Cội nguồn của hạnh phúc là gì

ĐBP - Quan niệm về hạnh phúc và cảm nhận niềm hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Ðó có thể là những điều bình dị trong cuộc sống, là niềm vui khi xong công việc hay đơn giản nhìn thấy người khác cười cũng cảm thấy hạnh phúc. Mỗi người chọn cho mình một quan niệm về hạnh phúc nhưng trên hết, hạnh phúc là khi được sẻ chia, tạo ra niềm vui sống, lan tỏa những điều tốt đẹp tới mọi người.

Nội dung chính Show

  • Hạnh phúc khi được sẻ chia
  • Tin xem nhiều
  • Nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống giữa con người với con người
  • Nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người
  • Cội nguồn hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận
  • 1. Dàn ýNghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người
  • Video liên quan

Người Việt vốn có truyền thống tương thân tương ái. Trong gian khó, hoạn nạn, sự yêu thương, sẻ chia giữa những người xa lạ càng nhân lên niềm vui sống, niềm hạnh phúc của mỗi người. Trong dịp Tết Tân Sửu vừa qua, rất nhiều người nghèo, bà con dân tộc thiểu số của Ðiện Biên đón nhận niềm vui, hạnh phúc khi được sẻ chia, hỗ trợ đón tết bởi các đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm. “Tết sum vầy - Kết nối yêu thương” là chương trình tặng quà tết cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức với vài trăm suất quà trao tặng tới người lao động nghèo. Những chương trình từ thiện như: “Kết nối, sẻ chia và lan tỏa”, “Tết đầm ấm - Tết yêu thương” hay phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” được tổ chức cùng hướng tới phương châm “Nhà nhà đều có Tết, người người đều có Tết”. Nhiều cơ quan, đơn vị kết nối và vận động các tổ chức ủng hộ quà tết, trao tận tay bà con, nhân lên niềm vui, lan tỏa niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Qua mỗi hành trình làm thiện nguyện, mỗi người cho đi bằng tấm lòng, sự sẻ chia sẽ nhận lại niềm vui, niềm hạnh phúc. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, người lao động... gặp khó khăn. Và khi đó, việc nhường cơm sẻ áo, chung tay hỗ trợ bà con đã được các địa phương, đơn vị thực hiện nhằm giảm bớt khó khăn, mang lại niềm hạnh phúc cho cả người nhận và người trao. Trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19 ở Ðiện Biên dịp tết vừa qua, mỗi nơi, mỗi người có cách làm khác nhau hỗ trợ lực lượng tuyến đầu phòng dịch: tặng khẩu trang, kính chắn giọt bắn, nhu yếu phẩm hay trực tiếp tham gia nấu ăn phục vụ tại các chốt kiểm dịch... Sự sẻ chia kịp thời, chân thành đã góp phần tạo niềm vui trong cuộc sống, lan tỏa nghĩa cử, trách nhiệm và niềm hạnh phúc đong đầy.

Với người này, hạnh phúc là bằng lòng với cuộc sống của mình nhưng với người khác, hạnh phúc là khi có mục tiêu sống ý nghĩa; có người lại đơn giản quan niệm hạnh phúc là được giúp đỡ, che chở cho ai đó cần mình. Càng quan sát cuộc sống quanh mình, cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của mỗi người càng thấy hạnh phúc là khi mang lại niềm vui cho người khác, vun đắp hạnh phúc bằng sự chia sẻ và yêu thương. “Không quan trọng bạn cho đi bao nhiêu mà quan trọng bạn đặt bao nhiêu yêu thương vào đó” bởi mỗi hành động được thực hiện bằng tình yêu thương, sự sẻ chia chân thành sẽ làm lan tỏa niềm hạnh phúc, thấy cuộc đời thật ấm áp. Hạnh phúc là khi mang lại niềm vui cho người khác nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn, yêu thương nhiều hơn trước hết với gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Bởi khi đó không chỉ là giá trị vật chất mà hơn cả là tình yêu thương, sự sẻ chia được trao tặng đúng nơi, đúng lúc.

Với không ít người, hạnh phúc thật giản đơn nghĩa là cho đi mà không mong nhận lại bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Thế nên suốt dặm dài mảnh đất hình chữ S vẫn có những người cần mẫn “cho đi không mong nhận lại”, đem niềm vui tới người khác tạo niềm hạnh phúc cho chính mình. Không có sự tính toán thiệt hơn giữa cho và nhận, bởi hạnh phúc có được từ sự cho đi là món quà đáng quý mà cuộc sống mang đến cho mỗi người; trao yêu thương sẽ nhận lại được hạnh phúc. Người hạnh phúc là người biết yêu thương, chia sẻ.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc vào ngày 20 tháng 3 hàng năm đã được Liên hợp quốc thông qua từ năm 2012 với cam kết không chỉ là một ngày mang ý nghĩa biểu trưng đơn thuần mà được thể hiện bằng hành động cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi công dân. Cùng với 192 quốc gia trên thế giới, Việt Nam hứa ủng hộ ngày Quốc tế Hạnh phúc bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân. Ðiều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam.

Ai đó nói rằng “có tiền không mua được hạnh phúc” bởi hạnh phúc hoàn toàn miễn phí. Người hạnh phúc là người biết yêu thương, biết chia sẻ với người khó khăn hơn. Và ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm là dịp để mỗi chúng ta cùng nhìn lại, tự nhắc nhở mình phải sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn để mang lại hạnh phúc không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn góp thêm niềm hạnh phúc tới những người xung quanh và những người mình gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trao yêu thương sẽ nhận lại hạnh phúc.

Tin xem nhiều

  • Nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống giữa con người với con người

    Mục lục nội dung

    • 1. Hướng dẫn cách làm bài
    • 1.1. Phân tích yêu cầu đề bài
    • 1.2. Luận điểm
    • 2. Dàn ý chi tiết
    • 2.1. Mở bài
    • 2.2. Thânbài
    • 2.3. Kếtbài
    • 2.4. Sơ đồ tư duy
    • 3. Nghị luận xã hội 200 chữ về sự sẻ chia
    • 3.1. Đoạn văn số 1
    • 3.2. Đoạn văn số 2
    • 3.3. Đoạn văn số 3
    • 4. Top 5 bài văn hay lớp 9
    • 4.1. mẫu số 1
    • 4.2. mẫu số 2
    • 4.3. mẫu số 3
    • 4.4. bài vănsố 4
    • 4.5. bài vănsố 5
    • 5. Top 4 bài văn hay lớp 12
    • 5.1. bài mẫu số1
    • 5.2. bài mẫu số2
    • 5.3. bài mẫu số3
    • 5.4. bài mẫu số4

    Mục lục bài viết

    Nghị luận về sự sẻ chia, tài liệu hướng dẫn làm bài kèmtuyển tập những bài văn hay nghị luận xã hội về sự quan tâm, sẻ chia trong cuộc sống hiện nay.

    Đề bài:Trình bày suy nghĩ của em vềsự sẻ chia trong cuộc sống giữa con người với con người hiện nay

    Nghị luận Tình thương là hạnh phúc của con người

    • Dàn ý Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người
      • Dàn ý số 1
      • Dàn ý số 2
      • Dàn ý số 3
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 1
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 2
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 3
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 4
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 5
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 6
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 7
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 8
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 9
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 10
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 11
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 12
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 13
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 14
    • Tình thương là hạnh phúc của con người - Mẫu 15

    Cội nguồn hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận

    Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng từng giúp người và từng được người giúp. Hiệu quả giúp đỡ phụ thuộc nhiều yếu tố như: khả năng, thiện chí, cách thức… Khả năng thì có hạn vì trong đa số trường hợp, ta không thể vượt quá khả năng của mình. Thiện chí giúp đỡ có thể là vô hạn tùy thuộc tâm từ bi của mỗi người. Cách thức thì rất đa dạng như giúp công sức, tiền bạc, chia sẻ kiến thức, tình cảm,... đến đối tượng hoặc dựa vào các mối quan hệ để giúp người việc này chuyện kia như xin hộ việc làm, giới thiệu khách hàng. Tuy nhiên, khi nói giúp đỡ, người ta thường hay nghĩ đến giúp về vật chất, gọi một cách nôm na là cho hoặc bố thí.

    Hạnh phúc là cho chớ không phải là nhận - Ảnh minh họa

    Có người cho thật dễ dàng, sẵn lòng ban phát tiền của khi bắt gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Họ giúp đỡ một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể bố thí đến những đồng bạc cuối cùng.

    Trái lại, có người hiếm khi cho và nếu có thì rất khiêm nhường. Khó khăn lắm họ mới có thể mở hầu bao, trong một số trường hợp gần như là miễn cưỡng. Họ thường viện dẫn các lý do để từ chối như chưa đủ khá giả, đối tượng chưa thực sự đáng giúp, chưa đúng lúc, chưa đúng nơi v.v… Và lý do phổ biến nhất là lo cho người thân còn chưa xong nên chưa nghĩ đến việc giúp người khác. Lý do này thoáng nghe có vẻ hợp tình, hợp lý nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn thấy dường như chưa ổn.

    Lo cho người thân cũng vô chừng như lo cho chính mình. Hơn nữa, không chắc ta đã thực sự lo cho người thân trừ khi giúp họ giải quyết rốt ráo một số khó khăn cụ thể như giúp mua thửa đất, ngôi nhà, chiếc xe, trợ vốn làm ăn. Còn thỉnh thoảng biếu người thân, bạn bè một ít tiền, quà vào dịp lễ lạt hay khi cơ nhỡ thì chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Không thể dựa vào đó để từ chối giúp đỡ những hoàn cảnh như đói khát, thất học, bệnh tật không tiền thang thuốc, chết không tiền ma chay, bị thiên tai, hỏa hoạn. Bởi thực tế, ngay khi đó, ta đâu có giúp người thân mà chỉ nghĩ đến những lần giúp đỡ trước đó hoặc hình dung sau này có thể sẽ phải giúp. Đôi khi còn tự trấn an vĩnh viễn rằng thiên hạ nghèo khổ đầy dẫy trong xã hội, lo sao cho xuể.

    Tôi có đứa cháu bị liệt hai chân. Cha mẹ cháu đều là công nhân, nếu khéo gói ghém thì cuộc sống cũng tạm đủ dù phải cưu mang cháu suốt đời. Bởi cháu cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng như khoản trợ cấp hàng tháng từ chính quyền xã, tiền và quà từ các tổ chức từ thiện, sự giúp đỡ thường xuyên của bà con thân tộc. Một bữa nọ, được tin người thầy cũ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nếu không lo đủ viện phí để tiến hành phẫu thuật thì thầy sẽ bị liệt. Tôi nhanh chóng trích một khoản tiền nhỏ nhưng cũng chiếm đến 1/5 tiền lương tháng để giúp thầy.

    Đứa em gái biết chuyện đã trách hơi lớn tiếng:

    - Sao không để dành giúp cháu, người nhà không lo, lo làm chuyện bao đồng.

    Thực ra nếu không giúp thầy lần đó thì tôi cũng đâu có chi số tiền trên để giúp cháu, bởi tôi đã giúp gia đình cháu rất thường xuyên. Một cách ấm ức, tôi hỏi lại:

    - Giả sử hôm nay ra chợ gặp ba người ăn xin, nếu có thể giúp được ba đồng thì ta sẽ cho mỗi người một đồng hay cho luôn một người cả ba đồng, rồi không giúp hai người kia?

    Em tôi đáp:

    - Hãy giúp người nghèo khổ nhất trong ba người đó!

    Tôi hỏi:

    - Làm sao biết ai là người đáng giúp nhất?

    Em sốt sắng đáp:

    - Người có bề ngoài thảm hại, thần sắc tiều tụy, đầy thương cảm là người cần được giúp trước. Cũng có thể ưu tiên theo thứ tự trẻ con, người già, phụ nữ rồi mới đến đàn ông, người bị tật nguyền nặng hay nhẹ,… Khó tả lắm! Tùy thực tế cảm nhận lúc đó mà thôi!

    Tôi ôn tồn giãi bày:

    - Người ăn xin có nỗi khổ của họ, vừa khổ thân do phải lăn lóc xó chợ đầu đường, dãi nắng dầm sương, vừa khổ tâm do phải cam chịu thân phận thấp hèn, đôi khi còn bắt gặp ánh mắt, thái độ thiếu thân thiện thậm chí khinh khi. Và không hẳn người có bề ngoài tiều tụy nhất là người có hoàn cảnh khó khăn nhất! Bởi có người cố tạo bề ngoài đầy thương cảm thậm chí trông gớm ghiếc để khơi dậy lòng trắc ẩn của người khác nhưng cũng có người do cảnh ngộ bức xúc, phải nén lòng cầu xin sự giúp đỡ và họ không muốn làm ô nhiễm môi trường qua việc phơi bày các thương tật, họ thể hiện chừng mực nỗi khốn khó, tình trạng bi đát của mình đủ để những ai có từ tâm hiểu và giúp họ. Cho nên, thật khó mà đánh giá sự việc chỉ qua bề ngoài hay cảm nhận cá nhân nếu như chưa có được sự cảm nhận sâu sắc hay cái nhìn chính xác. Thôi thì vui giúp tất cả, có thể giúp lầm nhưng cố gắng đừng bỏ sót hay không giúp kịp thời, cố gắng giúp được chừng nào hay chừng nấy, được ngày nào hay ngày ấy, để kẻ khốn khó bớt phần vất vả, qua cơn đói lòng hay thoát cảnh hiểm nguy.

    Đứa em gái tuy chưa thừa nhận ngay cách lý giải của tôi nhưng cũng không nói gì thêm nữa. Tôi tin rằng em sẽ nghĩ lại quan niệm về bố thí của mình.

    Hôm khác, chị hàng xóm thân thiết sang chơi, phàn nàn với tôi:

    - Thỉnh thoảng, vợ chồng chị biếu má chút tiền tiêu vặt nhưng bà cụ cứ gom góp để dành cúng chùa hoặc bố thí không hà! Bực mình ghê!

    Tôi biết bác bên nhà được anh chị quan tâm và chăm sóc chu đáo. Tiền anh chị biếu để tiêu vặt, không phải là bác không có nhu cầu ăn uống hay mua sắm nhưng do bác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi được cúng chùa hoặc giúp đỡ ai đó. Chẳng lẽ đó không phải là cách xài tiền hợp lý ư?

    Tôi hỏi chị hàng xóm:

    - Chị có thực rõ ý nghĩa của việc cúng chùa không?

    Chị hàng xóm cũng là Phật tử nên mau mắn trả lời:

    - Cúng chùa là cúng dường Tam bảo, phụng dưỡng Tăng để hướng dẫn chúng sanh tu học cũng là phổ biến Phật pháp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng chùa và mỗi Tăng Ni mà người cúng dường sẽ được hưởng phước nhiều hay ít. Vì vậy, người ta thường tham gia các chuyến hành hương đến những ngôi chùa nổi tiếng có đông đảo Phật tử và các bậc cao tăng đạo cao đức trọng để cúng dường.

    Tôi tiếp lời:

    - Chị nghĩ có phần đúng, có phần chưa đúng. Cúng chùa chẳng phải vì chùa lớn hay nhỏ, chùa có nhiều hay ít Phật tử. Cúng dường Tăng chẳng phải vì Tăng giỏi hay dở, tốt hay xấu, chẳng phải vì ưa hay ghét và cũng chẳng phải vì chùa hoặc Tăng có giúp mình, giúp người hay không. Mà cần hiểu rõ ý nghĩa cao cả tột cùng của việc cúng chùa, cúng dường chư Tăng là bảo tồn và lưu truyền Phật pháp, là việc thiêng liêng, cao quý nhất trong đời người làm Phật sự. Hiểu được như vậy thì dù chùa có hưng thịnh hay suy sụp, chư Tăng có sáng đạo hay không cũng chẳng phải là chuyện để tâm, chỉ một lòng vì Phật pháp là trọn đời, tròn đạo!

    Chị hàng xóm tỏ vẻ hân hoan vì nhận ra ý nghĩa cúng chùa.

    Tôi lại hỏi:

    - Còn việc bố thí thì sao?

    Chị vui đáp :

    - Bố thí tất nhiên mang lại niềm vui và lợi ích cho người rồi nhưng mà mình thì hơi "hao" đó !

    Tôi mỉm cười:

    - Bố thí mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trước tiên là cả hai đều vui. Người nhận vui đã đành, người cho nghĩ đến việc góp phần giúp người qua cơn cơ nhỡ nên cũng cảm thấy hân hoan, hài lòng, đôi khi còn có chút hãnh diện nữa bởi có khả năng, có điều kiện mới có thể bố thí được. Bố thí là gieo nhân lành nên sẽ hưởng quả ngọt trong hiện tại và nhiều kiếp sau nữa. Có thể xem bố thí là cách sử dụng đồng tiền được nhiều lần thậm chí vô lượng lần bởi nhân bố thí gieo đi sẽ mang lại sự sung túc, hạnh phúc trong nhiều đời.

    Ảnh minh họa

    Giúp đỡ cần phải kịp thời mới có ý nghĩa và hiệu quả cao. Việc làm tuy nhỏ bé, bình thường lại mang lợi ích, ý nghĩa lớn lao không cùng. Tấm lòng càng bao la thì càng cứu giúp được nhiều người, càng ban phát thì lại càng giàu lòng từ bi hơn.

    Một người sẵn lòng giúp đỡ, rồi chục người, trăm người, ngàn người,… cũng dễ dàng bố thí thì xã hội đâu còn những con người quá khổ đau hay những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, không còn trăn trở, suy tư về nỗi thống khổ của con người, hạnh phúc nơi ta mới thật sự trọn vẹn, trong sạch và thăng hoa.

    Cách đây nhiều năm, do sống đời kham khổ, tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cái chết như đã cận kề. Nằm bệnh viện hơn một tháng trời, lòng tôi ngổn ngang trăm thứ, chẳng ham sống cũng chẳng có ý niệm hay sợ hãi về cái chết, mọi thứ cứ lững lững, lờ lờ. Một đồng nghiệp cũ đến thăm, tặng tôi một món tiền khá lớn để có thể chữa trị căn bệnh ngặt nghèo ấy. Nhờ số tiền đó mà tôi đã qua khỏi cơn bệnh. Người đồng nghiệp kia không thân thiết lắm, đã nghỉ việc từ lâu, mức sống chưa thể gọi là khá giả nhưng nhờ giàu từ tâm nên đã cứu mạng tôi.

    Khi bắt gặp hoàn cảnh đáng thương, bế tắc, nếu có điều kiện giúp đỡ thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng mở lòng và mở hầu bao, dù đó là người không thân thiết lắm hay kẻ xa lạ. Khi cả cộng đồng biết sẻ chia, biết quan tâm đến nhau thì xã hội sẽ thực sự an lành, tốt đẹp. Và biết đâu, ngày nào đó chính bạn hay con cháu, người thân của bạn lại đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, dù bạn chẳng hề mong đợi. Vì hiện tại bạn khỏe mạnh, giàu sang nhưng những rủi ro, bất trắc,…. đều có thể xảy đến với gia đình bạn lắm chứ. Một trận hỏa hoạn, chẳng hạn, thiêu rụi toàn bộ gia sản của bạn hay con bạn vướng phải căn bệnh nan y đến nỗi phải dốc toàn bộ gia sản để chữa trị và gia đình lại rơi vào cảnh khốn cùng...

    Người đồng nghiệp giúp tôi năm xưa hiện đang sống rất hạnh phúc, an lành, của cải dư thừa cho dù bạn ấy không ngừng bố thí. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của luật nhân quả!

    Do vậy, đừng do dự nữa, hãy trải lòng ra, hãy bố thí một cách dễ dàng, sẵn sàng cho dù có phải vét đến những đồng xu cuối cùng bởi vì "Cội nguồn của hạnh phúc là cho chứ không phải nhận"!

    Tân Phước Đạt

    Quảng cáo

    Quảng cáo

    Quảng cáo

    1. Dàn ýNghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người


    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tình thương là hạnh phúc của con người".

    2. Thân bài

    a. Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói

    - Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
    - "Tình thương là hạnh phúc của con người": Câu nói đã khẳng định sức mạnh của tình yêu thương và khẳng định đó là một trong những cội nguồn đem đến hạnh phúc cho con người.

    b. Bàn luận, chứng minh câu nói

    - Tình yêu thương sẽ giúp con người mở lòng lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống...[Còn tiếp]

Chủ Đề