Đề bài - đề kiểm tra 15 phút – chương 1 – đề số 2 – vật lý 11

\[\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{k\left| {4q} \right|}}{{{{\left[ {r + 9} \right]}^2}}} = \frac{{k\left| { - q} \right|}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow {\left[ {r + 9} \right]^2} = 4{{\rm{r}}^2} \Leftrightarrow r = 9cm\end{array}\]

Đề bài

Câu 1: Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là vectơ?

A. Đường sức điện

B. Điện tích

C. Cường độ điện trường

D. Điện trường

Câu 2: Hai điện tích điểm q1= 4q và q2= -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B một khoảng

A. 27cm B. 9cm

C. 18cm D. 4,5cm

Câu 3: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J thì thế năng của nó tại B là:

A. 0J. B. -2.5 J.

C. 5 J D. -5J

Câu 4: Một vật mang điện âm là do

A. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtrôn nhiều hơn số prôtôn.

B. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nơtrôn

C. nó có dư electrôn.

D. nó thiếu electrôn.

Câu 5: Một tụ điện có điện dung 5.10-6F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng bao nhiêu?

A. U = 27,2V B. U = 37,2V

C. U = 47,2V D. U = 17,2V

Câu 6: Có bốn vật A,B,C,D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu

Câu 7: Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18C. Hỏi điện trường giữa hai tấm đó, lấy g = 10m/s2.

A. E = 750 V/m

B. E = 7500 V/m

C. E = 75 V/m

D. E = 1000 V/m

Câu 8: Có hai điện tích q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1 >0 và q2 0 D. q1.q2 \left| {{q_2}} \right|\] nên điểm này phải nằm về phía B.

Ta biểu diễn cường độ điện trường tại C như hình vẽ.

Tại C: \[{E_A} = {E_B}\]

\[\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{{k\left| {4q} \right|}}{{{{\left[ {r + 9} \right]}^2}}} = \frac{{k\left| { - q} \right|}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow {\left[ {r + 9} \right]^2} = 4{{\rm{r}}^2} \Leftrightarrow r = 9cm\end{array}\]

Chọn B

Câu 3:

Ta có: \[{A_{AB}} = {{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_B}\\ \Rightarrow {{\rm{W}}_B}{\rm{ = }}{{\rm{W}}_A} - {{\rm{W}}_{AB}} = 2,5 - 2,5 = 0J\]

Chọn A

Câu 4:

Một vật mang điện âm là do nó có dư electron.

Chọn C

Câu 5:

Ta có: \[U = \frac{Q}{C} = \frac{{{{86.10}^{ - 6}}}}{{{{5.10}^{ - 6}}}} = 17,2V\]

Chọn D

Câu 6:

Ta có:

Lực tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy khi q1.q2 > 0

Lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút khi q1.q2 < 0

Theo đề bài ta có:

+ A hút B => qA. qB qA.qC >0

+ C hút D => qC.qD A và C cùng dấu, B và D cùng dấu, A và D khác dấu

Chọn B

Câu 7:

Do P hướng xuống nên để hạt bụi lơ lửng được thì F phải hướng lên trên E hướng lên trên hay tấm kim loại bên dưới tích điện dương, tâm kim loại trên tích điện âm.

\[\begin{array}{l}F = P \Rightarrow qE = mg\\ \Rightarrow E = \frac{{mg}}{q} = \frac{{3,{{6.10}^{ - 15}}.10}}{{4,{{8.10}^{ - 18}}}} = 7500V/m\end{array}\]

Chọn B

Câu 8:

Ta có: Tương tác giữa hai điện tích là tương tác đẩy khi q1.q2 >0.

Chọn C

Câu 9:

Ta có: \[C = \frac{{\varepsilon S}}{{4\pi k{\rm{d}}}}\] => khi d tăng gấp 2 lần thì \[C' = \frac{C}{2}\]

Lại có: \[Q = CU = C'U' \Rightarrow U' = \frac{C}{{C'}}.U = 2U\] => hiệu điện thế của tụ tăng gấp đôi

Chọn A

Câu 10:

Ta có:

\[\begin{array}{l}F = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{10}^{ - 9}}.[ - 2]{{.10}^{ - 9}}} \right|}}{{{r^2}}} = {10^{ - 5}}\\ \Rightarrow r = 0,03\sqrt 2 m = 3\sqrt 2 cm\end{array}\]

Chọn A

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề