Đại học là con đường duy nhất để vào đời

Đa số người dân Việt Nam họ luôn mang trong mình những tư tưởng về việc học ở đại học. Đối với họ thì học đại học là thứ gì đó vô cùng quan trọng. Họ đánh giá con người bạn thông qua việc bạn có học đại học hay là không. Họ có những suy nghĩ kiểu như “ không học đại học, không có bằng cấp sau này chỉ có khổ, sẽ không có công ăn việc làm đàng hoàng, không được coi trọng…”. Đây là những “hậu quả” mà họ luôn định kiến ở trong đầu khi các bạn không có bằng cấp đại học.

1. Người Việt Nam coi trọng bằng cấp như thế nào?

Ngày nay, quan điểm của đa số phụ huynh Việt Nam luôn mang nặng vấn đề về thi cử. Họ mang bằng cấp ra để làm giá trị chuẩn mực, họ áp đặt về điểm số và thành tích. Phụ huynh đua nhau đưa con em mình đến các trung tâm ôn thi để mong rằng con mình đạt kết quả cao. Chính điều đó đã tạo ra áp lực cho con cái của họ.

Còn có những bạn đua nhau thi vào trường top đầu. Cuối cùng kết quả không như mong muốn xong sinh ra chán nản, u uất cảm thấy thất bại. Nhiều hậu quả xảy ra khiến chúng ta thấy mà đau lòng.

Còn bố mẹ bạn thì sao? bản thân bạn cảm thấy như thế nào? Ở đây, tôi không phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của đại học. Tôi không chủ quan đưa ra lời phán xét về những tư tưởng đó của phụ huynh là sai. Khách quan mà nói, thì đại học là môi trường giáo dục tốt nhất giúp cho các bạn trẻ có được nhiều kiến thức từ sách vở, những giá trị cốt lõi nhất.

Bên cạnh đó, môi trường giáo dục định hướng nghề nghiệp cho các bạn ngay từ ban đầu. Thực tế, các doanh nghiệp lớn họ luôn đưa ra yêu cầu, đòi hỏi các ứng viên phải có bằng  đại học. Vì thế, không thể phủ định rằng học đại học là không cần thiết.

Xem thêm: Trượt đại học có đáng sợ như chúng ta nghĩ ?

Đại học có phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

2. Tương lai có phải do đại học quyết định?

Chắc các bạn cũng biết, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ học đại học ở các trường top. Khi ra trường cầm trên tay tấm bằng xuất sắc, bằng giỏi nhưng vẫn thất nghiệp, làm trái ngành – con số thống kê cho thấy không hề nhỏ. Bên cạnh đó, còn có những bạn lên đại học chỉ để mang trên người cái mác là “tôi có học đại học, tôi đang học trường nọ trường kia…”. Họ không muốn bị thua kém với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, các bạn không nghĩ tới hậu quả của nó.

Các bạn “cố” học để ra trường rồi các bạn sẽ làm gì? Tương lai các bạn ra sao? Vậy có phải cứ học đại học là có tương lai? Tất cả là do ý thức, sự nghiêm túc, các kỹ năng sống của các bạn đó. Đại học không thể đem lại cho bạn một tương lai sáng ngời. Bởi, nó chỉ là bước đệm, nền móng vững chắc cho bạn tiến tới thành công dễ dàng hơn một chút mà thôi.

3. Liệu không học đại học là thấp kém trong xã hội?

Tôi hi vọng rằng, bố mẹ các bạn hay chính bản thân các bạn nên bỏ ngay suy nghĩ này. Trên thế giới, có rất nhiều người giỏi, người thành công mà cả thế giới này đều biết đến họ không có bằng đại học trên tay. Tôi không thể không nhắc đến những người vĩ đại này: Bill Gate, Sheldon Adelson… Hay Henry Ford – ông bỏ ngang sự nghiệp học hành của mình khi ông mới 16 tuổi. Hiện nay, ông là 1 tỷ phú có một thương hiệu ô tô mang tên “Ford” quen thuộc với mọi người.

Tôi lấy ví dụ đơn giản về một người bạn của tôi thời cấp 3. Bạn tôi đang học đại học tại trường X nhưng dừng lại để đi học nghề. Anh ấy ra nghề xong về mở tiệm cắt tóc cho riêng mình. Thu nhập hiện tại của anh ấy khá ổn. Và hiện nay anh đã phát triển được sự nghiệp kinh doanh của mình với nhiều cơ sở. Anh ấy chia sẻ với tôi rằng anh rất hài lòng với những gì anh đã và đang làm.

Vì thế, ai “lỡ trượt” đại học thì đừng quá u buồn, đừng chìm đắm trong sự thất bại. Bạn đừng để bụng những lời nói cay nghiệt từ xung quanh mình, hãy cố gắng vượt qua nó. Thành công không ai tạo ra cho bạn, chỉ có bạn mới tạo ra được nó và biết nắm bắt cơ hội cho mình.

Đại học có phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

4. Vậy đại học có phải con đường duy nhất dẫn đến thành công?

“Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công mà là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Như tôi nói ở trên, đại học là bước đà giúp cho bạn tiến tới thành công nhanh hơn. Tuy nhiên, để thành công thì phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn trau dồi được.

Xã hội ngày càng tiến lên, có rất nhiều sự lựa chọn cho các bạn không học đại học. Tôi có thể kể đến như học trung cấp, cao đẳng, học nghề… Ngoài ra, các bạn  lựa chọn cho mình con đường đi du học nước ngoài, học tốt 1 ngôn ngữ: Anh, Nhật, Hàn…có rất nhiều công việc cho bạn khi các bạn học xong.

Các công ty hiện nay họ rất coi trọng những người có kỹ năng, kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên, kỹ năng và kinh nghiệm là do bản thân mỗi người tích lũy được, chứ không phải do đại học hay bất cứ ai có thể giảng dạy cho bạn đạt được trình độ cao.

Dù ở trường học hay “trường đời” thì muốn thành công bạn cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm. Đó mới là hành trang lớn nhất giúp bạn có đủ hiểu biết và xử lý tốt công việc. Tóm lại, không chỉ có đại học là con đường dẫn đến thành công mà còn có rất nhiều con đường khác do bạn cố gắng, nỗ lực, và nắm bắt chúng.

Xem thêm: Top 5 kỹ năng mềm sinh viên cần phải rèn luyện ngay nếu muốn thành công

STO - “Nếu không đậu đại học thì sau này con chỉ có nước… ăn cháo, làm sao mà kiếm được công ăn việc làm ổn định và tương lai sẽ vô cùng mờ mịt” [?!]. Nhiều năm qua, tâm lý này của các bậc phụ huynh và các em học sinh là rất phổ biến. Cha mẹ muốn con học hành giỏi giang, đỗ đạt để sau này có cuộc sống tốt hơn. Với tấm bằng đại học, các em có nhiều cơ hội cho nghề nghiệp hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có tấm bằng đại học vẫn là con đường đi bằng phẳng, dễ đi hơn dành cho các em. Học đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp nhưng là con đường tốt nhất cho các em. Do đó, có nhiều người đã trưởng thành, có nghề nghiệp rồi vẫn mơ ước có được tấm bằng đại học bằng cách học tại chức hoặc liên thông.

Đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương.

Tuy nhiên, không phải chỉ có học đại học mới kiếm được tiền nhiều và có nghề tốt. Nhiều người lập nghiệp thành công mà không cần học đại học. Ford đã là một thương hiệu ôtô thực sự quen thuộc với nhiều người nhưng có lẽ ít ai biết rằng, Henry Ford đã bỏ ngang sự nghiệp học hành của mình khi ông mới chỉ ở độ tuổi 16 – lúc đó Henry Ford vẫn chỉ là một học sinh chưa tốt nghiệp cấp 3. Ông đã từng chia sẻ: ông không cảm thấy thích cách học ở trường mà khi đó ông có một đam mê cháy bỏng với các động cơ, với máy móc. Và khi mới chỉ là một cậu bé, ông đã trốn khỏi nhà để thực hiện mong ước lúc bấy giờ là một thợ cơ khí. Hiện tại thì Henry Ford đang sở hữu trong tay khối tài sản lên tới hàng trăm tỉ USD. “Bỏ thi đại học là một quyết định khó khăn và là sự đấu tranh tư tưởng lớn đối với bản thân, khi mà chính con đường sự nghiệp còn đang loay hoay chưa có gì thuận lợi. Gia đình và mọi người xung quanh phản đối kịch liệt, khiến cho tôi gặp phải áp lực vô cùng lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, chính sự phản đối đó cũng thúc đẩy tôi phải quyết tâm thành công nhiều hơn và cũng như một bài học thử thách về tâm lý để tôi vượt qua được những áp lực lớn hơn sau này” – đó là lời chia sẻ chân tình của người đang sở hữu khoảng 10 kênh truyền thông Nguyễn Văn Dũng – chủ tịch của Metub Network [đối tác của Youtube], CEO của Netlink Online Communication [đối tác của Google và Luxstay] - công ty do Dũng sáng lập ra, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và Internet. Cho đến nay, công ty của chàng trai thế hệ 8X đã phát triển được hàng chục dự án online lớn, trong đó có những website truyền thông nổi tiếng như: Tin Mới, Yêu laptop [nay trở thành trang tin TechZ] hay diễn đàn Yêu trẻ thơ.

Môi trường đại học dạy cho bạn rất nhiều điều, tuy nhiên không phải là tất cả thứ bạn cần để có thể lập nghiệp tốt. Có không ít người có bằng đại học chính quy về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại ngữ… thậm chí thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp. Thực tế khi tuyển dụng, đa số doanh nghiệp, lãnh đạo cơ quan vẫn nhìn vào kỹ năng mềm và năng lực thực sự của các bạn chứ không chỉ là tấm bằng cử nhân, kỹ sư... Nhiều nhà tuyển dụng vẫn “chê” sinh viên ra trường bây giờ, đa phần là yếu và thiếu các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo; báo cáo của sinh viên có vấn đề, thiếu logic, sai chính tả, cú pháp; khả năng lướt web và tìm kiếm thông tin của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được… Nhìn vào các con số về lao động qua đào tạo ở Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, đáng quan ngại là thực trạng “lắm kỹ sư dở hơn thợ giỏi”. Trong khi đó, với những yêu cầu của nền kinh tế hội nhập, nhiều công ty, tập đoàn trong và ngoài nước có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Có thể thấy, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Sóc Trăng vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung cả nước. Công tác sắp xếp mạng lưới trường lớp, điều chuyển giáo viên, xã hội hóa giáo dục đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mức sống người dân còn thấp, nhất là vùng nông thôn sâu, vùng đông đồng bào dân tộc Khmer. Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng nhằm quán triệt và cụ thể hóa Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã thổi luồng gió mới khi đưa ra nhiều giải pháp và mục tiêu thiết thực và khả thi. Có thể nói, giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Không chỉ giúp các em học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình. Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các em học sinh trả lời câu hỏi: trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất; thái độ đối với nghề như thế nào là đúng ... Qua đó, hình thành ở học sinh những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển, xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp, từng bước hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng, trong đó, công tác phân luồng học sinh sau THCS được coi là giải pháp căn cơ để giúp mỗi học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng cách đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội mà không nhất thiết phải theo đuổi con đường đại học. Qua đó, góp phần thu hút đông đảo người lao động trên địa bàn học nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, cũng như góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vậy nên, còn rất nhiều con đường đi mà không cần qua cánh cửa đại học. Có thể học hỏi ở nhiều tình huống khác nhau, học ở trường đời cũng là học. Chỉ cần có quyết tâm là có thể có được kiến thức mà mình cần. Thành công của con người nằm ở đôi tay, khối óc, sự học hỏi và việc không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân. Người ta nói rằng: "Trên bước đường thành công, không có bước chân của những kẻ lười biếng". Và, thành công không chỉ là ở học trung cấp, cao đẳng nghề hay học đại học, mà là nằm ở chỗ không ngừng học để có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình và nỗ lực phấn đấu đến được bến bờ thành công.

LÂM THANH

Video liên quan

Chủ Đề