Con sông có 9 cửa có tên gọi là gì năm 2024

1. Để liệt kê được 9 cửa biển, có lẽ tác giả tham khảo bản đồ thời Pháp thuộc gồm: Cửa Tiểu, cửa Đại, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Tranh Đề.

Thực ra số cửa biển đã được cụ Trịnh Hoài Đức kê cứu trong “Gia Định thành thông chí (GĐTTC) chỉ có 8 cửa theo thứ tự từ bắc xuống nam gồm: Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Ngao Châu, Băng Côn, Cổ Chiên, Ba Thức, Mỹ Thanh. Sách Gia Định thành thông chíhoàn thành năm 1820, trước đó, năm 1806 thượng thư bộ binh Lê Quang Định dâng lên vua Gia Long Hoàng Việt nhất thống dư địa chí(HVNTDĐC) trong quyển 7 ghi chép về dinh Trấn Định với đồn cửa biển là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai. Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn có 5 đồn cửa biển là Bãi Ngao, Băng Côn, Cổ Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh, trong số đó cửa Bải Ngao thuộc sông Hàm Long. Đặc biệt không có ba chữ “sông Cửu Long”, điều đó cũng dễ hiểu, đây là quyển dư địa chí của nước Việt, mà lúc đó không có con sông nào mang tên Cửu Long chảy trên vùng đất Nam bộ nước Việt, chúng tôi sẽ chứng minh sau. Như vậy căn cứ vào Hoàng Việt nhất thống dư địa chícủa thượng thư bộ binh Lê Quang Định, thì Bải Ngao trong HVNT-DĐC chính là cửa Hàm Luông thuộc sông Hàm Luông chảy qua tỉnh Bến Tre ngày nay mà lúc đó bản văn chữ Hán đã chép là Hàm Long do Hán tự không có từ Luông. Có lẽ đúng như nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đã viết trong Sử Việt đọc vài quyển2006: “Nếu cố mà đếm cho đủ các nhánh sông cũng chỉ có 8 cửa”. (Tạ Chí Đại Trường là tác giả quyển biên khảo rất công phu Lịch sử nội chiến 1771-1802xuất bản năm 1970 ở miền Nam, được Nxb. Công an Nhân dân tái bản năm 2006). Vậy thì từ khi nào lại có thêm một cửa nữa hay nói cho đúng là 3 cửa Cung Hầu, Tranh Đề, Định An, bỏ cửa Mỹ Thanh, để làm cho tròn con số 9? (Vì nếu để lại tên cửa Mỹ Thanh theo GĐTTCvà HVNTDĐChoá ra tới 10 cửa!).

Có lẽ nên xem xét qua quan điểm của nhà văn Sơn Nam tại trang đầu quyển Biên khảo Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa, Nxb TP. HCM phát hành năm 1985:

“Con số 9 mang ý nghĩa tượng trưng về phong thuỷ, các cửa sông có thể đếm là 7 là 8. Bản đồ hàng hải quốc tế do người Tây phương rồi người Pháp điều chỉnh hồi cuối thế kỷ XIX lần hồi nhất trí với nhau: Để đáp ứng yêu cầu “9 con rồng” đặt thêm 2 cửa Cung Hầu và Tranh Đề. Hai cửa này dân gian không buồn nhắc tới, chẳng hiểu bỏ dấu ra sao, chẳng qua là Cồn Ngao, Trấn Di đọc lơ lớ, tuỳ tiện theo người Pháp”. (Tác phẩm này viết trước năm 1985, hiện nay đã có tên hành chính, chính thức thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, cửa biển là cửa Trần Đề, nơi đây hiện có cảng Trần Đề, cũng xin nhắc lại Trần Đề ngày nay là biến âm của Tranh Đề thời Pháp, và Tranh Đề là biến âm của Trấn Di ngày xưa, Trấn Di là tên một đạo hành chính, gọi là đạo Trấn Di, có đặt sở thu thuế trên sông Ba Thắc (xem GĐTTC). Cũng xin nói thêm cù lao Long Phú đã chia cuối nguồn con sông Hậu thành 2 cửa Trần Đề và Định An ngày nay mà ngày xưa hai vị Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đã chép chỉ một tên Ba Thắc do phiên âm tên gọi Bát Xắc bởi Hậu Giang thuộc về nhánh Tông Lê Bát Xắc phía Cao Miên. Chúng tôi cho rằng có thể lúc ấy luồng Định An lưu thông không thuận tiện, cửa thông ra hướng Đông chưa rộng như ngày nay nên người ta không tính nó là một cửa biển, hiện nay luồng Định An luôn bị bồi lắng gây khó khăn cho tàu lớn vào ra, nên phải thường xuyên nạo vét rất tốn kém.

Trở lại bài viết Cửu Long có phải là 8 rồng,tác giả có kèm theo bản đồ có ghi tên 9 cửa được in trong Xưa&Nay số 331 tháng 5-2009 và số 695 tháng 9-2009, thì chúng tôi đã thấy in trong quyển biên khảo Lịch sử khẩn hoang miền Namcủa Sơn Nam, trang 98 Nxb Trẻ phát hành tháng 11-2005, Thiên nhiên Việt Nam,tác giả Lê Bá Thảo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1977, trang 241, thoảng hoặc vẫn gặp trên một vài tạp chí lâu nay trong nước. Về các tên gọi thay đổi qua hơn 200 năm, chúng tôi không phân tích, không đào sâu vì rất công phu không thể tóm lược vài hàng, nên chăng có một công trình nghiên cứu nghiêm túc của chuyên ngành về các diên cách từ sử sách triều Nguyễn đến nay như tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đờicủa cụ Đào Duy Anh, có kiểm chứng qua thực địa tại chỗ tại nơi. Trong bài viết sơ lược này chúng tôi chỉ khái quát để thấy rằng từ xưa tới nay, dù có lở có bồi, không bao giờ có thể đếm được 9 cửa từ hai sông lớn Tiền Giang, Hậu Giang đổ ra biển Đông, kể cả nỗ lực chia cửa Cổ Chiên và cửa Ba Thắc có cù lao chia cửa chính giáp biển Đông phía trong sâu như sau: Một cửa chính Cổ Chiên và Cung Hầu ngày nay, một cửa chính Ba Thắc, Định An ngày nay, người ta không tính cửa Mỹ Thanh, cũng hợp lý, bởi vì cửa Mỹ Thanh không phải là dòng chảy trực tiếp của con sông Hậu đổ ra biển Đông, mà là cuối nguồn giáp biển của vô số nhánh nhỏ luồn lách ngoằn ngoèo trên tỉnh Sóc Trăng, mặc dù cũng là những chi lưu của con sông Hậu.

Người ta chia cửa Cổ Chiên thành Cổ Chiên và Cung Hầu còn tạm chấp nhận được nhưng chia Ba Thắc thành vừa Trần Đề, vừa Định An mà lại còn Ba Thắc như các bản đồ đang lưu hành hiện nay thì không hợp lý chút nào! Rõ ràng người ta cố giữ lại tên cửa Ba Thắc một cách gượng ép sau khi nhận thấy không thể tính cửa Mỹ Thanh, để đáp ứng yêu cầu con số 9 mà thôi. Như vậy tên gọi “sông Cửu Long” để chỉ sông Tiền, sông Hậu chắc chắn chưa có trước năm 1820 là năm cụ Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành thông chí, lại càng không thể do “những cư dân người Việt đầu tiên đặt ra” bởi từ những năm 1600 đã có di dân người Việt cư trú ở vùng đất này rồi, mà chỉ có thể mới có từ sau khi Pháp hoàn thành cuộc xâm lược Nam Kỳ, nhưng cũng không dễ gì chứng minh được một cách thuyết phục rằng ai đặt ra? Từ khi nào? (có lẽ cũng không cần thiết). Về phía người cư dân thuộc thế hệ khai sơn phá thạch, do hạn chế thông tin địa dư cộng với bản chất tâm hồn, tư duy đơn giản, người ta không mấy quan tâm đến chuyện cửa biển cửa sông ở nơi cách trở xa xôi nào đó, dễ dàng chấp nhận mỹ danh Cửu Long nghe ai đó gọi, hoặc giản đơn chỉ là sông Cái hơn là phải nói Tiền Giang, Hậu Giang. Chính chúng tôi thuở nhỏ cũng từng quan niệm rằng nói Tiền Giang, Hậu Giang là chuyện sách vở văn chương chữ nghĩa, nói sông Cửu Long mới là khẩu ngữ bình dân. Về các nhà nghiên cứu, nhà khoa học xưa nay, để gọi vùng đất này, chúng tôi nhận thấy có các cách gọi như sau: Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam bộ, miền Tây và được mặc nhiên chấp nhận đồng nghĩa như nhau, có khi dùng chung như vậy trong một bài biên khảo rất có giá trị (xem bài “ Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ đồng bằng sông Cửu Long”- Long Xuyên 1984)tuy nhiên các tác phẩm ấy viết hai chữ Cửu Long như một định đề có sẵn, hoàn toàn không mang một khái niệm nào về việc 9 cửa 9 rồng.

2. Về giả thuyết tên gọi sông Cửu Long “là do người di dân Việt đặt ra cho 2 con sông Tiền, sông Hậu” xin trao đổi như sau: Tham khảo các tư liệu triều Nguyễn, chúng tôi nhận thấy không có con sông Cửu Long nào trên đất Việt thậm chí trên đất Cao Miên. Tất cả đều chỉ rõ tên sông Cửu Long ở tây bắc nước Lào, đến hạ Lào không còn ai gọi là sông Cửu Long nữa, mà là Lan Thương, Mê Kông, sông Khung, Tông Lê Sáp, Tông Lê Bacsac, Tiền Giang và Hậu Giang.

3. Về câu hỏi tên Cửu Long có tự lúc nào? Thì theo sách Vân đài loại ngữcủa Lê Quý Đôn, tập 1, quyển III, đề mục “Khu vữ ngữ” điều 53, chúng tôi thấy có đoạn văn sau đây:”…ta từng xem Minh Sử, thấy chép: phía đông huyện Thái Hoà thuộc phủ Đại Lý có sông Tây Nhị Hà. Sông này phát nguyên từ núi La Cốc, huyện Lãnh Khung, nước chảy vào đấy. Lại ở phía đông hợp với 18 con sông con ở núi Diễm Thương rồi rót vào đấy. Phía tây có sông Dạng Bị từ châu Quy Xuyên chảy vào hợp với Tây Nhị Hà, lại ở phía tây nam chảy vào sông Lan Thương. Sông Lan Thương ở về phía nam phủ Cảnh Đông phát nguyên từ đất Kim Xỉ (Vân Nam) chảy qua phía tây nam phủ ấy hơn 200 dặm lại rót vào phía nam trên đất Xa Lý, là sông Cửu Long, hạ lưu chảy vào đất Giao Chỉ gọi là sông Phú Lương rồi chảy ra biển…”.

4. Xin bàn tiếp về nguồn gốc chữ Cửu Long. Năm Tự Đức thứ 29 (1876) cụ Nguyễn Thông được vua Tự Đức sung bổ tham gia phúc kiểm bộ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục.Trách nhiệm của cụ kiểm duyệt từ kỷ Hùng Vương đến cuối đời nhà Trần. Để toát yếu những phần thuộc trách nhiệm của mình, cụ làm thêm quyển Việt sử thông giám cương mục khảo lược,quyển này được các nhà sử học Việt Nam đánh giá cao. Trong lời tựa có đoạn cụ viết:”… việc trong nước thì biên kỹ việc nước ngoài thì chép lược. Nay đem mỗi nước chép riêng ra, nêu rõ việc gì theo cũ, việc gì thay đổi, gián hoặc có chỗ đoán thấy thì cũng biện bạch một chút cho chính đáng, để người xem có chỗ khảo cứu…”. Tại quyển 7 nói về nước Nam Chiếu, có kèm 2 nước Nam Chưởng và Ai Lao: “Nam Chưởng cũng là tộc loại Ai Lao, đất nước ấy phía đông giáp Giao Châu ta, phía bắc giáp Vân Nam, phía nam giáp Xiêm La dài rộng ước hơn 1.000 dặm.

Người Mọi chia ra từng bộ mà ở, bộ nào cũng có đầu mục, không thống quản được nhau, theo các nước bên cạnh đem thổ sản mà cung cống. Phía đông Nam Chưởng một dãy đất rẽ về phía nam, phía đông là nước ta, phía tây là Chân Lạp, sông Cửu Long chảy xuyên vào giữa, phía bắc đến Vân Nam, phía nam đến đất Chiêm Lạp (là chỗ ngày xưa Chiêm Thành Chân Lạp phân giới) ở quanh bờ tả bờ hữu sông Cửu Long, gọi là nước Lão Qua (cũng gọi là Nam Chưởng) là Lạc Hoàn, là Vạn Tượng, là Ai Lao vì tổ tiên họ ở núi Lao Sơn, cho nên đều gọi là Lào…”. Qua đoạn trích trên chúng ta đã có thể hình dung miền đất có con sông Cửu Long chảy qua trước khi nó tiếp tục xuôi về Nam để mang một tên mới: sông Mê Kông.

Có bài 39 câu thơ của Viên Giác nhà Nguyên làm thơ về Ai Lao rằng:

Thương sơn điệp thuý vân vô thê

Nhĩ hà tây khuynh khứ vo để

Tinh nhật đảo xạ hồng lưu ly

Tương truyền trầm mộc nhi, bối toạ hội ngao ly

Trúc thành uyển diên tự long vĩ…

Dịch nghĩa: Núi thương xanh ngắt mây không thang

Sông Nhị chảy ngược nước không đáy

Mặt trời soi đỏ bóng pha lê

Tục truyền: con cây gỗ chìm, ngồi lưng rồng biết vui đùa

Đắp thành ngoằn ngoèo như đuôi rồng…

Chúng tôi chỉ lược trích 5 câu đầu liên quan đến truyền thuyết “Mọi” (!) Cửu Long được coi là thuỷ tổ một tộc người Ai Lao cổ ( Việt sử thông giám cương mục khảo lược,Nguyễn Thông, Bản dịch: Đỗ Mông Khương. Hiệu đính: Lê Duy Chưởng. Nxb Văn hoá Thông tin Hà Nội, 2009).

Tuy đã biện giải được đến đây, nhưng chúng tôi lại bế tắc ở cách giải thích “lưng gọi là cửu ngồi gọi là long” không biết các cụ ngày xưa dịch rồi phiên âm ra từ ngôn ngữ nào? Chúng tôi tin rằng nó có nguồn gốc phải rất hợp lý bởi quyển sử này là công trình tập thể rất công phu lại được vua Tự Đức châu phê. Đang tiếc cách viết sử lúc đó hạn chế chú giải nên về sau nhiều thông tin bị bế tắc như trường hợp “lưng gọi là cửu ngồi gọi là long” này! Bế tắc này rất mong được các bậc thức giả khơi thông.

Qua tư liệu nêu trên, tên gọi Cửu Long được người Hán phiên âm từ ngôn ngữ một bộ tộc người thiểu số trên đất Lào từ xa xưa lắm rồi, có thể từ những năm đầu công nguyên, hay trễ lắm cũng là thời nhà Nguyên thế kỷ XII căn cứ bài ca dẫn trên.

5. Qua 4 ý nêu trên, tạm tổng kết ý kiến của chúng tôi như sau. Dù giả định nguyên nhân từ ngộ nhận hoặc áp đặt của người Pháp – theo quan điểm của nhà văn Sơn Nam – (chắc chắn qua sự tham mưu của các người Việt có học vấn ra hợp tác) thì hơn trăm năm qua, người miên Nam nói riêng, người Việt Nam nói chung đã quá quen thuộc và thân thương với địa danh “Đồng bằng sông Cửu Long”, “Dòng sông Cửu Long”. Bài ca “Tiểu đoàn 307” đã thẩm vào máu thịt nhiều thế hệ con người Nam bộ “Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long Giang sông trào nước xoáy…”, nhạc sĩ Phạm Duy viết trường ca Con đường Cái Quancó 3 bài ca Tiếng sông Hồng, Tiếng nói sông Hương, Tiếng nói sông Cửu Long,và còn biết bao nhiêu thơ văn câu hát câu hò gắn bó với 2 dòng sông vốn hiền hoà thân thương như vòng tay Mẹ này. Chúng tôi không cường điệu khi ví von như vậy. Dòng chảy của 2 con sông huyết mạch này theo biết bao nhiêu là nhánh nhóc lớn nhỏ lan toả gần như bao trùm cả vùng đất miền Nam Việt Nam hình thành một nền văn minh lúa nước độc đáo hoàn toàn đặc trưng tính cách Nam bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy vào những kỷ rất xa xưa, nó ảnh hưởng đến miền Đông Nam bộ, hoà nguồn cùng mạch sông Đồng Nai ( Thiên nhiên Việt Nam,Lê Bá Thảo Sđd trang 226&240). Cho nên thiết nghĩ cũng không cần, không nên và không thể thay đổi, cải chính.

Gọi “Đồng bằng sông Cửu Long” ngoài giá trị tiện dụng, còn có giá trị như một tên riêng, đặc thù, làm phong phú thêm cho địa danh đất nước. Nhưng từ nay xin đừng dịch nghĩa Cửu Long là 9 rồng nữa kẻo lại gây rối rắm cho các thế hệ về sau như đã từng làm băn khoăn nhiều thế hệ đi trước dẫn dài cho đến ngày nay. Cũng rất cần có sự định hướng của nhà nước thông qua Cục Bản đồ và Bộ Giáo dục và Đào tạo khi phát hành bản đồ hành chánh và sách ATLAT hàng năm. Chúng tôi đề nghị từ nay nên thống nhất tên gọi và số lượng cửa biển thuộc dòng chảy trực tiếp của 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang theo thứ tự từ Bắc xuống Nam như sau: Cửa Tiểu, cửa Đại thuộc tỉnh Tiền Giang. Cửa Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre (không còn của Ba Lai vì cửa này nay đã làm đập ngăn nước mặn). Cửa Cổ Chiên, của Cung Hầu thuộc tỉnh Trà Vinh. Cửa Định An, cửa Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng. Còn 2 cửa Ba Thắc và Ba Lai ngay cả cửa Mỹ Thanh – như đã từng được ghi nhận trong Dư địa chí triều Nguyễn và tồn tại đến nay - thuộc về diên hựu trong quá trình diên hựu và cách tân như bao nhiêu địa danh khác theo dòng lịch sử.

Bằng các phương tiện, kỹ thuật in ấn lưu trữ ngày nay, tin chắc thế hệ mai sau sẽ không quá khó khăn truy tìm những diên cách đó.

9 của sông Cửu Long tên gì?

Chín cửa sông Cửu Long trong An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd năm 1838 gồmː cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Ray, cửa Bãi Ngao, cửa Băng Côn, cửa Cổ Chiên (thuộc sông Tiền), cửa Vam Rây, cửa Cha Vang, cửa Ba Thắc (thuộc sông Hậu).

sông Mekong có bao nhiêu nhanh?

Trên đất Việt, nhánh chính của Mê Kông là sông Tiền, đổ ra biển qua 6 cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu. Nhánh Bassac (hay Ba Thắc) là sông Hậu, đổ ra biển qua 3 cửa: Định An, Ba Thắc, Trần Đề. Do quá trình bồi lắng phù sa và thay đổi dòng chảy, 9 cửa sông hiện nay chỉ còn 8.

Sông Cửa Tiểu ở đâu?

Sông có chiều dài khoảng 45 km, chảy theo hướng Tây-Đông bắt đầu từ cù lao Tấu (cách cầu Rạch Miễu khoảng 14 km về phía hạ lưu của sông Tiền, chảy qua các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông của Tiền Giang và đổ vào Biển Đông tại cửa Tiểu, huyện Gò Công Đông.

sông Cửu Long bao nhiêu nhanh?

Lúc này sông có tên mới là sông Cửu Long với hai nhánh lớn là sông Tiền và Sông Hậu. Theo những lược đồ xưa cũng như bản đồ được in trong Atlas địa lý Việt Nam, sông cửu long gồm 9 cửa từ trên xuống dưới như sau cửa Tiểu Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc và Tranh Đề.