Địa lý lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Thời tiết và khí hậu các đới khí hậu trên Trái Đất

Trả lời câu hỏi mục 1, 2, 3, 4, 5 trang 155, 156, 157, 158 SGK Địa lí 6. Giải bài 1, 2, 3 trang 159 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Bài 13. Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Quan sát hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết: – Nhiệt kế hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?

– Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?

– Cho biết nhiệt kế hình 13.2 chỉ 250C

– Nhiệt độ không khí là một hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, ngay lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Không khí có nhiệt độ là do mặt trời hấp thu năng lượng nhiệt của mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên, độ nóng hay lạnh đó nhiệt độ của không khí.

II. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất theo vĩ độ

Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

– Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

Bảng 13.1. Vĩ độ và nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới

– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới:

   +Ở Singapore cao nhất ở vị độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm so  với các nước còn lại cao nhất, An-ta[Alta], Na Uy có vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.

– Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đát nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sàng mặt trời với về mặt trái đất cao nên nhiệt độ thường cao.

III. Độ ẩm không khí, mây và mưa

Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết: – Chỉ số nào trên hình 13.3 thể hiện độ ẩm không khí?

– Mây và mưa được hình thành như thế nào?

– Chỉ số 52,3 là chỉ số của độ ẩm không khí.

– Mây được tạo thành bởi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước lí ti tạo ra những đám mây. Khi hơi nước trong các đám mây tiếp tụ ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

IV. Thời tiết và khí hậu

Đọc các thông tin trong bài, cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau cơ bản của thời tiết và khí hậu

– Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi.

– Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

V. Các đới khí hậu trên trái đất

Câu 1. Quan sát hình 13.4 và nội dung trong bài, em hãy kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

Hình 13.4. Sự phân chia các đới khí hậu trên Trái Đất.

– Các đới khí hậu trên trái đất: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới

Câu 2. Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm khái quát của một đới khí hậu tùy chọn.

Đới khí hậu nhiệt đới là khu vực nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hấp thục được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch, lượng mưa trung bình năm từ 1000 mm đến 2000 mm.

Bài 1 trang 159 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm.

Vận dụng các tính nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ trung bình tháng tính bằng cách cộng tổng nhiệt độ các ngày trong tháng và chia cho số ngày trong 1 tháng.

Nhiệt độ trung bình năm tính bằng cách cộng tổng nhiệt độ trung bình các tháng lại và chia cho 12 tháng trong một năm.

Bài 2 trang 159 Địa 6 Chân trời sáng tạo

Cho bảng số liệu sau

Dựa vào bảng số liệu 13.3:

– Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội.

– Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu 0C ? Nhiệt độ thấp nhật là bao nhiêu 0C ?

– Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C?

Cách giải:

– Nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội: [19+19+27+23]/4 = 220C

– Nhiệt độ cao nhất là 270C. Nhiệt độ thấp nhất là 190C.

– Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh nhau 80C.

Bài 3

Em hãy cho biết cần làm gì và không được làm gì để phòng tránh tai nạn do sấm sét?

Nên: Ở trong nhà khi trời mưa giông có sấm sét, rút dây điện của các thiết bị điện tử…

Không nên: Ra ngoài khi trời mưa gió, không trú mưa dưới những cây lớn, đặc biệt là những cây riêng lẻ….

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trát Đất hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

Quảng cáo

I. Nhiệt độ không khí

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt chủ yếu cho Trái Đất.

- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

- Cách đo: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong liều khí tượng cách mặt đất 1,5 m.

- Thời gian: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày [ở Việt Nam vào các thời điểm: 1, 7, 13, 19 giờ].

II. Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

- Càng lên cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

III. Độ ẩm không khí, mây và mưa

* Độ ẩm không khí

- Trong không khí có hơi nước.

- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.

- Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.

* Mây và mưa

- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ tạo ra các hiện tượng mây, mưa, sương,...

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước [mây], gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

 - Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

IV. Thời tiết và khí hậu 

* Thời tiết

- Khái niệm: Là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể.

- Các yếu tố: được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió.

- Đặc điểm: Thời tiết luôn thay đổi.

* Khí hậu

- Khái niệm: Là tổng hợp các yếu tố thời tiết [nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...] của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

- Đặc điểm: Khí hậu có tính quy luật.

V. Các đới khí hậu trên Trái Đất 

- Các đới khí hậu: Đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh.

- Đặc điểm các đới khí hậu

Đới khí hậu

Phạm vi

Đặc điểm

Loại gió

Đới nóng

Nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C.

- Lượng mưa trung bình 1000-2000mm.

Mậu dịch.

Đới ôn hoà

Nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực.

- Nhiệt độ trung bình, các mùa trong năm rõ rệt [xuân, hạ, thu, đông].

- Lượng mưa trung bình 500-1500mm.

Tây ôn đới.

Đới lạnh

Từ hai vùng cực đến cực.

- Quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ. Chênh lệch ngày đêm lên tới 24 giờ.

- Lượng mưa trung bình thấp [dưới 500mm].

Đông cực.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề