Bảo lãnh ngân hàng để làm gì

Bảo lãnh ngân hàng là một khái niệm đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Vậy, bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào?

Trong giao dịch thương mại có hai chủ thể chính là bên bán và bên mua. Cả hai đều muốn đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, các dịch vụ bảo lãnh ra đời nhằm thay thế bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ với bên còn lại.

Nếu bạn đang chưa thực sự hiểu bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình bảo lãnh ngân hàng ra sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Theo Luật tổ chức tín dụng năm 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một hình thức cấp tín dụng. Theo đó, đây là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng [bên bảo lãnh] với bên có quyền [bên nhận bảo lãnh] về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng [bên được bảo lãnh].

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Điều này được áp dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. 

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh được biết đến là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, ngân hàng sẽ thực hiện thay cho đơn vị kinh doanh đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 [Bên bán hàng].

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Để hiểu rõ hơn về bảo lãnh ngân hàng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về đặc điểm của nó. Cụ thể:

  • Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch hay hành vi thương mại đặc thù.
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường là tổ chức tín dụng thực hiện.
  • Tổ chức tín dụng không chỉ là người bảo lãnh mà còn là một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ có 2 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
  • Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản. 
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện [hay còn gọi là bảo lãnh độc lập].

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng được phân chia ra nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Phân loại theo phương thức phát hành
  • Bảo lãnh trực tiếp.
  • Bảo lãnh gián tiếp.
  • Bảo lãnh được xác nhận.
  • Đồng bảo lãnh.
Phân loại theo hình thức sử dụng
  • Bảo lãnh có điều kiện.
  • Bảo lãnh vô điều kiện.
Phân loại theo mục đích sử dụng
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay [Bảo lãnh vay vốn]/
  • Bảo lãnh dự thầu.
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  • Bảo lãnh thanh toán.
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước.
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn.
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.
Các loại bảo lãnh khác
  • Thư tín dụng dự phòng [L/C].
  • Bảo lãnh thuế quan.
  • Bảo lãnh hối phiếu.
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Đối tượng tham gia bảo lãnh ngân hàng

  • Bên bảo lãnh: Ngân hàng
  • Bên được bảo lãnh: Là khách hàng của ngân hàng, có nghĩa vụ thực hiện chi trả các khoản nợ theo cam kết ghi trong hợp đồng.
  • Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng, là đối tác của khách hàng.

Lợi ích của việc bảo lãnh

  • Giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn.
  • Khách hàng không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh của ngân hàng. Nhờ vào điều này mà gia tăng thêm cơ hội trì hoãn thanh toán, tăng tài sản lưu thông hiện có.  

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác yêu cầu khách hàng phải có bảo lãnh Ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh.
  • Hồ sơ pháp lý bao gồm các loại giấy tờ chứng minh nhân thân.
  • Hồ sơ mục đích.
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh.
  • Hồ sơ TSBĐ.
Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung như tính hợp pháp, tính khả thi của dự án bảo lãnh, hình thức đảm bảo, năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng…

Nếu đồng ý bảo lãnh, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký Hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.  Trong hợp đồng sẽ thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng như số tiền và thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, quy định về TSĐB…

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Trong thư bảo lãnh sẽ quy định rõ các nội dung trong hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH [bên được Bảo lãnh] Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác [Bên nhận Bảo lãnh]

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng [trả nợ gốc, lãi, phí].

Trường hợp bên được ngân hàng bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ đứng ra trả thay và tự động hạch toán vay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. 

Đối với những trường hợp cần thiết, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Phí bảo lãnh ngân hàng

Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh sẽ phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Theo đó, khoản phí dùng để bù đắp những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra có tính đến những rủi ro có thể phải gánh chịu. 

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện cam kết trong hợp đồng.  
  • Tỷ lệ phí [%]: Quy định theo từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
  • Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì, quy trình bảo lãnh ngân hàng như thế nào rồi phải không? Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

TÌM HIỂU THÊM:

Theo [DNHN] – Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách là nhà kinh doanh, thông qua hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng tạo lợi nhuận cho mình.

Mối liên hệ giữa bên bảo lãnh – bên được bảo lãnh – ngân hàng

[Ảnh minh họa]

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng được thực hiện như thế nào? Doanhnghiephoinhap.vn giới thiệu tới quý độc giả những kiến thức cơ bản xung quanh khái niệm “bảo lãnh ngân hàng”.

Nguyên nhân hình thành bảo lãnh nguyên hàng

Hiện nay, sự phát triển của sản xuất, hàng hóa và sự xuất hiện của tiền tệ ngày càng phát triển. Việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia càng lớn đã có một số khó khăn nhất định trong quá trình mua bán, thanh toán, chuyển đổi tiền.

Vì vậy, việc các thương gia phải thực hiện công việc đổi các loại tiền của các vùng, các nước khác nhau giúp cho việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chính vì vậy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng các dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một trong những nghiệp vụ phát triển hiện nay của ngân hàng là nghiệp vụ bảo lãnh. Những rủi ro khác nhau trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng là lý do sinh ra nhiều loại bảo lãnh khác nhau.

Dù rằng về cơ bản, chúng được phát hành với mục đích chung bảo vệ người thụ hưởng đối với những rủi ro xảy ra do người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.

Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh là khái niệm được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, ở mỗi góc độ nó được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Hiểu theo phương diện pháp lí thì “Bảo lãnh là việc người thứ ba [gọi là người bảo lãnh] cam kết với bên có quyền[gọi là người nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [gọi là người được bảo lãnh] nếu khi đến thời hạn mà người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” – Điều 366 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.

Đó là khái niệm bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó cũng có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với nghĩa tương tự. Theo điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau: “Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng [bên bảo lãnh] với bên có quyền [bên nhận bảo lãnh] về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng [bên được bảo lãnh] khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.

Về đặc điểm của Bảo lãnh ngân hàng, chủ thể là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này độc lập nhau về mặt chủ thể cũng như nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép. Bảo lãnh ngân hàng được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng trải qua 6 bước, gồm có:

Bước 1, Khách hàng ký kết Hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng

Bước 2, khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng. Hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm: Giấy đề nghị bảo lãnh; Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ mục đích; Hồ sơ tài chính kinh doanh và Hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 3, Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

Bước 4, ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..

Cần nhớ rằng Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng [bên được Bảo lãnh]; Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác [Bên nhận Bảo lãnh]

Bước 5, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6, ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng [trả nợ gốc, lãi, phí]

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, tổ chức tín dụng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của của bên được bảo lãnh. Tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp cần thiết để thu hồi nợ như phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện…

Bảo Ngân

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: //doanhnghiephoinhap.vn/doanh-nghiep-can-biet-bao-lanh-ngan-hang-va-quy-trinh-bao-lanh-ngan-hang.html

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề