Đề thi giữa học kì 2 môn văn lớp 10

TOP 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi giữa học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề 1

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

Phần I. Đọc hiểu [6,0 điểm]

Đọc bài văn bản sau:

BẾN ĐÒ XUÂN ĐẦU TRẠI

Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.

[Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB KHXH,1976]

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn
  3. Tự do
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi”?

  1. Ẩn dụ, so sánh
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Nhân hoá

Câu 4. Hệ thống cảnh vật mùa xuân có trong bài thơ?

  1. Bến xuân, cỏ xanh, mưa xuân, con đò.
  2. Nước sông, cỏ sanh, mưa xuân, con đò.
  3. Cỏ xanh, mưa xuân, đường đồng, con đò
  4. Trời, mưa xuân, cỏ xanh, con đò.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 5. Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thể hiện qua những nét vẽ như thế nào?

Câu 6. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” và cho biết ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua bức tranh mùa xuân?

Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối.

Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.

Phần II. Viết [4,0 điểm]

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về: sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

Mỗi nét vẽ đều mang đậm hồn quê. Cỏ được ngắm nhìn qua làn mưa nên màu cỏ nhạt nhòa tựa như làn khói xanh êm ả mà tràn đầy sức sống, cỏ được so sánh gợi lên vẻ đẹp mơ màng huyền ảo của bến sông quê

0.5

6

Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá.

Ý nghĩa: Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh con đò nay mồ côi, đơn độc, được nhân hóa đang nằm an nhàn, gối đầu lên bãi cát mà ngủ ngon lành.

0.5

7

Cảnh vật dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi là những cảnh vật nên thơ, hữu tình, hoà quyện với nhau. Cảnh như mộng, pha chút cô đơn, quạnh quẽ, trống vắng.

1,0

8

Những con đường trên đồng nội đi tới bến đò thưa vắng hành khách. Cảnh vật lặng lẽ thấm buồn. Con đò nơi bến vắng kí thác nhiều tâm sự của tác giả, gọi liên tưởng đến tâm tinh nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung.

1,0

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về: sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống

0,5

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận: Bàn về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống của con người.

- Giải thích: Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.

Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.

- Phân tích, bình luận:

+Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời: Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần. Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.

+ Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định.

- Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời:

+Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.

+Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.

+Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta.

+Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng.

- Mở rộng: Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thực tế. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.

-Khẳng định, nhấn mạnh lại vai trò, tầm quan trọng của niềm tin đối với con người trong cuộc sống.

- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

- Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.

2,5

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

  1. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Đề thi giữa kì 2 Văn 10

  1. ĐỌC HIỂU [6. 0 điểm]

Đọc văn bản:

Sang thu

Hữu Thỉnh

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

[Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991]

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

  1. Tự sự
  2. Biểu cảm
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Ngũ ngôn
  3. Song thất lục bát
  4. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng:

  1. Một mùi hương
  2. Một cơn mưa
  3. Một đám mây
  4. Một cánh chim

Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  1. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ
  3. Hoán dụ
  4. Điệp từ

Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

  1. Đi rất chậm, dò từng bước một
  2. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
  3. Ngập ngừng như không muốn đi
  4. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 6: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

  1. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
  2. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
  3. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
  4. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý

Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?

  1. Sôi động, náo nhiệt
  2. Bình lặng, ngưng đọng
  3. Xôn xao, rộn ràng
  4. Nhẹ nhàng, giao cảm

Trả lời các câu hỏi

Câu 8: Cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Câu 9: Thông điệp mà nhà thơ gửi găm trong hai câu thơ:

Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] cảm nhận về thời khắc sang thu ở quê hương em.

II. VIẾT [4. 0 điểm]

Đọc đoạn văn sau:

. . . . Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

Đứa khác nói:

- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

Sơn ưỡn ngực đáp:

- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:

- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

- Sao không bảo u mày may cho?

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. . . .

[Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I ĐỌC HIỂU6,01A0,52B0,53A0,54A0,55C0,56C0,57D0,5

8

- Nhân vật trữ tình có những cảm nhận hết sức tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa sang thu

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngỡ ngàng bâng, khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1. 0

10

- HS cảm nhận được phút giây giao mùa sang thu ở quê hương mình qua một và hình ảnh thiên nhiên cụ thể

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1. 0

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,5

  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

vẻ đẹp của nhân vật Sơn

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

-Học sinh xác định đúng một nửa vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Đặc điểm:

- Sơn là một đứa trẻ được yêu thương

- Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện

- Sơn là một đứa trẻ thương người

* Nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2. 0

* Đánh giá chung:

- Vẻ đẹp của nhân vật Sơn cũng chính là tấm lòng nhân hậu của nhà văn

- Phong cách viết truyện ngắn Thạch Lam

- Khẳng dịnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

  1. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

I + II

10

Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

3

0

4

1

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Thời gian làm bài: 90 phút

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

Chủ Đề