Bị đau khớp gối có nên đi bộ không

Khi mắc bệnh viêm xương khớp, người bệnh cần lưu ý ngoài việc điều trị bằng thuốc men thì nhu cầu kết hợp các phương pháp vật lí trị liệu và nhu cầu tập thể dục là điều chính đáng. Tuy nhiên bài thể dục nào mới phù hợp, viêm xương khớp có nên đi bộ hay không?

1. Khái quát về viêm xương khớp

Viêm xương khớp là một bệnh rất phổ biến, được phân thành hai dạng bệnh thường gặp là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp do thoái hoá.

Nguyên nhân chủ yếu của viêm khớp dạng thấp là yếu tố tự miễn, còn với viêm xương khớp thì chủ yếu là tình trạng thoái hoá khớp. Bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp, cứng khớp, hạn chế vận động, biến dạng khớp,…

Quá trình thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản sẽ giúp cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh và có được kết luận chính xác nhất, từ đó sẽ đưa ra được pháp đồ điều trị cụ thể và hiệu quả.

2. Viêm xương khớp có nên đi bộ hay không?

Đi bộ là một sự vận động tích cực và có lợi cho các khớp. Sự vận động này giúp cho các cơ bắp được nuôi dưỡng bằng dịch khớp, làm cho các sụn khớp được hoạt hoá, khớp được bôi trơn, tránh được khô khớp, hạn chế viêm khớp và cứng khớp.

Thói quen đi bộ hàng ngày còn giúp cho cơ thể giảm cân nặng, giảm áp lực trên hệ thống xương khớp. Nhưng đi bộ khoảng bao lâu là hợp lí và không làm ảnh hưởng đến quá trình viêm xương khớp, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây.

2.1. Cách đi bộ hợp lí cho người bệnh bị viêm xương khớp

– Nếu các khớp đang sưng, đau, nóng đỏ, hạn chế gấp duỗi [đặc biệt là khớp gối] thì chưa nên đi vội.

– Cần khởi động cơ bắp nhẹ nhàng làm nóng cơ thể khoảng 10-15 phút trước khi đi bộ.

– Không đi chân đất mà sử dụng giày thể thao mềm, nhẹ, chống trơn và chống trượt.

– Đoạn đường đi bộ phải bằng phẳng, không ồn ào, không khí trong lành, có nhiều bóng cây râm mát.

– Thời gian đi bộ nên hạn chế trong khoảng từ 30-45 phút, chia thành hai thời điểm vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Nếu đang đi bộ mà cảm giác đau khớp tăng lên thì nên dừng lại.

Nên sử dụng các loại giày thể thao mềm, nhẹ khi đi bộ

2.2. Một số lưu ý khác khi đi bộ

– Kết hợp các môn thể thao nhẹ nhàng: yoga, đi xe đạp, bơi lội, phương pháp dưỡng sinh,…

– Kết hợp chế độ ăn uống phù hợp và khoa học trong thời gian thực hiện việc đi bộ: tăng cương rau xanh, hoa quả, các loại sữa và thực phẩm giàu omega 3 [các loại cá]; hạn chế các đồ ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ, bia rượu.

Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều loại rau xanh rất tốt cho người bị viêm xương khớp

3. Tác dụng của việc đi bộ với bệnh lý khớp gối

Khi đi bộ, khớp gối là bộ phận chịu nhiều tác động vì gối là khớp vận động nhiều nhất, đồng thời cũng là bộ phận nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên việc đi bộ nhẹ nhàng [đi bách bộ] trong một khoảng thời gian hợp lý thì sẽ góp phần cho sự phục hồi khớp nhanh chóng vì:

– Giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông mạch máu đến sụn khớp

– Tăng độ dẻo dai và tính đàn hồi của sụn khớp

– Kiểm soát được cân nặng, giảm áp lực của cơ thể lên khớp gối

Việc đi bộ đối với khớp gối cũng thực hiện giống như đối với bệnh lý xương khớp nói chung, không chạy mà chỉ đi bộ. Ngoài ra có thể kết hợp các môn thể dục như: yoga, bơi lội, đi xe đạp,…

Trong thời gian tập thể dục hay đi bộ, người bệnh cần ghi nhớ không thực hiện ở cường độ cao, thời gian dài hay các động tác phức tạp. Hạn chế mang vác nặng, leo cầu thang và làm việc quá sức. Có thời gian nghỉ ngắn và lưu ý hiệu quả tập luyện.

Kết hợp đi bộ và tập yoga sẽ mang lại hiệu quả cao khi điều trị viêm khớp gối

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đi khám định kỳ và tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có thể kết hợp việc tập luyện và các phương pháp điều trị một cách hợp lý nhất.

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và được cho là khó có thể điều trị một cách triệt để, việc kiêng cữ trong quá trình chữa trị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tình hình bệnh. Vậy người bệnh bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhiều hay không? Và nếu đi bộ thì cần lưu ý những gì?

1. Hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp, cụ thể là phần khớp gối. Đây là nơi được cho là rất quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và giúp các hoạt động đi lại trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Khi khớp gối xuất hiện sự viêm nhiễm, xương khớp bị lão hóa dần sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp.

Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện nhiều ở người cao tuổi, những người thừa cân, phụ nữ và những người có các chấn thương ảnh hưởng tới đầu gối, cụ thể là phần khớp gối. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự lão hóa các lớp sụn, khớp, xương có liên quan tới khớp gối. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xuất hiện từ những tác nhân ngoại cảnh như: hoạt động các môn thể thao không đúng cách khiến khớp gối bị chấn thương, làm việc nặng nhọc quá sức, chế độ ăn uống không khoa học nên không cung cấp đủ chất nuôi dưỡng xương khớp, sử dụng các loại chất kích thích có hại cho hệ xương khớp,...

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không? Có nên tham gia thể dục thể thao? Nên có chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý?... Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong quá trình điều trị bệnh này bởi chính việc kiêng cữ hay có các chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh.

Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi và phụ nữ

2. Bị thoái hóa khớp gối nên kiêng gì?

Thoái hóa khớp gối có nguyên nhân gây bệnh một phần bắt nguồn từ chế độ ăn uống không khoa học, chính vì vậy vấn đề dinh dưỡng phải luôn được đặt lên hàng đầu trong việc ngăn ngừa bệnh. Hầu hết người bị thoái hóa khớp gối có thể ăn mọi loại thức ăn miễn sao hàm lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể phải hợp lý nhất với cơ tạng mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm gây hại cho bệnh tình như:

  • Các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ [đồ ăn nhanh, đồ chiên rán,...].

  • Đồ ăn quá mặn hoặc chứa hàm lượng chất ngọt cao.

  • Thực phẩm có chứa purin [như các loại nội tạng động vật].

  • Các chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn,...

Bên cạnh việc cần bằng chế độ ăn thì bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối cũng nên chú ý tới các hoạt động vận động có thể khiến cho bệnh tình chuyển biến xấu đi. Người bệnh nên hạn chế tối đa các hoạt động quá mạnh, quá nặng, đặc biệt lưu ý tới các hoạt động có tác động trực tiếp đến chân, cụ thể hơn là đầu gối như: mang vác đồ quá nặng, chơi các môn thể thao mạo hiểm, chạy bộ quá sức, luyện tập thể hình không đúng bài bản,...

Thoái hóa xương khớp không thực sự là một bệnh lý mà nó là một dạng quá trình thoái hóa tự nhiên do tác động của thời gian và một số yếu tố liên quan khác như cơ địa, viêm nhiễm,... Khớp gối là nơi dễ bị thoái hóa sớm nhất vì nó phải chịu sức nặng toàn bộ cơ thể, thậm chí là khi chúng ta chỉ đứng yên một chỗ hay đi lại một cách nhẹ nhàng. Vậy thì một người đang bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?

Như các bạn đã biết việc luyện tập thể dục, thể thao luôn là bài thuốc tăng cường sức đề kháng, góp phần chống lại mọi bệnh tật. Chính vì vậy, thoái hóa khớp gối cũng không ngoại lệ. Người thoái hóa khớp gối có thể đi bộ tuy nhiên cần đi bộ đúng cách , Người bị thoái hóa khớp gối không nên đi bộ nhiều, không chơi các môn thể thao chạy nhảy nhiều như cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ. Nếu có đi bộ thì chỉ nên đi quãng ngắn, trước khi đi cần khởi động và xoa bóp khớp gối để khớp thích nghi tốt hơn.

Người bệnh thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ

3. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên đi bộ như thế nào?

Trong giai đoạn bệnh tình đã xuất hiện các cơn đau nhiều hơn thì việc tìm hiểu phương pháp đi bộ khoa học cũng nên được quan tâm. Việc đi bộ là việc cần thiết nhưng bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ với tần suất cao hay không?

Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia cho rằng, thời gian đi bộ phù hợp nhất chính là buổi sáng và buổi chiều. Người bệnh không nên đi bộ quá nhiều [khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày tùy cơ địa mỗi người] và có thể chia nhỏ thời gian đi bộ trong ngày ra 2, 3 lần. Khi đi bộ, bệnh nhân phải giữ tư thế thoải mái nhất, chậm rãi, nhẹ nhàng, cố gắng giữ lưng thẳng và hít thở đều. Tuyệt đối tránh các bước chân quá dài, quá nhanh vì nó sẽ tạo thêm áp lực vào sụn khớp, phần xương dưới sụn,... nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa nặng hơn.

Đặc biệt lưu ý khi người bệnh thoái hóa khớp gối đang đi bộ mà xuất hiện các cơn đau nhiều, khớp sưng tấy, tâm lý không thoải mái,... thì nên tạm dừng việc đi bộ mà hãy ngồi lại nghỉ ngơi.

Thời gian tốt nhất để đi bộ là buổi sáng và buổi chiều

Đi bộ có nhiều mặt lợi cho người thoái hóa khớp gối?

Nếu bệnh nhân có phương pháp đi bộ đúng cách, phù hợp cơ địa thì khả năng cao sức mạnh của đôi chân sẽ được củng cố thêm rất nhiều. Ngoài ra, việc đi bộ còn có tác dụng giúp giảm cân, xây dựng lại xương khớp [khớp gối sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khi được di chuyển hay kéo giãn]. Để biết thêm các thông tin hữu ích nhất về tình trạng thoái hóa khớp gối, bạn đọc có thể liên hệ với các chuyên gia y tế từ bệnh viện MEDLATEC Hà Nội bằng cách gọi điện đặt lịch khám thông qua tổng đài 1900 56 56 56 của viện. Tổng đài trực 24/7 với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các y bác sĩ và dịch vụ chu đáo từ viện sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh viện có trang bị cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hiện đại, đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có chế độ hỗ trợ bệnh nhân khám bệnh bằng Bảo hiểm bảo lãnh và Bảo hiểm Y Tế tại 2 cơ sở là BVĐK MEDLATEC số 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC số 99 Trích Sài.

Video liên quan

Chủ Đề