Dân dố tỉnh đắk nông hiện nay là bao nhiêu

Theo thống kê, tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Nông khoảng 16.765 người, trong đó cán bộ là người dân tộc thiểu số khoảng 1.726 người, chiếm khoảng 10,3%. Thời gian qua, Đắk Nông cũng đã ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng...

Tuy nhiên, đến nay hầu hết các huyện, thành phố trên toàn tỉnh đều có tỷ lệ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số chưa đạt theo Quyết định 402/QD-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, thành phố Gia Nghĩa chỉ đạt 5,99% so với 10% theo quy định, huyện Tuy Đức chỉ đạt khoảng 16% so với 20% của quy định,...

Nguyên nhân của thực trạng trên là do điều kiện kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người không biết chữ còn cao; công tác tuyên truyền tuyển dụng công chức, viên chức chưa được rộng rãi, thiếu nguồn tuyển dụng, quy hoạch và bổ nhiệm do chất lượng giáo dục và định hướng nghề nghiệp chưa gắn với nhu cầu thực tiễn tại địa phương.

Ngoài ra, một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số còn tự ti, chưa chủ động, ngại học tập, phấn đấu... gây khó khăn trong công tác quy hoạch và bồi dưỡng, bổ nhiệm lãnh đạo quản lý.

Để phát triển ổn định đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo quy định phân cấp hiện hành, xác định tỷ lệ biên chế hợp lý trong tổng số biên chế được giao nhằm tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào các vị trí còn thiếu; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đến cơ sở, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thực hiện quy hoạch, đào tạo, phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm các vị trí cán bộ chủ chốt người đồng bào trong chính quyền cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ gắn với nhu cầu sử dụng của địa phương.

Tháng Ba 5, 2021 Thống kê dân số 4,033 Views

Bảng thống kê dân số tỉnh ĐẮK NÔNG theo giới tính, thành thị và nông thôn

STT Tỉnh/Thànhphố Tổng dân số Dân số thành thị Dân số nông thôn Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 1 ĐẮK NÔNG 622,168 320,713 301,455 94,770 48,091 46,679 527,398 272,622 254,776 2 Thị xã Gia Nghĩa 63,046 32,526 30,520 41,641 21,366 20,275 21,405 11,160 10,245 3 Huyện Đăk Glong 67,782 34,938 32,844 – – – 67,782 34,938 32,844 4 Huyện Cư Jút 91,621 46,646 44,975 16,893 8,466 8,427 74,728 38,180 36,548 5 Huyện Đắk Mil 99,892 50,863 49,029 11,487 5,690 5,797 88,405 45,173 43,232 6 Huyện Krông Nô 74,446 38,087 36,359 7,288 3,666 3,622 67,158 34,421 32,737 7 Huyện Đắk Song 80,514 41,900 38,614 6,653 3,391 3,262 73,861 38,509 35,352 8 Huyện Đắk R’Lấp 83,555 43,388 40,167 10,808 5,512 5,296 72,747 37,876 34,871 9 Huyện Tuy Đức 61,312 32,365 28,947 – – – 61,312 32,365 28,947

Đắk Nông ngày nay được hình thành trên cơ sở một vùng đất lâu đời, đã có con người quần cư từ thời nguyên thủy và trải qua nhiều sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử. Đến cuối thế kỷ XIX, vùng đất Tây Nguyên, trong đó có Đắk Nông, về danh nghĩa thuộc phạm vi bảo hộ của các triều đại phong kiến Việt Nam, nhưng cơ bản được vận hành theo luật tục của các buôn, làng độc lập, chưa có một hệ thống hành chính hoàn chỉnh.

Toàn cảnh vòng xoay Hồ Đại La – Thị xã Gia Nghĩa

Năm 1858 cùng với việc xâm lược nước ta, thực dân Pháp thông qua các nhà truyền giáo, đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm, chinh phục và từng bước đưa quân lên Tây Nguyên. Từ năm 1893, thực dân Pháp chính thức thiết lập bộ máy cai trị của mình ở Tây Nguyên. Từ năm 1893 đến 1958, tuy có một số biến động, nhưng cơ bản vùng đất Đắk Nông ngày nay vẫn thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống hành chính ban đầu được thiết lập ở Đắk Mil và Đắk Song, sau đó được mở rộng đến Kiến Đức, Đức Xuyên.

Năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, được chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, quận Kiến Đức, quận Khiêm Đức và chi khu Hành chính Đức Xuyên, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Gia Nghĩa.

Năm 1950, Ban cán sự Đảng tỉnh Đắk Lắk cử các đội vũ trang tuyên truyền [VT3] hoạt động khu vực Nam Tây Nguyên, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở khu vực Nâm Nung, Krông Nô.

Ngày 23/01/1959, Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 24-NV thành lập tỉnh Quảng Đức trực thuộc “Đệ tứ Quân khu”. Tỉnh Quảng Đức được chia làm ba quận: quận Kiến Đức, quận Đức Lập và quận Khiêm Đức, phân khu hành chính Đức Xuyên.

Trên cơ sở địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn, tháng 12/1960, Trung ương quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức, lấy mật danh là B4. Khi mới thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V chỉ đạo.

Tháng 6/1961, khu VI được thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc sự chỉ đạo của khu VI.

Đầu năm 1962, ta giải thể tỉnh Quảng Đức; cắt huyện Khiêm Đức về tỉnh Lâm Đồng; huyện Đức Lập và Đức Xuyên về Đắk Lắk; huyện Kiến Đức nhập về Phước Long. Tháng 10/1962, cắt huyện Khiêm Đức và xã Đăng Gia của huyện Đức Trọng thành lập huyện mới, mang mật danh E25.

Năm 1963, ta tái lập tỉnh Quảng Đức, thuộc sự chỉ đạo của khu X. Huyện mang mật danh E25 giải thể và trở lại mang tên Khiêm Đức như trước. Tháng 10/1963, ta quyết định giải thể khu X, đồng thời giải thể luôn tỉnh Quảng Đức. Huyện Đức Lập, Đức Xuyên về lại tỉnh Đắk Lắk; Khiêm Đức về Lâm Đồng; Kiến Đức lúc này là một huyện nhỏ vẫn trực thuộc tỉnh Phước Long.

Năm 1966, khu X được thành lập lại và quyết định tạm thời chia tỉnh Quảng Đức thành Tiền phương A [gồm 02 huyện Đức Lập, Đức Xuyên] và Tiền phương B [gồm 02 huyện Khiêm Đức và Kiến Đức].

Năm 1967, hai cơ quan Tiền phương A và B hợp nhất thành tỉnh Quảng Đức.

Tháng 5/1971, Trung ương giải thể tỉnh Quảng Đức và Khu X; giao Khiêm Đức, Kiến Đức, Gia Nghĩa về Lâm Đồng dưới sự chỉ đạo của khu VI; Đức Xuyên về Đức Lập thuộc Đắk Lắk do khu V chỉ đạo. Đến tháng 4 năm 1974, cắt Kiến Đức về với Phước Long.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tháng 5 năm 1975, tỉnh Quảng Đức được thành lập lại. Đến tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Huyện Khiêm Đức sáp nhập với Kiến Đức thành huyện Khiêm Kiến Đức. Ngày 15/01/1976 Ban Thường vụ huyện đã có cuộc họp để thống nhất các nhiệm vụ mới, trong đó có việc đổi tên Khiêm Kiến Đức thành huyện Đắk Nông.

Tháng 11/2003, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26/11/2003 về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Điểm 2, Điều 1 của Nghị quyết quy định: “Chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông”; “b] tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 651.438 ha và dân số hiện tại là 363.118 người; bao gồm diện tích và số dân của huyện Đắk R’lấp; huyện Đắk Nông; huyện Đắk Song; huyện Đắk Mil; huyện Krông Nô [trừ các xã Ea R’Bin và Nam Ka]; huyện Cư Jút [trừ các xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú]. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Gia Nghĩa thuộc huyện Đắk Nông”.

Ngày 01/01/2004, tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắl Nông, tỉnh Đắk Nông được chính thức công bố thành lập và đi vào hoạt động.

Tỉnh Đắk Nông hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện; 71 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên: 651.438 ha; dân số đến cuối năm 2018 khoảng hơn 650.000 người, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, diễn biến chính trị, kinh tế trên thế giới xảy ra phức tạp, tuy còn không ít những hạn chế, nhưng chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định những kết quả đạt được là toàn diện, có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng được nền tảng phát triển quan trọng tạo đà cho những năm tiếp theo.

Tự hào với những thành tựu đạt được, nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, tồn tại và quyết tâm khắc phục, sửa chữa; kiến tạo đường hướng phát triển mới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông cùng với cả nước tiếp tục ra sức thi đua, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng một Đắk Nông phát triển giàu đẹp, văn minh, nhân ái, nghĩa tình.

Chủ Đề