Điểm chữ đại học wiki năm 2022

1. Quy đổi điểm hệ 10 sang hệ chữ để đánh giá điểm học phần

Theo Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, các điểm thành phần của môn học được đánh giá theo thang điểm 10.

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có 01 điểm đánh giá.

Phương pháp, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương mỗi học phần.

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

+ A: từ 8,5 - 10,0;

+ B: từ 7,0 - 8,4;

+ C: từ 5,5 - 6,9;

+ D: từ 4,0 - 5,4.

Các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

+ Loại đạt không phân mức P: từ 5,0 trở lên.

+ Loại không đạt F: dưới 4,0.

- Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

+ I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

+ X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

+ R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Lưu ý về điểm kiểm tra, bảo vệ luận án online:

- Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

- Việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

+ Việc đánh giá phải thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 03 thành viên;

+ Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của thành viên hội đồng và người học;

+ Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến phải được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Cách quy đổi điểm ở trường đại học [Ảnh minh họa]

2. Cách quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 để đánh giá kết quả học kỳ, cả năm

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

- A quy đổi thành 4;

- B quy đổi thành 3;

- C quy đổi thành 2;

- D quy đổi thành 1;

- F quy đổi thành 0.

Theo đó, có thể quy đổi điểm trung bình hệ 10 sang hệ 4 theo bảng sau:

Điểm hệ 10

Điểm chữ

Điểm hệ 4

Từ 8,5 - 10,0

A

4

Từ 7,0 - 8,4

B

3

Từ 5,5 - 6,9

C

2

Từ 4,0 - 5,4

D

1

Dưới 4,0

F

0

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy.

Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Tiêu chí đánh giá kết quả học kỳ, cả năm

Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc từng năm học sẽ dựa trên kết quả các học phần của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

- Tổng số tín chỉ mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

- Tổng số tín chỉ mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học [số tín chỉ tích lũy], tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

- Điểm trung bình mà sinh viên đã học trong một học kỳ [điểm trung bình học kỳ], trong một năm học [điểm trung bình năm học] hoặc tính từ đầu khóa học [điểm trung bình tích lũy], tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

3. Cách xếp loại học lực sinh viên

Sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy theo khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học như sau:

Theo thang điểm 4:

- Từ 3,6 đến 4,0: xếp loại Xuất sắc;

- Từ 3,2 đến cận 3,6: xếp loại Giỏi;

- Từ 2,5 đến cận 3,2: xếp loại Khá;

- Từ 2,0 đến cận 2,5: xếp loại Trung bình;

- Từ 1,0 đến cận 2,0: xếp loại Yếu;

- Dưới 1,0: xếp loại Kém.

Theo thang điểm 10:

- Từ 9,0 đến 10,0: xếp loại Xuất sắc;

- Từ 8,0 đến cận 9,0: xếp loại Giỏi;

- Từ 7,0 đến cận 8,0: xếp loại Khá;

- Từ 5,0 đến cận 7,0: xếp loại Trung bình;

- Từ 4,0 đến cận 5,0: xếp loại Yếu;

- Dưới 4,0: xếp loại Kém.

Trên đây là cách quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 ở trường đại học, nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

>> Các trường hợp sinh viên được miễn, giảm học phí

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT và Đại học hướng dẫn các bạn cụ thể cách tính điểm trung bình các môn và theo dõi lực học của mình.

Điểm số luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm trong suốt quãng đời học sinh. Bởi vì điểm số sẽ quyết định các danh hiệu học sinh đạt được hay có đủ điều kiện lên lớp hay không. Học Wiki xin hướng dẫn các bạn cách tính điểm trung bình môn THCS và THPT và Đại học qua bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo:

  • Cách viết bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học
  • Cách viết bản kiểm điểm học sinh đánh nhau
  • Cách viết bản kiểm điểm đi học muộn

Cách tính điểm trung bình môn, điểm trung bình học kỳ 1, học kỳ 2, cả năm cho học sinh cấp 2, cấp 3, tính điểm tín chỉ Đại học, tính điểm thi vào cấp 3 là vấn đề được rất nhiều các em học sinh quan tâm trong cuộc sống hiện nay. Bài viết sau đây sẽ giúp các em dễ dàng tính toán và đánh giá kết quả học tập, thông qua đó có những kế hoạch điều chỉnh phương pháp học sao cho đạt kết quả tốt nhất, biết được mình đạt danh hiệu học sinh gì trong năm học.

1. Công cụ tính điểm trung bình môn trực tuyến

Bước 1: Bạn lựa chọn hình thức tính điểm. Có 3 hình thức để bạn lựa chọn đó là Xếp loại học sinh [tính điểm trung bình cả năm học và xếp loại học sinh], Trung bình môn học kỳ [tính điểm trung bình từng môn trong học kỳ], Trung bình môn học cả năm [tính điểm trung bình cả năm của từng môn học].

Bước 2: Bạn chỉ cần nhập các dữ liệu điểm số môn học vào các ô tương ứng rồi bấm xem kết quả. Ngay lập tức, hệ thống sẽ tính điểm trung bình và hiển thị kết quả trên màn hình để bạn có thể theo dõi.

Lưu ý: Riêng đối với mục Xếp loại học sinh, bạn cần lựa chọn lớp trước sau đó mới tiến hành nhập điểm trung bình cả năm của từng môn học vào ô tương ứng để hệ thống tính toán.

2. Tại sao cần tính điểm trung bình môn?

Điểm trung bình là số điểm khách quan nhất phản ánh quá trình học tập cũng như năng lực học tập của người học. Thông qua số điểm này, giáo viên có thể đánh giá được học sinh của mình có hiểu bài giảng không và ghi nhớ chúng được đến đâu.

Điểm trung bình môn là số điểm của rất nhiều bài kiểm tra được tổng hợp lại như bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài kiểm tra miệng nhanh đầu giờ hoặc là bài thực hành, bài thu hoạch,…Đối với bậc trung học thì điểm này chỉ có khi kết thúc một kì học của năm học.

3. Cách tính điểm trung bình môn học kỳ THCS,THPT

Ngày 26/8/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

Theo đó, điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 58.

Điểm trung bình môn học kì được tính như sau:

Điểm trung bình môn học kì [viết tắt là ĐTBmhk] là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này như sau:

ĐTBmhk = [TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck] : [Số ĐĐGtx + 5]

Trong đó:

TĐĐGtx : Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên

ĐĐGgk : Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì

ĐĐGck : Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì

ĐĐGtx : Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì

a] Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên [viết tắt là ĐĐGtx]: tính hệ số 1;

b] Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì [viết tắt là ĐĐGgk]: tính hệ số 2;

c] Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì [viết tắt là ĐĐGck]: tính hệ số 3.”.

  • Cách xếp loại học lực cấp 3

4. Cách tính điểm trung bình môn cả năm THCS, THPT

Điểm trung bình môn cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ 1 với điểm trung bình môn học kỳ 2 [lưu ý điểm trung bình môn học kỳ 2 tính hệ số 2 nhé các bạn].

Công thức tính điểm trung bình môn cả năm như sau:

Điểm trung bình môn cả năm = điểm trung bình môn học kỳ 1 + [điểm trung bình môn học kỳ 2 x 2] = kết quả/3

Ví dụ:

Môn văn bạn có điểm trung bình môn học kỳ 1 là 6.5 và học kỳ 2 là 7.0. Áp dụng công thức ở trên ta suy ra được

Điểm trung bình môn cả năm môn Văn = 6.5 + [7.0 x 2] = 20.5/3 = 6.8.

Thêm một lưu ý nữa là điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số các bạn nhé.

  • Cách xếp loại học lực cấp 2

5. Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2022

Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.

Điểm xét tốt nghiệp [ĐXTN] đối với Giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Xem chi tiết tại: Cách tính điểm tốt nghiệp THPT 2022

6. Cách tính điểm trung bình theo tín chỉ đại học

6.1. Cách tính điểm tín chỉ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, từ ngày 03/5/2021, khi Thông tư này chính thức có hiệu lực, sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực như sau.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

– Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

  • A: từ 8,5 đến 10,0;
  • B: từ 7,0 đến 8,4;
  • C: từ 5,5 đến 6,9;
  • D: từ 4,0 đến 5,4.

– Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

– Loại không đạt F: dưới 4,0.

– Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

  • I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
  • X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
  • R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

– A quy đổi thành 4;

– B quy đổi thành 3;

– C quy đổi thành 2;

– D quy đổi thành 1;

– F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

6.2. Cách tính điểm trung bình tích lũy 

Điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ được tính bằng tổng của điểm từng môn nhân với số tín chỉ của từng môn và chia cho tổng số tín chỉ [số tín chỉ của tất cả các môn]. Các bạn tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Trong đó:

  • A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình tích lũy
  • ai là điểm của học phần thứ i
  • ni là số tín chỉ của học phần thứ i
  • n là tổng số học phần.

* Các môn học không tín điểm trung bình là: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

Ví dụ: các bạn có bảng điểm

Môn học Số tín chỉ Hệ số 4
Tin học đại cương 2 3
Vật lý đại cương 2 4
Toán cao cấp 1 2 4
Toán cao cấp 2 3 3

Các bạn tính điểm trung bình tích lũy như sau:

Trong đó [2*3], [2*4], [2*4], [3*3] là số tín chỉ nhân với điểm của từng môn.

6.3 Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4

Xếp loại

Điểm số

[Thang điểm 10]

Điểm chữ

[Thang điểm 4]

Điểm số

[Thang điểm 4]

Đạt

Giỏi

Từ 9,0 đến 10

A+

4,0

Từ 8,5 đến 8,9

A

3,7

Khá

Từ 7,8 đến 8,4

B+

3,5

Từ 7,0 đến 7,7

B

3,0

Trung bình

Từ 6,3 đến 6,9

C+

2,5

Từ 5,5 đến 6,2

C

2,0

Trung bình yếu

Từ 4,8 đến 5,4

D+

1,5

Từ 4,0 đến 4,7

D

1,0

Không đạt

Kém

Dưới 4,0

F

0

7. Cách tính điểm thi vào lớp 10

7.1. Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Thí sinh dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập sẽ được tính điểm xét tuyển [điểm chuẩn vào lớp 10] theo nguyên tắc:

Điểm xét tuyển = [Điểm Toán + Điểm Văn] x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên [nếu có].

Thí sinh có đủ số bài thi, không vi phạm quy chế đến mức bị hủy bài thi, không có bài thi điểm 0 thì mới đủ điều kiện xét tuyển.

Có 4 đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10 tại Hà Nội được quy định như sau: Thí sinh là học sinh trưởng Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc ít người thuộc một trong các dân tộc như: La Ha, La Hù, Pà Thèn, Chứt…

Ngoài ra còn có học sinh khuyết tật: Bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt khó khăn.

Học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể thao và các cuộc thi khoa học kỹ thuật…

7.2. Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Đà Nẵng

Theo đó, điểm xét tuyển vào lớp 10 ở TP. Đà Nẵng được tính theo công thức sau:

*Điểm các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ được xét trong khoảng từ 0 đến 10

Điểm xét tuyển = [Điểm Ngữ văn + Điểm Toán] x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 4 năm học cấp THCS [từ 2,5 đến 5 điểm mỗi năm] + Điểm ưu tiên [nếu có]

7.3. Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Tp. Hồ Chí Minh

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môm Toán + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

– Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi.

– Điểm bài thi được cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.

– Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tối đa không quá 03 điểm.

Học Wiki xin giới thiệu tới các bạn bài Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học. Mong rằng bài viết này sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.

Video liên quan

Chủ Đề