Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi : Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:

Quảng cáo

Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp: lọc, chưng cất, chiết,…

Cụ thể:

- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn [không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao] ra khỏi hỗn hợp chất lỏng

- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.

Ví dụ:

+ Cồn sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Để tách riêng cồn và nước thì đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80oC, cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên sẽ bay ra trước. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng. Giữ cho nhiệt độ ở trên 80oC một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.

+ Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Minh họa bằng hình ảnh:

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Hóa học lớp 8 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau

  • Một số phương pháp vật lí thường dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp: phương pháp lọc, phương pháp cô cạn, phương pháp chiết

  • Phương pháp lọc: dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

  • Phương pháp cô cạn: dùng để tách chất rắn tan [không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao] ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

  • Phương pháp chiết: dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

  • Các phương pháp lọc, cô cạn và chiết là những phương pháp đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy vào tính chất của các hỗn hợp mà chọn lựa phương pháp tách phù hợp

- Phương pháp lắng dùng để tách các chất rắn lơ lửng nặng hơn ra khỏi các chất nhẹ hơn.

- Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan khỏi hỗn hợp của chúng.

Gạnđổ khẽ để lấy phần chất lỏng trong [nước trong] và để lại chất rắn [cặn].

Ví dụ:

Nước đục do bị lẫn bùn, đất, khi để yên, các hạt bùn, đất nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy. Gạn lấy lớp nước ở phía trên ta được nước trong hơn.

Khi các chất rắn lơ lửng, khó lắng xuống, ta có thể lọc để tách chúng ra khỏi chất lỏng hoặc chất khí.

Để lọc chất rắn ra khỏi chất lỏng, thường dùng phễu lót giấy lọc. Giấy lọc chứa những lỗ nhỏ li ti, khi chất lỏng chảy qua giấy lọc, những hạt chất rắn có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại.

Hình a. Gấp giấy lọc.

Hình b. Đặt giấy lọc vào phễu. Đặt phễu lọc lên bình tam giác và làm ướt giấy lọc bằng nước.

Hình c. Để cát trong hỗn hợp lắng xuống.

Hình d. Rót từ từ hỗn hợp cát và nước xuống phễu lọc, tráng cốc và đổ tiếp vào phễu.

Hình e. Chờ cho nước chảy xuống bình tam giác.

Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn tan, khó bay hơi, bền với nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch của nó.

Hay nói cách khác, phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn ra khỏi dung dịch hoặc huyền phù bằng cách làm cho dung môi bay hơi, thu được chất rắn còn lại.

Ví dụ: Thu muối ăn từ nước muối bằng cách đun nóng dung dịch này cho đến khi nước [dung môi] bay hơi hết, còn lại muối [chất rắn].

Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau.

Hay nói cách khác, phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

Ví dụ: Dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất, để tách riêng hai chất này, ta sử dụng phương pháp chiết như hình dưới đây.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề