Công an biên chế là gì

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm tới website của Gia Nguyễn Law Firm. Hiện nay, việc vào biên chế là mục tiêu phấn đấu của không ít người nhằm hướng tới sự ổn định trong công việc, sự nghiệp. Thế nhưng, không nhiều người hiểu rõ biên chế là gì, khác biệt giữa lao động thuộc biên chế  và lao động theo hợp đồng nằm ở đâu. Chính vì vậy, sau đây, luật sư của công ty sẽ thông tin về vấn đề này, cụ thể như sau:

Định nghĩa

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng nào về biên chế. Mặc dù đây là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức… và các Nghị định về tinh giản biên chế.

Hiểu một cách đơn giản, biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Thực chất, lao động biên chế là lao động cho Nhà nước, được Nhà nước đứng ra tuyển dụng, từ đó họ làm việc và hưởng lương được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà hiện nay là Bộ Nội vụ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương giao và phê duyệt làm căn cứ cung cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên.

Như vậy, vào biên chế trở thành mục tiêu, niềm khao khát của nhiều người bởi vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc. Trong khi đó, nếu như làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn và có thể sẽ phải nghỉ việc, tìm việc làm mới nếu đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng…

Phân biệt nhân viên biên chế và nhân viên hợp đồng lao động

Tiêu chí Nhân viên biên chế Nhân viên hợp đồng lao động
Vị trí Vị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy Nhà nước Công việc theo hợp đồng lao động có thể xác định hoặc không xác định thời hạn.

Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc đến thời điểm này, sau đó phải nghỉ việc nếu đơn vị không ký tiếp hợp đồng.

Đó là sự khác biệt quan trọng giữa hợp đồng dài hạn và biên chế.

Chủ thể tham gia ký kết Người sử dụng lao động luôn là Nhà nước Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước
Hình thức tuyển dụng Thi tuyển hoặc phỏng vấn Phỏng vấn, thi tuyển
Chế độ đãi ngộ Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đã thỏa thuận

Kết luận

Mặc dù có chế độ đảm bảo cuộc sống đến tận lúc nghỉ hưu và đãi ngộ theo ngân sách Nhà nước là những ưu điểm không thể đong đếm được bằng tiền trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, nguyện vọng của một bộ phận lớp trẻ này có thể sẽ không trở thành hiện thực với chính sách mới của Đảng và Chính phủ.

Cụ thể, tại Nghị quyết 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp được thông qua vào tháng 05/2018 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh một trong những nội dung cải cách công tác cán bộ trong thời gian tới là có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 25/10/2018, Chính phủ đã ra Nghị quyết 132/NQ-CP, trong đó giao Bộ Nội vụ rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các luật, nghị quyết liên quan theo hướng xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ và tiến tới bỏ chế độ "công chức suốt đời". Trước khi chính thức có quy định về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời, hiện nay, việc thực hiện mạnh chính tinh giản biên chế cũng khiến vị trí việc làm của nhiều công chức, viên chức không còn giữ được ổn định. Theo đó, với mục tiêu đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, nhiều đối tượng thuộc bị tinh giản biên chế trong thời gian tới…

Trên đây là nội dung của Công ty Luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự thông tin cho bạn về nhân viên biên chế và cách phân biệt nhân viên biên chế và nhân viên theo hợp đồng lao động. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH Gia Nguyễn và Cộng sự; địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 0243.8373.888 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng cảm ơn.

Biên chế là gì? Làm thế nào để được vào biên chế? Phân biệt biên chế với hợp đồng lao động? Hiện nay, có còn được hưởng Biên chế suốt đời? Vấn đề xét tuyển vào biên chế đối với lao động dài hạn đúng hay không?

Đây là một số câu hỏi được đa số các bạn khi tiến hành tìm hiểu những công việc trong các đơn vị nhà nước thắc mắc, hãy cùng tham khảo qua bài viết của công ty chúng tôi để hiểu rõ hơn về biên chế và các vấn đề xoay quanh biên chế

BIÊN CHẾ LÀ GÌ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BIÊN CHẾ

BIÊN CHẾ LÀ GÌ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BIÊN CHẾ

1. Biên chế là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có khái niệm rõ ràng nào về biên chế Mặc dù cụ từ biên chế xuất hiện trong hầu hết các văn bản pháp lý về viên chức, cán bộ, công chức, cụ thể như Luật Cán bộ, Luật Viên chức… và các Nghị định thông tư về việc tinh giản biên chế. Để mọi người nắm rõ được về biên chế, thì biên chế được hiểu đơn giản là số người làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Được vô biên chế là điều mà mọi người làm trong các cơ quan Nhà nước mong muốn vì nó là vị trí công việc được phục vụ vô thời hạn, ngoài ra biên chế sẽ được hưởng các chế độ về lương và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước.

BIÊN CHẾ LÀ GÌ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH BIÊN CHẾ

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng vào biên chế được xem như niềm khao khát, mục tiêu của nhiều người, bởi lẽ vị trí này chắc chắn cho đến tuổi nghỉ hưu vẫn đảm bảo được sự ổn định.  Trong khi đó, nếu như bạn không được vô biên chế mà làm việc theo chế độ hợp đồng, thì rủi ro sẽ cao hơn, tức là không đảm bảo được sự ổn đinh, cá nhân có thể phải tìm việc mới nếu công ty đó không tiếp tục kí hợp đồng nữa

2. Phân biệt biên chế với hợp đồng lao động

Phân biệt biên chế với hợp đồng lao động
  Biên chế Hợp đồng
Khái niệm Biên chế là một vị trí công việc trong cơ quan nhà nước được phục vụ lâu dài, vị trí này  được quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, hoặc chính phủ quyết định hoặc được phê duyệt trong những nghị quyết về việc quy hoạch số lượng các chức danh trong hệ thống bộ máy viên chức, công chức được hưởng chế độ lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ trong các cơ quan nhà nước cũng là 1 dạng được bổ nhiệm, bầu cử theo nhiệm kỳ trong một khoảng  thời gian nhất định. Tuy nhiên, hết thời hạn bổ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm, miễn nhiệm thì chức vụ cán bộ sẽ trở lại thành công chức, viên chức

Công chức, viên chức được điều chỉnh bởi Luật cán bộ công chức và Luật viên chức, sẽ được làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng 

Hợp đồng ở đây có nghĩa là hợp đồng lao động. Những cá nhân mà  làm việc theo hợp đồng lao động thì chịu sự quản lý bởi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu hoặc người quản lý doanh nghiệp. Và những cá nhân này sẽ điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.

Tuy nhiên không phải chỉ có ở doanh nghiệp mới có chế độ làm việc theo hợp đồng mà trong các cơ quan nhà nước cũng có chế độ hợp đồng  ngắn hạn ở một số vị trí nhằm chờ cấp có thẩm quyền sẽ biên chế vị trí cho chức danh đang thiếu, hoặc nhằm hỗ trợ và giải quyết những công việc còn  tồn đọng tạm thời

Ví dụ: Nhân viên làm việc theo hợp đồng của bộ phận địa chính cấp xã. Hết hạn hợp đồng thì nhân viên này được cơ quan này biên chế vào vị trí khác hoặc được cho nghỉ việc

Hợp đồng làm việc gồm Hợp đồng ngắn hạn như:

  • Hợp đồng xác định thời hạn từ 3 tháng đến 36 tháng,
  • Hợp đồng khoán việc,
  • Hợp đồng thời vụ,…

Hợp đồng dài hạn được hiểu là hợp đồng không xác định về thời hạn. 

Hình thức Sự khác nhau giữa hợp đồng và biên chế thể hiện rõ rệt qua các cơ quan thuộc hệ thống quản lý Nhà nước.

Nhân viên biên chế là người đã tiến hành thi công chức, hoặc tiến hành thi viên chức vào cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên sau khi người đó thi đỗ để trở thành người cán bộ công nhân viên chức chính thức thuộc biên chế trong cơ quan đó thì cá nhân đó sẽ phải thực hiện thời gian thử thách trong vòng 1 năm.

So với nhân viên hợp đồng thì nhân viên biên chế sẽ được hưởng tất cả những quyền lợi, và chế độ phúc lợi mà một nhân viên hợp đồng không có.
Hình thức khác biệt giữa biên chế và hợp đồng Các chế độ dành cho nhân viên biên chế tại các cơ quan Nhà nước bao gồm:

Nhân viên biên chế sẽ được tăng lương dựa vào số năm công tác dựa theo bằng cấp và trình độ.Ví dụ: Cứ 3 năm làm việc đối với những nhân viên biên chế có trình độ Đại học thì sẽ được tăng lương lên một lần.

Nhân viên biên chế được tham gia thi chuyển ngạch bậc lương đối với nhân viên biên chế

Nhân viên biên chế được hưởng đầy đủ đối với các chế độ thu nhập tăng thêm

Nhân viên biên chế được cử đi học thêm, đi đào tạo

Biên chế mang lại cho cá nhân một bản hợp đồng vô thời hạn

– Nhân viên hợp đồng sẽ được ký hợp đồng lao động, và đồng nghĩa với việc sẽ dược hưởng chế độ đã ngộ có ghi trên hợp đồng, còn các chế độ đãi ngộ khác tuy nhiều trường hợp vẫn được hưởng nhưng nó không phải thuộc dạng bắt buộc

Nhân viên theo hợp đồng thì chỉ có thể được hưởng 50% trong khoản thu nhập tăng thêm đó.

Khi ký kết giữa đơn vị lao động và người lao động thì Hợp đồng lao động sẽ có thời hạn cụ thể

3. Hiện nay, có còn được hưởng Biên chế suốt đời

Hiện nay, có còn được hưởng Biên chế suốt đời

Qua trên chúng ta có thể thấy được rằng để được ổn định về công việc cho đến tuổi nghỉ hưu không ít người đã cố gắng nỗ lực giành các suất vào biên chế Nhà nước. Thế nhưng hiện nay,  chính sách mới của Chính phủ và Đảng thì niềm ao ước này khó có thể thành hiện thực

Tại Nghị quyết 26-NQ/TW được thông qua vào tháng 05/2018 đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cụ thể Ban Chấp hành Trung ương có nhấn mạnh nội dung cải cách đối với công tác cán bộ trong thời gian sắp tới sẽ có cơ chế cạnh tranh về vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức, công chức cán bộ và tiến tới việc bỏ chế độ “BIÊN CHẾ SUỐT ĐỜI”.

TINH GIẢM BIÊN CHẾ

Để thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết 132/NQ-CP ngày 25/10/2018, cụ thể giao cho Bộ Nội vụ tiến hành rà soát, bổ sung hay sửa đổi về Luật Cán bộ, Luật Viên chức, Luật công chức, ngoài ra còn có các luật và nghị quyết liên quan biên chế theo hướng đó là xác định vị trí việc làm gắn với chức danh hay chức vụ và tiến tới mục tiêu bỏ chế độ “CÔNG CHỨC SUỐT ĐỜI “.

Hiện nay các cơ quan tiến hành thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tiến tới việc xóa bỏ biên chế suốt đời, trước khi chính thức có các quy định về việc xóa bỏ chế độ biên chế suốt đời này, việc tinh giản biên chế này cũng khiến vị trí việc làm của các viên chức, công chức không còn được ổn định như trước nữa. Năm 2021, mục tiêu sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với biên chế năm 2015

4. Vấn đề xét tuyển vào biên chế đối với lao động dài hạn đúng hay không?

Vấn đề xét tuyển vào biên chế đối với lao động dài hạn đúng hay không?

Trước tiên, để biết được thực hư việc xét tuyển vào biên chế đối với lao động dài hạn,chúng ta dựa vào các điều luật dưới đây

Căn cứ tại Điều số 22  Bộ luật Lao động thì Hợp đồng lao động sẽ được ký kết theo các loại sau đây

– Loại hợp đồng nhưng không xác định về thời hạn: tức là hợp đồng này không có thời hạn đối với việc chấm dứt hợp đồng

– Loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn: có nghĩa là hợp đồng này có xác định thời điểm đối với việc chấm dứt hợp đồng, thường trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng

– Hợp đồng lao động mùa vụ là hợp đồng có thời hạn kết thúc ngắn, dưới 12 tháng

Tại Điều 22, điểm b và điểm c của Khoản 1 quy định cụ thể:

Khi hợp đồng lao động đã kí kết mà hết hạn, trong khoảng thời gian là 30 ngày sau khi hợp đồng hết hạn thì cả hai bên của hợp đồng cần phải tiến hành cho việc ký kết một hợp đồng mới nếu cá nhân này vẫn muốn tiếp tục thực hiện các công việc của mình. Còn nếu như hai bên không ký kết hợp đồng mới thì dồng nghĩa với bản hợp đồng lao động cũ ban đầu sẽ mặc nhiên trở thành bản hợp đồng không xác định về thời hạn trong trường hợp bản hợp đồng đó được giao kết nhưng theo các quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 22, còn trường hợp nếu ký kết theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 thì bản hợp đồng đó trở thành một bản Hợp động có xác định về thời hạn là 24 tháng.

Còn trường hợp hai bên ký tiếp bản hợp đồng xác định thời hạn mới thì sẽ chỉ phép được ký thêm một lần nữa sau đó, có nghĩa là nếu người lao động này mà còn làm việc thì doanh nghiệp sẽ phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn cho người này.

Dựa vào các điều khoản ở trên, việc ký hợp đồng dài hạn sẽ chỉ được tiến hành ký kết thêm một bản hợp đồng không xác định thời hạn chứ không phải được xét tuyển để vào diện biên chế. Vì có thể thấy trong Luật viên chức không có bất cứ quy định nào về việc người lao động ký  hợp đồng không xác định thời hạn sẽ dẫn đến được xét tuyển vào diện biên chế nếu như  người đó không tham gia thi tuyển biên chế. Trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng viên chức, quản lý viên chức người lao động  được tuyển đặc cách vào diện biên chế.

Qua bài viết biên chế là gì và các vấn đề xoay quanh biên chế, hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả, nếu vẫn còn thắc mắc cần sự hỗ trợ của chúng tôi, xin hãy liên hệ qua số số hotline đã được tư vấn cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề