Đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở đâu

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi: “Duyên hải miền trung gồm những tỉnh nào?” cùng với những kiến thức mở rộng hay nhất là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Duyên hải miền trung gồm những tỉnh nào?

A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế

C. Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận

D. Tất cả đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Duyên hải miền Trung bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Kiến thức tham khảo về Đặc điểm của Trung Bộ

1. Vị trí địa lý của Trung Bộ

Miền Trung Việt Nam [Trung Bộ] cóphía Bắcgiáp khu vựcĐồng bằng sông HồngvàTrung du và miền núi phía Bắc;phía Namgiáp các tỉnhBình Phước,Đồng NaivàBà Rịa – Vũng Tàuvùng Nam Bộ;phía ĐônggiápBiển Đông;phía Tâygiáp 2 nướcLàovàCampuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam [khoảng 50km] và nằm trên địa bàn tỉnhQuảng Bình.

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển trung bộ

– Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15 nghìn km2.

– Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

– Đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

– Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An [sông Cả], đồng bằng Quảng Nam [sông Thu Bồn] và đồng bằng Tuy Hòa [sông Đà Rằng].

– Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng

Từ Thanh Hóa tới Nghệ An, Hà Tĩnh [Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh] do lưu vực của sông Mã, sông Chu, sông Lam..tạo thành, có diện tích 6310 km2 , tương đối bằng phẳng. Lượng phù sa bồi đắp ít hơn đồng bằng sông Hồng, đất đai kém màu mỡ hơn. Điều kiện thời tiết khí hậu và canh tác cơ bản giống vùng đồng bằng sông Hồng.

Kéo dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có diện tích là 8250 km2. Đồng bằng nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường sơn phía tây và biển phía Đông. Vì vậy, các sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thuỷ văn phức tạp.

Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa dễ bị lũ lớn. Đất có thành phần cơ giới cát nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng thấp, vùng đất cát ven biển chụi ảnh hưởng của mặn. Điều kiện thời tiết khí hậu càng vào phía trong càng ấm dần. Từ đèo Hải Vân [Huế] trở ra còn có gió mùa Đông Bắc, từ Đà Nẵng trở vào chỉ có mùa khô và mùa mưa.

3. Thời tiết và khí hậu vùng đồng bằng ven biển trung bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ [bao gồm toàn bộ phía bắcđèo Hải Vân]. Vàomùa đông, dogió mùathổi theohướng đông bắcmang theohơi nướctừ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa đông vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêmgió mùa tây nam[còn gọi là gió Lào] thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đóđộ ẩmkhông khí lại rất thấp.

Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của cáccơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vựcBắc Trung Bộtrung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướngđông,đông bắcđổ vào.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ [bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân]. Gió mùa đông bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãynúi Bạch Mã. Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiệngió mùa Tây Namthổi mạnh từvịnh Thái Lanvà tràn quadãy núi Trường Sơnsẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.

Bên cạnh đó, đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.những cồn cát này đượcgióvun lên thành những đụn cát và ngăn chặn cácđầmphá. Cùng thời gian đó hình thành nên cácđảo.

Xem thêm:

>>> Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta là?

Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

GỢI Ý LÀM BÀI

Các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh

- Đồng bằng Bình - Trị - Thiên

- Đồng bằng Nam - Ngãi

- Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa

- Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận

Quan sát hình 2, đọc tên các đầm, phá ở Thừa Thiên - Huế.

GỢI Ý LÀM BÀI

Các đầm, phá ở Thừa Thiên - Huế là:

- Phá Tam Giang

- Đầm Cầu Hai

Dựa vào hình 1, em hãy: Đọc tên hai thành phố ở phía bắc và nam dãy núi Bạch Mã.

GỢI Ý LÀM BÀI

Tên hai thành phố ở phía bắc và nam dãy núi Bạch Mã là:

- Phía bắc: Huế

- Phía nam: Đà Nẵng

Quan sát hình 4, mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân.

GỢI Ý LÀM BÀI

Đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân vô cùng hiểm trở, đường đi hẹp, quanh co, xung quanh là các vực sâu

Bài 1 trang 137 SGK Địa lí 4

Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc.

GỢI Ý LÀM BÀI

Các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:

- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh

- Đồng bằng Bình - Trị - Thiên

- Đồng bằng Nam - Ngãi

- Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa

- Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận

Bài 2 trang 137 SGK Địa lí 4

Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì?

GỢI Ý LÀM BÀI

Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:

Đa phần miền Trung có những dãy núi trẻ. Núi lan ra sát biển. Chiểm phần lớn diện tích đồng bằng làm cho diện tích đồng bằng ở miền Trung nhỏ, hẹp.

Bài 3 trang 137 SGK Địa lí 4

Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

GỢI Ý LÀM BÀI

Vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Trong khi đó, những tháng cuối năm thường có mưa lớn và bão. Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột, đồng ruộng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của.

Giaibaitap.me

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Vở Bài Tập Lịch Sử, Địa Lí, Khoc Học Lớp 4

    • Sách Giáo Viên Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4

    • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 24 trang 135: Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các đồng bằng duyên hải miền trung theo thứ tự từ Bắc và Nam.

    Trả lời:

    Các đồng bằng duyên hải miền trung theo thứ tự từ Bắc và Nam: đồng bằng Thanh- Nghệ – Tĩnh, đồng bằng Bình- Trị- Thiên, đồng bằng Nam- Ngãi, đồng bằng Phú Yên- Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 24 trang 136: Quan sát hình 2, đọc tên các đầm phá ở Thừa Thiên Huế.

    Trả lời:

    Đầm phá ở Thừa Thiên Huế: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 24 trang 136: Dựa vào hình 1, em hãy:

    + Chỉ dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân.

    + Đọc tên 2 thành phố phía bắc và phía nam của dãy Bạch Mã.

    Trả lời:

    + dãy Bạch Mã là dãy núi đam ra biển, ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đã Nẵng. Đèo Hải Vân nằm trân dãy Bạc Mã

    + Phía Bắc dãy Bạch Mã là thành phố Huế, phía Nam dãy Bạch Mã là thành phố Đà Nẵng.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 24 trang 136: Quan sát hình 4, mô tả đoạn đường núi vượt trên cao đèo Hải Vân.

    Trả lời:

    Đoạn đường núi vượt trên đèo Hải Vân rất hiểm trở, quanh co, một bên là núi núi bên là vực sâu, đường hẹp chỉ có hai làn xe.

    Câu 1 trang 137 Địa Lí 4: Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng theo thức tự từ Nam ra Bắc.

    Trả lời:

    Các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc: đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận, đồng bằng Phú Yên- Khánh Hòa, đồng bằng Nam- Ngãi, đồng bằng Bình- Trị- Thiên, đồng bằng Thanh- Nghệ – Tĩnh.

    Câu 2 trang 137 Địa Lí 4: Ghi vào vở rồi đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng nhất: Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:

    Đồng bằng nằm ở ven biển.

    Đồng bằng có nhiều cồn cát.

    Đồng bằng có nhiều đầm phá.

    Núi lan ra sát biển.

    Trả lời:

    Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì: Núi lan ra sát biển.

    Câu 3 trang 137 Địa Lí 4: Nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

    Trả lời:

    Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung:

    + vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung ít mưa, không khí khô nóng.

    + cuối năm thường mưa lớn và bão gâp ngật lụt.

    Video liên quan

    Chủ Đề