Đại gia thành thắng ninh bình là ai

Như Dân Việt đã thông tin, ngoài Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group, ông chủ Lâu đài "Cao nhất Đông Nam Á" còn là Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thắng Group - một doanh nghiệp nghìn tỷ khác tại Ninh Bình.

Cụ thể hơn, dữ liệu Dân Việt cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2020 vốn điều lệ Đầu Tư Thành Thắng đạt 2.913 tỷ đồng. Trong đó, ông Đỗ Văn Tiến sở hữu 99,56%, ông Đỗ Văn Thành sở hữu 0,30% và ông Đỗ Văn Tuyến nắm giữ 0,12% còn lại.

Lâu đài Thành Thắng. Ảnh: TM.

Đáng chú ý rằng, dữ liệu Dân Việt cho thấy, ngày 15/6/2018, ông Đỗ Văn Tiến đã phát sinh giao dịch với Ngân hàng trong đó thể hiện việc ông Tiến thế chấp 167.293.000 cổ phần do Đầu tư Thành Thắng phát hành có mệnh giá 10.000.000/cổ phần với tổng mệnh giá 1.672 tỷ đồng, cho khoản vay 2.824 tỷ đồng tại nhà băng này.

Cũng trong ngày 15/6/2018, ông Đỗ Văn Tiến tiếp tục sử dụng 28.200.000 cổ phần của Đầu tư Thành Thắng có mệnh giá 10.000.000/cổ phần, tổng mệnh giá: 282 tỷ đồng để đảm bảo cho khoản vay có giá trị 2.824 tỷ đồng. 

Điều này đồng nghĩa, giá trị cổ phần Đầu tư Thành Thắng được ngân hàng định giá khá tốt so với mệnh giá cổ phần.

Đầu tư Thành Thắng kinh doanh thế nào?

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng tài sản của Đầu tư Thành Thắng nở rộ khá ấn tượng, từ mức 1.529 tỷ đồng năm 2016, 5 năm sau đã tăng gấp 3,3 lần, đạt 5.058 tỷ đồng.

Đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của tổng tài sản, nợ phải trả Đầu tư Thành Thắng "phình to" hơn 1.865 tỷ đồng sau 5 năm, lên 2.597 tỷ đồng [cuối năm 2020].

Sự tăng trưởng của doanh thu tiếp tục là điểm nhấn đáng chú ý của Đầu Tư Thành Thắng trong giai đoạn nêu trên.

Năm 2016, doanh thu Đầu tư Thành Thắng đạt 1.027 tỷ đồng, tăng lên 1.453 tỷ đồng năm 2017, 1490 tỷ đồng năm 2018. Năm 2019 là năm duy nhất Đầu tư Thành Thắng ghi nhận doanh thu sụt giảm, giảm về còn 1.286 tỷ đồng, trước lúc nhảy vọt lên ngưỡng 2.102 tỷ đồng kết thúc năm 2020.

Tuy nhiên, bất chấp sự phát triển mạnh của doanh thu, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về "bé hạt tiêu" một cách bất ngờ. Ngoại trừ năm 2020, Đầu tư Thành Thắng báo lãi 16,2 tỷ đồng, những năm còn lại lãi ròng công ty đều chưa đến 1 tỷ đồng. Thậm chí, năm 2017 doanh nghiệp còn báo lỗ 2,3 tỷ đồng.

Tính luôn lũy kế cho 5 năm từ 2016 - 2020, Đầu tư Thành Thắng mang về 7.277 tỷ đồng doanh thu, song chỉ báo lãi trên sổ sách vỏn vẹn 15,5 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ 0,002, tương ứng 1.000 đồng doanh thu công ty đưa về, doanh nghiệp chỉ lãi có 2 đồng.

Đáng nói, tình trạng doanh thu nghìn tỷ, lợi nhuận chỉ vài đồng dường như là mô típ chung của các doanh nghiệp do ông Đỗ Văn Tiến cầm trịch.

Trước đó, trong bài viết Hé mở Xi măng Thành Thắng - doanh nghiệp của đại gia sở hữu lâu đài "cao nhất Đông Nam Á" người viết cũng đã từng đề cập, tại Xi măng Thành Thắng trong 5 năm 2016 -2020 đã mang về gần 11.300 tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp báo lỗ sau thuế hơn 270 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi về về năng lực quản trị chi phí, hoặc doanh nghiệp đã chủ động trong quản lý chi phí đầu vào, chi phí hoạt động nhằm giảm gánh nặng thuế thu nhập?

Thành thắng là ai

Một đám cưới tại tỉnh Ninh Bình vừa thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi tổ chức hoành tráng tại tòa lâu đài Thành Thắng. Chú rể là con trai của ông Đỗ Văn Tiến, ông chủ của Thành Thắng Group nổi tiếng địa phương.

Thành Thắng được thành lập từ năm 2005, ban đầu chỉ có một công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.

Bạn đang xem: thành thắng là ai

Cuối năm 2013, công ty nhận bàn giao nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam, qua đó phát triển thêm lĩnh vực sản xuất xi măng. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của Thành Thắng còn mở rộng sang vận tải, cầu cảng và xây dựng…

Thành Thắng hiện đã đầu tư 3 dây chuyền sản xuất xi măng, mới nhất là dây chuyền số 3, công suất 2,3 triệu tấn xi măng mỗi năm, dự kiến vận hành sau năm 2021. Dây chuyền số 2 đầu tư gần 5.000 tỷ đồng đã hoạt động từ năm 2017.

Cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung 2 dây chuyền nhà máy xi măng Thành Thắng [số 4 và số 5], mỗi dây chuyền công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian đi vào vận hành dây chuyền số 4 sau năm 2021 và dây chuyền số 5 sau năm 2025.

Xem thêm: Chân dung người chồng điển trai của danh hài Việt Hương

Công ty Xi măng Thành Thắng thuộc Thành Thắng Group tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2017, sau khi dây chuyền số 2 đi vào hoạt động. Năm 2019, doanh nghiệp này thu về hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 46%; biên lãi gộp được cải thiện từ 20% lên 27%.

Việc đầu tư mới khiến Xi măng Thành Thắng lỗ 60 tỷ đồng năm 2017, lỗ nặng 261 tỷ đồng năm 2018, nhưng năm 2019 đã có lãi 5 tỷ đồng.

Theo dữ liệu của chúng tôi, Thành Thắng Group nằm trong số các công ty có doanh thu cao nhất ngành xi măng Việt Nam. Tại khu vực Hà Nam – Ninh Bình, Thành Thắng Group xếp sau xi măng Xuân Thành doanh thu gần 8.000 tỷ đồng và Vissai Ninh Bình khoảng 5.200 tỷ đồng. Cả Xuân Thành và Vissai đều đạt được mức lợi nhuận đáng kể.

Còn tại đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng, CTCP Đầu tư Thành Thắng Group mỗi năm thu về 1.300 – 1.500 tỷ đồng doanh thu, nhưng lợi nhuận chỉ mang tính tượng trưng.

Trên thực tế, Công ty Xi măng Thành Thắng Group được sở hữu phần lớn bởi Công ty Đầu tư Thành Thắng Group. Theo quan sát, hai công ty của ông Đỗ Văn Tiến có động thái tăng vốn mạnh mẽ trong hai năm gần đây.

Xem thêm: Mark Zuckerberg là ai? Tiểu sử của người sáng lập Facebook

Cụ thể, từ tháng 5/2019, vốn điều lệ của Xi măng Thành Thắng Group đã tăng từ 1.880 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng vào tháng 9/2020. Trong khi đó, tại Đầu tư Thành Thắng Group tăng từ 1.680 tỷ đồng cuối năm 2018 lên 2.913 tỷ đồng vào tháng 9/2020.

Tổng vốn điều lệ của hai công ty này hiện lên tới gần 7.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản trên sổ sách của Xi măng Thành Thắng Group ghi nhận gần 11.400 tỷ đồng, tại Đầu tư Thành Thắng Group là gần 4.300 tỷ đồng.

Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài nghìn tỷ đồng tại tỉnh Ninh Bình với trần dát vàng và phòng nghe nhạc sức chứa 300 khán giả. Khuôn viên công trình rộng 10.000 m2, mặt sàn của tòa lâu đài chính 6 tầng khoảng 2.000 m2…

“Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, chứ không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả”, ông Tiến từng chia sẻ.

[Theo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị]

Xem thêm: Nghệ sĩ hài tề tựu trong đám cưới Tống Hạo Nhiên – Trà Ngọc

Siêu lâu đài Thành Thắng của đại gia Đỗ Văn Tiến khiến nhiều người choáng ngợp về độ xa hoa.

Hệ sinh thái đa dạng của ông chủ lâu đài Thành Thắng

Mới đây, một đám cưới tại tỉnh Ninh Bình vừa thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi tổ chức hoành tráng tại tòa lâu đài dát vàng Thành Thắng. Được biết, chú rể là con trai của ông Đỗ Văn Tiến, ông chủ của Thành Thắng Group nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

Đại gia Đỗ Văn Tiến [SN 1964] được biết đến là Chủ tịch HĐQT Thành Thắng Group. Thành Thắng Group và ông Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài sinh đôi nghìn tỷ đồng tại tỉnh Ninh Bình.

Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2016, nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, Ninh Bình và tên được đặt theo tên ghép của 2 người con trai vị đại gia

Khuôn viên công trình rộng 10.000 m2, mặt sàn của tòa lâu đài chính 6 tầng khoảng 2.000 m2, trần dát vàng và phòng nghe nhạc sức chứa 300 khán giả.

Trong hệ sinh thái của đại gia này, hạt nhân được xác định là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group [Đầu tư Thành Thắng], được thành lập vào tháng 8/2005, có hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.

Cuối năm 2013, công ty nhận bàn giao nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam, qua đó phát triển thêm lĩnh vực sản xuất xi măng.

Ngoài sản xuất xi măng, Thành Thắng Group hiện còn mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng, …

Doanh thu nghìn tỷ, lợi nhuận khiêm tốn

Mấy năm gần đây, Đầu tư Thành Thắng và Xi măng Thành Thắng đều ghi nhận cả nghìn tỷ doanh thu, tuy nhiên kết quả lợi nhuận của 2 doanh nghiệp này lại vô cùng khiêm tốn.

Cụ thể, Đầu tư Thành Thắng đều đặn ghi nhận lợi nhuận thuần đạt từ 1.300 – 1.500 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2017 - 2019, nhưng lợi nhuận "có như không có". Năm 2017, doanh nghiệp này lỗ 2,38 tỷ đồng, đến năm 2019, công ty báo lãi vỏn vẹn 0,76 tỷ đồng.

Tháng 9/2020, Đầu tư Thành Thắng Group tăng vốn điều lệ lên 2.913 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2019 là gần 4.300 tỷ đồng

Về tình hình kinh doanh của Xi măng Thành Thắng, sau khi nhận bàn giao từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam, Thành Thắng đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất xi măng.

Việc đầu tư mới khiến Xi măng Thành Thắng lỗ 60 tỷ đồng năm 2017, lỗ nặng 261 tỷ đồng năm 2018, nhưng đến năm 2019, doanh nghiệp này thu về hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng gần 46%; lãi thuần ở mức 4,9 tỷ đồng, biên lãi gộp được cải thiện từ 20% lên 27%.

Tháng 9/2020, vốn điều lệ của Xi măng Thành Thắng Group tăng lên từ 1.880 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Xi măng Thành Thắng Group ghi nhận gần 11.400 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu ở mức 2.458 tỷ đồng.

Nguồn: //www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/ong-chu-sieu-lau-dai-thanh-thang-giau-co-nao-a353979....Nguồn: //www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/ong-chu-sieu-lau-dai-thanh-thang-giau-co-nao-a353979.html

Theo Bạch Hiền [Đời sống & Pháp luật]

Video liên quan

Chủ Đề