Dấu hiệu pháp lý nhận biết chất thải

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Hiện nay, tình hình môi trường ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm trầm trọng, bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động của con người như: phá rừng phòng hộ, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép…. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nước đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Các hành vi phạm tội của nhóm tội phạm về môi trường là xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tội phạm về môi trường là gì?
  • 2 2. Phân loại các loại hình tội phạm môi trường:
    • 2.1 2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường [Điều 235 BLHS]:
    • 2.2 2.2. Tội phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại [Điều 236 BLHS]:
    • 2.3 2.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường [Điều 237 BLHS]:
    • 2.4 2.4. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông [Điều 238 BLHS]:
    • 2.5 2.5. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam [Điều 239 BLHS]:
    • 2.6 2.6. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người [Điều 240 BLHS]:
    • 2.7 2.7. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật [Điều 241 BLHS]:
    • 2.8 2.8. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản [Điều 242 BLHS]:
    • 2.9 2.9. Tội hủy hoại rừng [Điều 243 BLHS]:
    • 2.10 2.10. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm [Điều 244 BLHS]:
    • 2.11 2.11. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên [Điều 245 BLHS]:
    • 2.12 2.12. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại [Điều 246 BLHS]:

1. Tội phạm về môi trường là gì?

– Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường.

Tội phạm về môi trường tên tiếng Anh là: “Environmental crime”.

2. Phân loại các loại hình tội phạm môi trường:

– Các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 2015 được chia thành 4 nhóm và sắp xếp theo trật tự sau:

Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường [các Điều 235, 236, 237 và 239 BLHS]

Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật [Điều 240 và Điều 241];

Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường [Điều 242 và Điều 243];

Xem thêm: Phân biệt tội phạm về môi trường với vi phạm hành chính về môi trường

Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường [Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246].

2.1. Tội gây ô nhiễm môi trường [Điều 235 BLHS]:

Tội gây ô nhiễm môi trường là hành vi cố ý chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật các chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hoặc chất thải nguy hại khác làm ô nhiễm môi trường.

a. Dấu hiệu pháp lý

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm được điều luật quy định như sau:

–  Nhóm chủ thể chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc chưa bị kết án về tội này, thì hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường được quy định là một trong các hành vi sau: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1000 kg trở lên

– Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối [m3]/ngày đến dưới 10.000 mét khối [m3]/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

–  Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;

–  Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối [m3]/ngày đến dưới 10.000 mét khối [m3]/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

– Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối [m3]/giờ đến dưới 500.000 mét khối [m3]/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

–  Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

b. Hình phạt

Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung và 1 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

 – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;

+  Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối [m3]/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;

+ Xả ra môi trường 10.000 mét khối [m3]/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

+  Thải ra môi trường 500.000 mét khối [m3]/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;

+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.

–  Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam;

+ Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên;

+ Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối [m3]/ngày đến 10.000 mét khối [m3]/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;

+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;

+  Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối [m3]/ngày đến dưới 10.000 mét khối [m3]/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

+ Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối [m3]/giờ đến dưới 300.000 mét khối [m3]/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam;

+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.

–  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

+  Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Chủ Đề