Đậu bắp là gì

Đậu bắp có lẽ là loại thực phẩm xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt nhưng bạn có thật sự biết rõ về chúng? Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc của chúng và đồng thời làm một chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới để xem người dân các châu lục chế biến đậu bắp như thế nào trong nền ẩm thực của mình.


Đậu bắp đã được trồng dọc bờ sông Nile từ thế kỷ XII. Ảnh: Internet

1. Châu Phi hay Châu Á là tranh cãi về nguồn gốc của đậu bắp. Đậu bắp có tên tiếng Anh là Okra, có tên khoa học là Abelmoschus esculentus [thuộc họ Malvaceae]. Một số người cho rằng, đậu bắp có nguồn gốc từ Tây Phi, Ethiopia nhưng một số khác lại cho rằng nó có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và các khu vực cận nhiệt đới.

2. Bāmiyā là tên gọi của đậu bắp theo tiếng Ai Cập và Ethiopia. Đậu bắp được trồng dọc theo bờ sông Nile từ thế kỷ XII. Từ Ai Cập chúng bắt đầu lan rộng đến nhiều quốc gia Bắc Phi, Địa Trung Hải, Ấn Độ. Trong ẩm thực Ai Cập, đậu bắp là thành phần không thể thiếu của món bamya weeka sa’idi – một món ăn làm từ thịt bò hầm với đậu bắp, cà chua, hành tây, ớt, tiêu, tỏi và rau mùi.

3. Canh chua là món canh đặc trưng của người Việt Nam và luôn có sự xuất hiện của đậu bắp.

4. Ở miền Bắc Ấn Độ có một món ăn rất phổ biến tên là bhindi masala. Đây là món ăn sử dụng đậu bắp áp chảo với một ít dầu cho đến khi giòn sau đó đem đi ướp với hỗn hợp gia vị cari, ngò gai, ớt hiểm và hành tây.

5. Đầu bếp người Mỹ nổi tiếng Emeril Lagasse – người uy tín số một về ẩm thực Cajun trong những năm gần đây đã giới thiệu một số công thức từ đậu bắp. Một trong số đó là, đậu bắp được ướp trong bơ trước khi chiên rồi được phục vụ kèm với tôm, cua, thịt gà, xúc xích hun khói.

6. Tại Brazil, gà hầm đậu bắp là món ăn rất nổi tiếng.

7. Theo các nhà khảo cổ học thực phẩm, đậu bắp xuất hiện trong các món ăn của người da đỏ từ thế kỷ XVIII.

8. Trên đảo Caribe có một công thức món ăn rất phổ biến là nấu đậu bắp với gạo và ngô. Ngoài ra còn có món đuôi bò hầm với đậu bắp hoặc đậu bắp hầm với thịt gà và nấm djon – một loại nấm đặc sản của địa phương.

9. ọ́kụ̀rụ̀ là tên gọi của một nhóm dân tộc ở vùng Đông Nam Nigeria dành cho đậu bắp. Ở Nigeria, đậu bắp là thành phần chính của món hầm bao gồm cá, thịt gia cầm [bao gồm cả nội tạng], đậu bắp, hành tây, bí đỏ.

10. “Những ngón tay của quý bà” là một trong số rất nhiều cái tên được đặt cho quả đậu bắp ở các nước nói tiếng Anh. Trên thực tế, quả đậu bắp có hình dáng thon nhỏ làm gợi nhớ đến hình ảnh ngón tay của phụ nữ.

11. Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp: Nước 90%, carbohydrate 7%, protein 2%, lượng calo thấp [trong 100g chỉ có 33 kcal], giàu chất xơ, vitamin A, C, K và cũng là nguồn cung cấp axit folic, kali, canxi và magiê tuyệt vời.

12. Hạt đậu bắp tươi khi chín được dùng để chiết xuất dầu. Loại dầu này có màu vàng ánh xanh, giàu axit linoleic, hương vị và mùi rất dễ chịu.

13. Tại Philippines, đậu bắp được ăn kèm với thịt lợn, mắm tôm, trứng gà, cải thìa, đậu que, khổ qua, hành tây, cà chua, gừng và tỏi. Món ăn được dùng nóng cùng với cơm trắng và có hương vị rất hấp dẫn.

14. Khi mua đậu bắp, bạn nên chọn những quả có kích thước vừa hoặc nhỏ vì chúng sẽ mềm và ít xơ hơn. Màu sắc sáng đẹp, đều màu, không có tỳ vết hoặc biến đổi màu sắc. Thông thường đậu bắp màu xanh nhưng bạn cũng sẽ tìm thấy các loại đậu bắp có màu đỏ và đỏ tía. Đậu bắp chất lượng phải chắc, có độ dai sau khi xử lý. Ngoài quả, lá cây đậu bắp cũng được sử dụng để ăn sống cho món salad hoặc được luộc, xào tương tự như lá rau bina.


Ngoài màu xanh còn có giống đậu bắp đỏ hay đỏ tía. Ảnh: Internet

15. Công thức các món ăn về đậu bắp được xuất hiện sớm nhất tại Mỹ vào thế kỷ XIX trong những cuốn sách do các tác giả nữ thuộc tầng lớp thượng lưu biên soạn gồm Mary Randolph [The Virginia Housewife, 1838] và Abby Fisher [What Mrs. Fisher Knows About Old Southern Cooking, 1881].

16. Khi để nguyên quả hoặc cắt thành từng khoanh tròn ngâm với nước trong một đêm chúng sẽ tạo thành một loại thảo dược tuyệt vời. Hương vị của nó có vị đắng dễ chịu.

17. Ở Đông Phi, đậu bắp là loại thực phẩm rất phổ biến. Người bản địa hái khi quả còn nhỏ và mềm. Chúng xuất hiện trong các món súp, món hầm thịt, cá hoặc đậu om với các loại rau khác và có thể ăn kèm với kê, khoai mì.

18. Một số tên gọi của đậu bắp tại các quốc gia trên thế giới: Okra, gombo, lady’s fingers, bhindi, bāmiyā; krajiab kheaw [Thái Lan]; okura or kiku kimo [Nhật Bản]; gambô, quibombô or quiabo trong tiếng Bồ Đào Nha; oh k’u ra [Hàn Quốc], grønsakhibisk [Na Uy]…

19. Khi nấu chín, đậu bắp có xu hướng trở nên dính, đó cũng là lý do tại sao chúng thường xuất hiện trong các món súp và món hầm như một chất làm đặc. Nếu thích ăn chúng khi vẫn còn giòn, bạn nên xào nó trong vài phút với dầu và gia vị.

20. Đậu bắp trở nên phổ biến tại Mỹ từ thế kỷ XVII trở đi, trong thời kỳ đen tối của việc buôn bán nô lệ châu Phi.

21. Một trong những đặc sản của bang Gujarat [Tây Ấn Độ] là món Gujarati bhinda ni kadhi – đó là một món súp kem nóng với sữa chua và đậu bắp áp chảo. Nó được dùng với cơm.

Theo finedininglovers

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày, người ta thường sử dụng đậu bắp để nướng, luộc, nấu canh,… nhưng ít ai biết đến còn có một cách chế biến khác từ đậu bắp giúp mang lại những tác dụng thần kì cho sức khỏe, đó chính là uống nước đậu bắp. Vậy sự thật uống nước đậu bắp có tác dụng gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé!

Đậu bắp là gì?

Đậu bắp là loài thực vật có hoa màu xanh lá cùng họ với cây dâm bụt. Có tên gọi khoa học là Hibicus enculentus L. [Albelmoschus enculentus Wight et Arn] thuộc họ Đông [Malvaceae]. Cây còn được biết đến với các tên gọi như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,…

Đậu bắp có màu xanh dài giống như quả mướp nhưng nhỏ hơn. Hạt màu trắng tròn như hạt bắp [ngô]. Thường được trồng nhiều ở những vùng nhiệt đới ôn đới, trong đó miền Nam của Việt Nam cũng là nơi đậu bắp được trồng phổ biến.

uống nước đậu bắp có tác dụng gì 1

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu bắp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 1000gr đậu bắp có chứa các thành phần dinh dưỡng như: 16,3 mg vitamin C, 283 mg vitamin A, vitamin K 40 mg, 0,2 mg Vitamin B6, 2,5 gram chất xơ, 46 mg folate, 36 mg Magie, 0,3 mg Mangan,  Niacin [vitamin B3] 0,9 mg, Thiamin [vitamin B1] 0,1 mg, Kali, Axit folic, Canxi,…

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Nước đậu bắp được đánh giá cao bởi khả năng giữ nguyên được các chất dinh dưỡng từ đậu bắp tươi. Để giải đáp thắc mắc uống nước đậu bắp có tác dụng gì? Dưới đây là một số công dụng điển hình của loại nước này như:

Kiểm soát cân nặng của cơ thể:

Lượng chất xơ dồi dào trong đậu bắp tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn, giảm ham muốn thèm ăn, từ đó điều tiết được lượng calo cần nạp vào cơ thể, tránh tăng cân mất kiểm soát.

Tốt cho hệ tiêu hóa:

Hàm lượng chất xơ lớn có chứa trong đậu bắp giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đau dạ dày, trĩ,… đồng thời cải thiện khả năng làm việc hiệu quả của hệ tiêu hóa. Mặc khác, chất nhầy của đậu bắp còn góp phần giảm đau, giúp nhuận tràng, giảm loét, viêm sưng,…

Tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và bé:

Acid folic trong đậu bắp là thành phần cần thiết cho phụ nữ đang mang thai, hỗ trợ phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và hạn chế các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ăn đậu bắp đúng cách

Cải thiện sinh lý cho nam giới:

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy rằng đậu bắp có chứa glucide phức polysaccaride và một số thành phần dinh dưỡng khác. Những chất này tác động trực tiếp đến việc tăng cường vùng máu chảy vào vùng sinh dục và hỗ trợ tăng cường khả năng tình dục ở nam giới hiệu quả.

Tốt cho thận:

Sử dụng nước đậu bắp hàng ngày giúp thận thải độc, đào thải được lượng nước dư thừa trong cơ thể và giúp lợi tiểu. Từ đó giúp thận hoạt động tốt hơn.

Chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể:

Nhờ hàm lượng chất xơ cao trong đậu bắp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. Vì lượng chất xơ này giúp nuôi vi khuẩn khỏe mạnh cần thiết cho cơ thể, có thể chống lại các virus gây bệnh. Hơn nữa, đậu bắp còn có chứa chất chống oxy hóa, giúp phòng chống các tác nhân gây bệnh ung thư.

Tăng cường cho mắt:

Do có lượng Vitamin C và A cao nên khi uống nước đậu bắp hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Kiểm soát Cholesterol, ổn định lượng đường trong máu:

Các Pectin trong đậu bắp có thể làm giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó tăng cường chức năng tim mạch, làm chậm quá trình hấp thu đường nên rất phù hợp đối với người bị tiểu đường.

Hỗ trợ hệ xương:

Nhờ chứa các axid folic và vitamin K nên nước đậu bắp khi sử dụng rất tốt cho xương, giúp giảm tĩnh trạng loãng và thoái hóa xương khớp sớm.

Tốt cho da và tóc:

Các chất vitamin có trong đậu bắp như A, C, K,… giúp phát triển và trẻ hóa tế bào da, giúp da mịn màng hơn, có được mái tóc bóng mượt hơn.

Cách chế biến nước đậu bắp để sử dụng

Bên cạnh các cách sử dụng đậu bắp làm các món ăn, thì để chế biến thành nước uống vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe bạn có thể thực hiện theo cách làm sau:

  • Dùng 4 trái đậu bắp tươi đã gọt bỏ đầu đuôi đem rửa sạch, sau đó cắt lát hoặc nghiền nhỏ. Nếu cắt lát nên cắt theo chiều dọc từ trên xuống.
  • Cho đậu bắp vào nồi nước sôi luộc sơ rồi cho ra bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt. Ngâm với nước lọc vài giờ hoặc để qua đêm rồi đem sử dụng mỗi ngày. Có thể thêm đường vào để dễ uống hơn.
  • Vào buổi sáng khi bụng đói uống 1 cốc nước đậu bắp, đợi 30 phút rồi ăn sáng. Sử dụng đều đặn 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả.
  • Trong trường hợp bạn không dùng được đậu bắp sống thì có thể luộc chín rồi chất lấy nước uống. Lưu ý không nên nấu quá chín, điều đó sẽ làm giảm tác dụng của đậu bắp.

Ăn đậu bắp như thế nào cho đúng cách

Ăn đậu bắp đúng cách cũng như sử dụng đậu bắp với đúng đối tượng sẽ giúp tăng công dụng của đậu bắp hơn. Đa số mọi người thường chế biến đậu bắp bằng cách luộc, hấp, nướng hay nấu canh còn việc ăn sống hoặc uống nước ép của đậu bắp là hầu như không ai chọn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của đậu bắp sẽ cao hơn nhiều khi bạn uống nước ép đậu bắp hoặc ăn sống nó. Trong đậu bắp chứa nhiều chất khoáng, Vitamin mang lại lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Thực tế cho thấy, ăn sống đậu bắp rất khó ăn nhưng nếu bạn lấy đậu bắp làm nước ép thì sẽ dễ uống hơn rất nhiều.

Ngoài ra đối với một số người có các bệnh hoặc các triệu chứng dưới đây thì không nên ăn đâu bắp.

Nguy cơ bị sỏi thận

Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm có nhiều thành phần chất oxalate sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng calcium oxalte.

Do đó những người mắc phải bệnh sỏi thận không nên dùng Đậu bắp để tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Không tốt cho người bị đông máu

Tuy Đậu bắp giúp ổn định lượng cholesterol torng máu nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì cần phải tránh tiếp xúc với Đậu bắp.

Đó là vì loại vitamin K chứa trong Đậu bắp có khả năng tạo nên hiện tượng huyết khối [đông máu]. Do vậy nếu ai đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc đang có những biểu hiện đông máu, tốt nhất không nên dùng Đậu bắp để tránh bị tác động bởi một số tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị viêm khớp

Hoạt chất solanine có trong Đậu bắp là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng không tốt đến những người có bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị mẫn cảm với hoạt chất này, vậy nên cần phải lưu ý khi sử dụng Đậu bắp hoặc có thể chuyển sang dùng những thực phẩm có chứa ít chất solanine hơn.

Gây tiêu chảy

Ngoài khả năng bị tiêu chảy là do vệ sinh an toàn thực phẩm, thì những thành phần chính của Đậu bắp cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng tiêu chảy.Đối với những người có vấn đề về đường ruột thì những hoạt chất như fructan trong Đậu bắp sẽ khiến bạn dễ bị tiêu chảy.

About admin

View all posts by admin

Video liên quan

Chủ Đề