quy định của pháp luật. Chính phủ Việt Nam đã đề ra những quy định cụ  thể và chi tiết về phạm vi đất được dành cho giao thông đường bộ cũng như việc thực hiện xây dựng các công trình được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép theo đúng những quy định và việc mà người dân sử dụng đất hàng lang giao thông, khai thác giá trị sử dụng của đất hành lang an toàn trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Khi không được pháp luật công nhận, cho phép thì bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng không được quyền sử dụng đất hành lang an toàn giao thông. Việc cá nhân, tổ chức được phép sử dụng đất hành lang an toàn giao thông chỉ là tạm thời và họ sẽ được quyền tiếp tục sử dụng nếu được pháp luật cho phép, công nhận

TƯ VẤN TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

3. Công trình xây trên hành lang an toàn giao thông có phải phá bỏ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có một số thắc mắc mong luật sư trả lời giúp tôi. Tôi là giáo viên ở vùng sâu biên giới công tác được 7 năm tôi có mua 1 miếng đất dựng nhà nhưng do toàn bộ đất ở đây chưa được cấp sổ đỏ nên chúng tôi chỉ làm giấy tờ giữa 2 bên mua bán ngoài ra không có giấy tờ nào khác.

Miếng đất tôi mua là đất nương tôi đã san mặt bằng cao hơn mặt đường 2m để làm nhà ở đường đi qua nhà tôi là đường xã đến các bản mới dải cấp khối. Hôm nay có 1 đoàn cán bộ huyện và xã lên đo hành lang an toàn giao thông khi đo vợ chồng tôi không có nhà khi về thấy họ đóng cọc trong vườn mới được hàng xóm cho biết.

Tôi đo từ mép đường đến cọc là 6m đến giữa nhà ở của tôi. Mong luật sư cho tôi biết quy định hành lang an toàn giao thông đường thôn bản là bao nhiêu mét và cách đo thế nào? Lúc thì tôi thấy họ đo từ tim đường khi lại đo từ mép đường, bên tà li âm họ lại đo từ mép đường tà li dương nhưng bên tà li dương chỉ đo từ mép đường bên tà li dương. Nhà tôi nằm trong hành lang đường nhưng ở trên tà li dương cao hơn mặt đường hơn 2m không ảnh hưởng tới an toàn giao thông thì có bị dỡ bỏ không? Kính mong luật sư trả lời cho tôi rõ, xin cảm ơn.

Xem thêm: Xử lý hành vi tự ý san lấp đất lưu không để làm chỗ gửi xe

Luật sư tư vấn:

 Với thông tin bạn đưa ra là đường đường xã đến các bản mới nên sẽ được xác định theo Bảng 1 – Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế [Nn] của “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” [Ban hành kèm theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải] như sau:

Bảng 1 – Tổng hợp phân cấp kỹ thuật đường GTNT theo chức năng của đường và lưu lượng xe thiết kế [Nn]

Chức năng của đường

Cấp kỹ thuật theo TCVN 4054:2005

Cấp kỹ thuật của đường theoTCVN 10380:2014

Lưu lượng xe thiết kế [Nn], xqđ/nđ

Đường xã: có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã, kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở sản xuất kinh doanh của xã. Đường xã chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong phạm vi của xã.

A

100 ÷ 200

B

50 ÷ < 100

Như vậy, đường xã được xác định là đường cấp A và cấp B và tiêu chuẩn kĩ thuật được quy định như sau:

2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường theo các cấp A, B, C và D

2.1. Đường cấp A

– Tốc độ tính toán: 30 [20] km/h;

– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 m;

– Chiều rộng lề đường tối thiểu: 1,50 [1,25] m;

– Chiều rộng nền đường tối thiểu: 6,5 [6,0] m;

– Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 60 [30] m;

– Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350 [200] m;

– Độ dốc dọc lớn nhất: 9 [11]%;

– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;

– Tĩnh không thông xe: 4,5 m.

2.2. Đường cấp B

– Tốc độ tính toán: 20 [15] km/h;

– Chiều rộng mặt đường tối thiểu: 3,5 [3,0] m;

– Chiều rộng lề đường tối thiểu: 0,75 [0,5] m;

– Chiều rộng của nền đường tối thiểu: 5,0 [4,0] m;

– Độ dốc siêu cao lớn nhất: 5%;

– Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 [15] m;

– Độ dốc dọc lớn nhất: 5 [13]%;

– Chiều dài lớn nhất của đoạn có dốc dọc lớn hơn 5%: 300 m;

– Tĩnh không thông xe: 3,5 m.

Như vậy, với quy định hiện hành tiêu chuẩn chung của tuyền đường cấp A, cấp B chỉ đưa ra chiều rộng tối thiểu mà không đưa ra mức cụ thể hay mức tối đa nên việc xác  định  chiều rộng lề đường là bao nhiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, dự án cụ thể. Nên bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại địa phương để xem nhà mình có thuộc phạm vi lề đường hay không. Đồng thời việc đo đạc như thế nào là kĩ năng chuyên môn nên chúng tôi chưa thể xác định cụ thể cho bạn được.

Video liên quan

Chủ Đề