Điều kiện ràng buộc là gì

Mục Lục

  • 1. Các loại ràng buộc
  • 2. Sự tương thông giữa các quan hệ
  • Tổng kết


Như các bạn đã biết, một CSDL quan hệ có thể gồm nhiều quan hệ khác nhau và các bộ trong các quan hệ có thể liên hệ với nhau theo một số cách nào đó.


Tuy nhiên, để các liên hệ đó được “thuận tiện” và không gây xung đột thì các CSDL phải thoã mãn một số ràng buộc và các giới hạn nhất định – gọi chung là các ràng buộc để đảm bảo tính hợp lý và nhất quán của các giá trị trong CSDL.





Các ràng buộc có thể tồn tại giữa các thuộc tính hoặc các bộ dữ liệu và đồng thời, các bộ của các quan hệ từ một lược đồ CSDL phải thoả mãn các ràng buộc ở bất kì thời điểm nào.

1. Các loại ràng buộc


Ràng buộc ngầm định: Là các ràng buộc liên quan đến tính chất của một quan hệ như:


  • Giá trị các thuộc tính phải là nguyên tố
  • Không được phép có hai bộ giống nhau trong cùng một quan hệ
  • Thứ tự các bộ trong một quan hệ là không quan trọng,…


Ràng buộc dựa trên ứng dụng: Là ràng buộc liên quan đến ngữ nghĩa và hành vi [behavior] của các thuộc tính. Loại ràng buộc này khó mô tả trong mô hình dữ liệu và chỉ được kiểm tra trong quá trình cập nhật dữ liệu dựa trên nền tảng ứng dụng đã được lập trình.


Ràng buộc dựa trên lược đồ: Là ràng buộc có thể mô tả trực tiếp trong lược đồ của mô hình dữ liệu. Loại ràng buộc này được mô tả bằng ngôn ngữ DDL bao gồm các ràng buộc về:



  • Miền giá trị [domain constraint]
  • Khoá [key constraint]
  • Các giá trị NULL
  • Toàn vẹn thực thể [entity integrity constraint]
  • Toàn vẹn tham chiếu [referential integrity constraint]


Ràng buộc dựa trên lược đồ có thể liên quan đến nhiều quan hệ hoặc trong phạm vi chỉ một quan hệ. Nếu phạm vi chỉ là một quan hệ:


  • Miền giá trị [domain constraint]
  • Khoá [key constraint]
  • Các giá trị NULL
  • Toàn vẹn thực thể [entity integrity constraint]


Phạm vi liên quan đến nhiều quan hệ:


  • Toàn vẹn tham chiếu [referential integrity constraint]
  • Các ràng buộc khác


Ràng buộc miền giá trị: Là loại ràng buộc về giá trị của một thuộc tính xác định nào đó trong một quan hệ cụ thể. Ràng buộc này có thể áp dụng lên một thuộc tính hoặc một nhóm các thuộc tính tự ràng buộc lẫn nhau về giá trị.


Ví dụ: 0

Chủ Đề