Cúng 30 tết trong nhà hay ngoài trời trước

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu, cần lưu ý những gì?

Tất niên là một trong những nghi lễ không thể thiếu vào dịp cuối năm. Vậy nên cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.

Cúng tất niên là truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam ta từ xưa đến nay với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt. Tuy nhiên cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời là câu hỏi rất nhiều người quan tâm thắc mắc, mời các bạn tham khảo bài viết của Hoatieu.vn để nắm được ý nghĩa lễ cúng tất niên cuối năm, cúng tất niên 2022 vào ngày nào, giờ nào tốt để hướng tới một năm mới thuận hoà, may mắn.

Hướng dẫn cúng tất niên cuối năm

Theo quan niệm dân gian, một vị thần sẽ cai quản một năm. Hết năm, các vị thần năm cũ sẽ bàn giao mọi việc lại cho thần mới. Do đó, để tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Lễ cúng tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Họ sẽ chia sẻ với nhau những gì đã trải qua trong năm. Con cháu tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã gia hộ cho gia đình có được 1 năm bình an, tốt đẹp.

Vui vẻ và hào hứng là vậy, nhưng tất niên lại gây không ít lo lắng cho các gia đình. Vì không phải ai cũng biết cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời mới đúng?

2. Cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời?

Để lễ cúng tất niên diễn ra thật trang trọng, chúng ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn. Quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Chúng ta nên lau chùi sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng tất cả bàn thờ trong nhà.

Nếu dư giả về tài chính, chúng ta có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ngoài trời. Nếu không, gia đình chỉ cần một mâm trong nhà, trên bàn thờ gia tiên là được.

Phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.

3. Cúng tất niên 2022 vào ngày nào, giờ nào tốt?

Lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào những ngày cận tết. Cụ thể là ngày 29 [với năm thiếu] hoặc 30 [với năm đủ] tháng Chạp, trước lễ cúng giao thừa. Thế nhưng, nhiều gia đình hiện nay chọn cách cúng sớm hơn. Vấn đề này không quá quan trọng, miễn là đảm bảo được ý nghĩa sum vầy.

Tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Một số ngày tốt trong tháng Chạp năm Tân Sửu để làm lễ cúng lễ Tất niên gồm:

  • Ngày 27 tháng Chạp [tức 29/1/2022 dương lịch]: Ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Khung giờ hoàng đạo: Canh Tý [23h-1h], Tân Sửu [1h-3h], Quý Mão [5h-7h], Bính Ngọ [11h-13h], Mậu Thân [15h-17h], Kỷ Dậu [17h-19h].
  • Ngày 28 tháng Chạp [tức 30/1/2022 dương lịch]: Ngày Quý Mùi, tháng Tân Sửu, năm Tân sửu. Giờ hoàng đạo: Giáp Dần [3h-5h], Ất Mão [5h-7h], Đinh Tị [9h-11h], Canh Thân [15h-17h], Nhâm Tuất [19h-21h], Quý Hợi [21h-23h.
  • Ngày 30 tháng Chạp [tức 31/1/2022 dương lịch]: Ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu. Giờ hoàng đạo: Giáp Tý [23h-1h], Ất Sửu [1h-3h], Mậu Thìn [7h-9h], Kỷ Tị [9h-11h], Tân Mùi [13h-15h], Giáp Tuất [19h-21h].

4. Mâm cúng tất niên đầy đủ

Tùy theo điều kiện, mâm cơm cúng sẽ được bày biện cho tươm tất nhất. Nhưng nhìn chung, tất cả cũng đều phải dựa theo phong tục tập quán. Các lễ vật chính gồm:

  • Bánh chưng
  • Trầu cau
  • Hoa tươi
  • Vàng mã

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình còn cần chuẩn bị thêm những món ăn đặc trưng của từng vùng miền. Cũng như phù hợp với khẩu vị của những người tham dự.

Đa sô gia đình miền Bắc đều chuẩn bị gà luộc, món kho hoặc xào trong mâm cúng. Đối với người dân miền Trung, yếu tố cầu kỳ thường được đặt lên cao hơn. Cụ thể như: Phải có bánh chưng hoặc bánh tét, giò chả, gỏi gà, thịt heo luộc và một số món đặc sản khác theo từng vùng. Còn ở khu vực miền Nam, trong mâm cơm cúng tất niên thường sẽ có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, củ kiệu và tôm khô…

Mỗi vùng miền lại có cách bày trí khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ mặn thường được chuẩn bị với số lượng: 4 bát – 4 đĩa, 6 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa tuỳ quy mô. Với những nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn, có thể xếp cao lên thành 2 – 3 tầng. Các món nóng, có nước sẽ được bày biện ở vị trí trung tâm.

Trên bàn thờ cần có nến, ánh đèn sáng ấm. Tùy theo kích cỡ của bàn thờ, sở thích gia chủ, cũng như phong tục từng vùng mà sắp xếp. Gia chủ chỉ cần đảm bảo sự ấm cúng, trang nghiêm.

Hoa cúng tất niên thường là hoa ly, lay ơn, hoa cúc. Gần đây, các gia đình còn dùng cành đào nhỏ để dâng lên bàn thờ cúng. Điều này càng làm tăng thêm không khí Tết trong những dịp cuối năm hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Cập nhật: 28/01/2022 Sưu Tầm

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa một năm cũ và năm mới. Lúc này trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện, và mọi vật như bừng lên một sức sống mới. Giao thừa cũng là thời điểm mà con người chất dứt mọi xui rủi, buồn phiền của năm cũ, khởi đầu một năm mới bình an, giàu may mắn và hạnh phúc.

Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam, ngoài việc khấn lễ ông bà gia tiên thì giao thừa còn là dịp tổ chức đón chào các vị Thiên binh bao gồm 12 vị. Những vị này là 12 Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp luân phiên nhau để trông coi công việc dưới hạ giới. Việc bày mâm lễ ngoài nhà chính là để đón tiếp các vị thần này.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa vô cùng quan trọng. 

Năm nay giao thừa vào thứ 3, ngày 01/02/2022. Theo Âm lịch là ngày 01/01/2022 tức Ngày Ất Dậu, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa vô cùng quan trọng, vì vậy chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà sẽ hướng dẫn mọi người cách chuẩn bị mâm cỗ cúng trong nhà và ngoài trời sao cho chuẩn nhất, hút tài lộc cả năm.

1. Mâm lễ cúng ngoài trời

Mâm lễ chay cúng giao thừa ngoài trời bao gồm:

- Ngũ hoa

- Tiền vàng mã

- Đèn/ nến

- Trầu cau

- Bánh kẹo

- Hương [3-5 nén]

- 1 chén rượu

- 1 chén nước,

- Nước ngọt/ bia lon

- Mũ giấy cánh chuồn

- Sớ cúng Hành khiển

- 1 đĩa xôi

- 1 đĩa muối trắng

- 1 đĩa gạo

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà. 

Mâm lễ mặn cúng giao thừa ngoài trời bao gồm:

- 1 con gà trống luộc

- 1 chiếc bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc

- 1 khoanh giò lụa

- 1 đĩa hoa quả

- Vàng mã

- Trầu cau

- Đèn/ nến.

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 1 chén rượu

- 1 chén nước

- Mũ giấy cánh chuồn

- 3 – 5 nén hương

- 1 lọ hoa tươi

Mâm cỗ được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ.

2. Mâm lễ cúng trong nhà

Ngay sau khi xong lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa thì gia chủ phải tiến hành lễ cúng trong nhà. Khi đó, mâm cỗ được chế biến cẩn thận, trang nghiêm và sạch sẽ. Và cũng giống như mâm cúng ngoài trời, lễ vật cúng trong nhà cũng được chia thành 2 loại cỗ mặn và cỗ chay. Cụ thể:

Mâm cỗ mặn gồm bánh chưng, giò – chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu xanh và các loại món mặn khác theo nhu cầu gia đình.

Mâm cỗ chay/ ngọt gồm hương, hoa, đèn/ nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu/ bia và các đồ uống khác.

3. Nên bái cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Dựa trên nguồn gốc lễ cúng giao thừa và sự nghiên cứu của các nhà chuyên gia, gia chủ bắt buộc phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”. Nó có nghĩa là đón tiếp quan Hành khiển mới và tiễn quan Hành khiển cũ về trời. Sau khi kết thúc thì mới thực hiện lễ cúng giao thừa trong nhà.

Đối với các trường hợp ở chung cư, do không gian chật hẹp và không có diện tích dưới mặt đất nên việc cúng chỉ cần tập trung vào cúng và đọc văn khấn giao thừa năm 2022 trong nhà, không nhất thiết phải cúng ngoài trời.

Tuy nhiên, nếu các gia đình cần cúng ngoài trời thì lưu ý nên xuống hẳn sân của tòa chung cư chứ không nên cúng trên tầng. Bởi, lễ cúng giao thừa ngoài trời đòi hỏi cần có khoảng không gian có trời, có đất và lễ vật cần phải đặt gần với mặt đất.

Gia chủ bắt buộc phải thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu”.

4. Cách làm lễ cúng giao thừa

Để tiến hành cúng giao thừa ngoài trời, mâm cúng gồm các lễ vật: hương, đèn/nến, trà, tửu, hoa, quả, cỗ chay hoặc cỗ mặn tùy điều kiện của gia đình. Mâm cúng giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng giao thừa trong nhà nhưng cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Vào đúng giờ Tý [23 giờ ngày 29 Tết], các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà cũng bao gồm những lễ vật như mâm cúng ngoài trời. Ngoài ra còn có mâm ngũ quà, trầu cau, tiền vàng, bánh kẹo, mứt tết. Mâm cỗ mặn sẽ đặt bên dưới bàn thờ hoặc ở bàn khác, không bày lên bàn thờ.

Sau khi cung kính bày lễ, đặt xong mâm cúng, người lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, xúc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính lễ Giao thừa trong nhà, khấn thần linh và mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu.

Lễ cúng giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới Nhâm Dần 2022 nhiều phúc lộc, bình an.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cung-giao-thua-trong-nha-hay-ngoai-troi-chuyen-gia...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cung-giao-thua-trong-nha-hay-ngoai-troi-chuyen-gia-chi-cach-chuan-bi-le-cung-giao-thua-day-du-d300361.html

Theo Hồng Nhung [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề