Công thức tính tỷ trọng xuất khẩu

Trong ngành xuất nhập khẩu được kiểm tra và ghi chép số liệu khá đầy đủ, việc tính toán kỹ lượng các sản phẩm xuất nhập khẩu mang lại nhiều thông tin cho các nhà kinh tế học. Từ đó sẽ có những tính toán, đánh giá thích hợp để có thể đưa ra phương án tăng trưởng nền kinh tế.

Tỉ lệ xuất nhập khẩu là gì?

Tỉ lệ xuất nhập khẩu là một trông những thông số được đề cập nhiều trong việc tính toán, thống kê các thông tin về ngành xuất nhập khẩu. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là thuật ngữ mang hàm ý chỉ các tỉ lệ về việc xuất khẩu và tỉ lệ về việc nhập khẩu.

Tỉ lệ xuất khẩu là thước đo về tổng giá trị được quy đổi thành tiền của các mặt hàng sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài. Tỉ lệ nhập khẩu mang thông số của phần giá trị mua về các hàng hóa, sản phẩm của nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của một khu vực.

Xuất khẩu và nhập khẩu có mối liên hệ chặt chẽ trong việc đánh giá chung ngành xuất nhập khẩu thông qua các số liệu kinh tế. Tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu chênh lệch trong các trường hợp cụ thể khác nhau nói lên sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu.

Thông số tính toán trong ngành xuất nhập khẩu

Thông số tỉ lệ mang đến các nhìn rõ nét hơn, tạo điểm chung giữa các thông số khác nhau, dễ dàng so sánh hơn cho người quan sát. Các nhà kinh tế học luôn ưu tiên việc tính tỉ lệ, tỉ trọng vì nó thể hiện được chính sự tăng trưởng của ngành mà ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.

Ngành xuất nhập khẩu có thể tính toán các sản lượng, giá trị chính xác hơn các ngành kinh tế khác. Tổng giá trị của cả ngành xuất nhập khẩu là cơ sở để đưa ra các thông số tỉ lệ cho từng nhánh ngành. Tổng giá trị xuát nhập khẩu hay còn được gọi là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu được tính bằng cách cộng tổng giá trị xuất khẩu và tổng giá trị nhập khẩu.

Các giá trị được nhắc đến khi tính công thức cần được để cùng đơn vị tỷ đồng Việt Nam hoặc theo đơn vị đô la Mỹ. Các mốc thời gian để tính giá trị cần có sự tương đồng mới có thể so sánh chính xác nhất. Các kỳ tính toán thường được phân chia theo quý để nhìn nhận thực tế ngành xuất nhập khẩu chính xác hơn.

Công thức tính tỉ lệ xuất nhập khẩu

- Kết quả của phép chia tổng giá trị xuất khẩu cho tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu sẽ cho ra kết quả của tỉ lệ xuất khẩu. Tính tỉ lệ nhập khẩu bằng công thức tương ứng với mẫu số là tổng kim ngạch. Các kết quả tỉ lệ luôn được tính theo phần trăm để dễ dàng quan sát.

- Cán cân xuất nhập khẩu tính bằng công thức: Giá trị xuất khẩu trừ đi Giá trị nhập khẩu trong một nền kinh tế. Sự chêch lệnh giữa giá trị xuất nhập khẩu thể hiện rõ bằng tổng giá trị nhập vào và bán ra, mang nhiều ý nghĩa về sự thay đổi của việc phát triển kinh tế.

- Công thức tính tỉ lệ xuất nhập khẩu được thể hiện qua phép tính chia giá trị xuất khẩu cho giá trị nhập khẩu, nhân theo phần trăm để thể hiện tính chính xác các thông số kèm theo. Tỉ lệ xuất nhập khẩu có thể được so sánh giữa các kỳ hạn khác nhau trong nền kinh tế hoặc so sánh giữa 2 nền kinh tế khác nhau.

Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì? - Những điều bạn nhất định phải biết

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ xuất nhập khẩu

Tỉ lệ xuất nhập khẩu thay đổi khi tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu có biến động, cụ thể là có thể tác động đến việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu để thay đổi. Sự thay đổi về kim ngạch xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, khách quan từ các khu vực tham gia vào hoạt động.

3.1. Ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ

Ngành xuất nhập khẩu cần phải có sự thông qua, chấp nhập của các cơ quan nhà nước, được cấp phép về việc buôn bán, kinh doanh các mặt hàng hợp pháp với các nền kinh tế khác. Sự thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị ngành xuất nhập khẩu.

Ảnh hưởng của chính phủ đến ngành xuất nhập khẩu

Thay đổi về chính sách, cách thức, yêu cầu trong ngành là tác động mang tính chủ quan, có thể chủ động từ đơn vị làm chủ nền kinh tế. Sử dụng các biện pháp phù hợp có thể giảm các mặt hàng nhập khẩu bằng cách đánh thuế năng hơn, hoặc mở cửa kêu gọi, tạo điền kiện cho việc xuất khẩu nhằm mục đích có lợi cho nền kinh tế nước nhà.

Kết quả của việc nghiên cứu thị trường kinh tế của các chuyên gia, sử dụng các thông số, tỉ lệ được tính toán từ trước nhằm đưa ra hướng giải quyết, định hướng cho nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo Nhà nước đại diện cho pháp luật, tác động tích cho ngành xuất nhập khẩu thông qua các chính sách kinh tế.

Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Các vấn đề xoay quanh hạn ngạch

3.2. Các nguồn tài nguyên tham gia vào ngành xuất nhập khẩu

Các nguồn tài nguyên quyết định đến việc sản xuất của một đơn vị thuộc nền kinh tế bao gồm nguồn nhân lực, nguyên liệu sản xuất, công nghệ trong việc sản xuất. Thay đổi này tác động lớn đến tổng giá trị của ngành xuất khẩu và có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu.

Trình độ nguồn nhân lực và yếu tố công nghệ thay đổi trong sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hàng hóa, sản lượng sản xuất ra trong thời gian nhất định. Thay đổi về công nghệ dây truyền sản xuất có thể cần việc nhập khẩu các thiết bị từ các nước thuộc nền kinh tế phát triển hơn.

Ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến ngành xuất nhập khẩu

Nguyên liệu sản xuất đầu vào của một doanh nghiệp có thể bị thay đổi nhiều bởi các yếu tố khách quan khác nhau. Nếu các sản phẩm là thực phẩm, nông sản có thể ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, thu nhập, những yếu tố khó có thể lường trước được.

Các mặt hàng nguyện liệu, công cụ dụng cụ có tiêu chuẩn nhất định cần được nhập khẩu từ nước ngoài như máy móc, vật tư, có thể gặp biện động từ bên phía nhà cung cấp. Phải có các giải pháp thích hợp từ doanh nghiệp để cân đối việc xuất khẩu và nhập khẩu để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Tìm kiếm việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

3.3. Ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới

Hoạt động tham gia xuất nhập khẩu là việc mua bán giao thương với các nền kinh tế chung trong thị trường kinh tế thế giới. Việc có biến động thây đổi của nền kinh tế chung chắc có sự thay đổi về tổng giá trị ngành xuất nhập của một nền kinh tế nói riêng.

Ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới

Các nền kinh tế lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế chung thế giới như nước Mỹ, Trung Quốc, nếu có xảy ra thay đổi lớn, các nền kinh tế khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Các nước tham gia vào liên minh chung có nhiều giao kết thương mai chung cũng có sức ảnh hưởng lớn với kinh tế toàn thế giới.

Việt Nam là một trong những nước nhỏ, thuộc nền kinh tế đang phát triển, sử dụng nhiều mặt hàng đến từ các nước khác, ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền kinh tế khác có tác động lên thị trường Việt Nam, và ngành thay đổi đầu tiên là ngành xuất nhập khẩu.

Như vậy, tỉ lệ xuất nhập khẩu là thông số do các nhà kinh tế học đưa ra với mục đích xác định hướng đi cho ngành xuất nhập khẩu. Các công thức tính tỉ lệ không có nhiều cấu trúc phức tạp nhưng dễ bị thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Việc làm trong ngành xuất nhập khẩu

Chọn vào phần dưới đây để tìm hiểu các việc làm liên quan đến ngành xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay.

việc làm xuất nhập khẩu

Kim ngạch là gì? Công thức và cách tính kim ngạch xuất khẩu? Ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu? Thực trạng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam?

Để định lượng về hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, người ta sử dụng thuật ngữ “kim ngạch”. Kim ngạch là tiêu chí quan trọng để đánh giá về sự phát triển kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, đất nước, sự biểu hiện của kim ngạch là bức tranh của tình hình phát triển trong hiện tại và tương lai.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Kim ngạch là gì?

Kim ngạch là thuật ngữ phổ biến được nhắc đến khi nói đến tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Theo đó, kim ngạch được chia thành kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về; Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.

Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển. Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.

2. Công thức, cách tính kim ngạch xuất khẩu:

Công thức tính kim ngạch xuất khẩu: Tỉ lệ xuất nhập khẩu = [Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu] x 100%

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia:

– Tạo vốn cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho sản xuất trong nước

– Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

– Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

– Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Xem thêm: Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

– Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

– Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia.

Để chứng minh cho ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu, cũng như cách tính kim ngạch xuất khẩu, tác giả sẽ có những cung cấp về thực trạng kim ngạch xuất nhập khẩu như sau:

Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 25,76 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 24,8% tổng lượng hàng đi nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FIE] vẫn chiếm phần lớn với 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%. và chiếm 75,2% tổng số.

Từ tháng 1 đến tháng 4, lĩnh vực công nghiệp nặng và khai khoáng báo cáo mức tăng trưởng cao nhất, tạo ra 57,58 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là các ngành công nghiệp nhẹ và thủ công [27,5%] và nông, lâm nghiệp [8,8%].

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng qua với tổng kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%, tiếp theo là EU với 12,6 tỷ USD [tăng 18,1%].

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Hàn Quốc [16,9 tỷ USD], ASEAN [14,1 tỷ USD] và Nhật Bản [7,2 tỷ USD].

Tổng cục Thống kê cũng báo cáo thặng dư thương mại 1,29 tỷ USD và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ gần 1,7 triệu tỷ đồng [73,9 tỷ USD] trong 4 tháng đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ tận dụng các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu, gỡ bỏ rào cản để thâm nhập thị trường mới sâu hơn. Bên cạnh đó, Bộ sẽ ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại các chợ, nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh sau đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, Bộ sẽ nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành như năng lượng, cơ khí chính xác, cũng như một số ngành cơ khí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Kim ngạch thương mại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê.

Tính riêng tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước nhưng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam đã vận chuyển 240,52 tỷ USD hàng hóa ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực trong nước đóng góp 62,72 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kể cả dầu thô] đóng góp 177,8 tỷ USD, tăng lần lượt 8,5 và 22,8% hàng năm.

Trong kỳ, 31 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD mỗi mặt hàng và chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 214 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhóm hàng nông, lâm sản với 17,7 tỷ USD [tăng 17,6%] và thủy sản 6,17 tỷ USD [tăng 2,4%].

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chi 69,8 tỷ USD cho nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 38,5 tỷ USD, tăng 18,3%. Tiếp theo là EU và ASEAN với 28,8 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, tăng lần lượt 11,6% và 21,2%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa trị giá 83,72 tỷ USD, tăng 25%, còn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần lớn với 158,93 tỷ USD, tăng 33,6%.

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:

– Tăng trưởng quy mô nền kinh tế: Thông qua việc đổi mới đồng bộ,nhanh chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô…Nâng cao năng xuất trong quản lý nhà nước, giảm thiểu tối đa các bất cập trong thủ tục hành chính, thuế, phí… Nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ đó tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

– Đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu:

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tác động mạnh đến xuất khẩu các nhóm hàng, đặc biệt là nhóm hàng đã chế biến hoặc tinh chế. Tuy nhiên, ngoài [nhóm SITC8] chủ yếu là những mặt hàng tiểu thủ công nghiệp không đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ lao động cao thì các nhóm hàng còn lại đều gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Giá trị xuất khẩu các nhóm hàng này hầu như tới nhiều từ khu vực FDI. Vì thế, trước hết nên tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, giày dép, may mặc phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời cũng cần có những chính sách thích hợp như: Phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, đầu tư nguồn lực cho việc phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Nâng cao chất lượng các mặt hàng lương thực thực phẩm: Rõ ràng các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đang là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất thủ công, manh mún dẫn đến không đáp ứng được số lượng lớn; quy trình sản xuất không đúng quy cách, sử dụng quá nhiều hóa chất dẫn đến sản phẩm chất lượng kém không đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về kích cỡ của các nước bạn hàng. Hay như, sự yếu kém trong công tác bảo quản cũng làm cho những mặt hàng được coi như đặc sản của Việt Nam cũng không thể vươn xa tới các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu…Thị trường dành cho các mặt hàng này vẫn chủ yếu là thị trường Trung quốc và giá trị mang lại là chưa tương xứng với những lợi thế có được.

Vì vậy: – Cần tập trung cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hơn hình thành những mô hình, những khu sản xuất quy mô lớn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. – Phát triển giao thông và vận tải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, và rủi ro cho sản phẩm; tập trung đầu tư cho công tác bảo quản sản phẩm để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn.

– Tập trung vào những thị trường ở gần Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là các nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến. Vì vậy, nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường gần hơn như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc để hạn chế được những tác động này. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải để giảm tối thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận những thị trường ở xa hơn.

Xem thêm: Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu


Video liên quan

Chủ Đề