Danh dự quý hơn tiền bạc nghĩa là gì

Nếu bạn không có nhiều tiền hay không có điạ vị cao, đó không phải là lý do để bạn phải thất vọng. Một số yếu tố khác có giá trị hơn danh vọng và tiền bạc nhiều và chúng ta phải trân trọng những điều đó.

Nếu bạn đang có ít nhất 1 trong những điều dưới đây thì có nghĩa là bạn đang có trong tay những thứ quý hơn danh vọng và tiền bạc rồi đó

1. Coi nhẹ danh lợi, sống đơn giản, bằng lòng với hiện tại.

2. Vui vẻ giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác.

3. Tự thấy hổ thẹn vì lỗi lầm của mình và dám nhận lỗi để tu sửa.

4. Luyện tính nhu hoà nhẫn nhục để trưởng dưỡng sức mạnh.

5. Đừng bao giờ bi quan khi vấp ngã để nuôi dưỡng chí kiên cường.

6. Buông xả trước thắng lợi hay thất bại để tâm an.

7. Tĩnh tâm trong mọi lúc mới quán xét sự vật đúng đắn.

8. Luôn chân thật với chính mình để sống tốt với người.

9. Đừng bao giờ nói lời hung ác, dối trá, bất thiện.

10. Không xin, lấy, nhận của ai thứ gì mình không xứng được nhận.

Những thứ quý hơn danh vọng và tiền bạc

11. Coi thiện tâm nơi mình là bậc thày cao nhất để nương tựa.

12. Coi mọi người đều là thày mình để học hỏi và kính quý họ.

13. Dễ thứ lỗi cho người và nhận thấy mặt tốt của họ.

14. Sống trọn vẹn trong từng hơi thở với tính bản thiện.

15. Luôn nhận khó về mình, nhường lợi cho người, đừng suy bì.

16. Tự trọng bao nhiêu thì phải tôn trọng người bấy nhiêu.

17. Mọi việc đều rõ chủ đích vì lợi ích cho số đông.

18. Chủ động phương án khác nhau khi công việc biến đổi.

19. Gia đình hoà hợp, kính lễ, quan tâm, chia sẻ với nhau.

20. Có thày, bạn tốt luôn ở bên lúc vui, buồn, khó, dễ.

21. Chăm rèn luyện thân thể dẻo giai để vượt qua bệnh tât.

22. Luôn biết báo ơn Tam Bảo, cha mẹ, thày bạn, quê hương đất nước và những người đã giúp mình trưởng thành.

23. Giác ngộ ra chân lý tuyệt đối của tồn tại [tính vô thường, vô ngã, bất tịnh, khổ đau của đời sống].

24. Tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên.

25. Tìm ra mục tiêu thoát khỏi khổ đau trong hiện tại và mãi mãi [thường còn, an lạc, thanh tịnh, bản ngã].

26. Cách thức đạt được mục tiêu [chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định].

-Sưu Tầm-

Học sinh

Xin được thỉnh giáo. Sư phụ nào giải được bài này thì giúp em với ạ!

Gia sư QANDA - kimcuongUG

Tiền bạc tuy khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thể tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Dang dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá của con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với việc tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, ở thời kỳ nào cũng vậy, tuyệt đại đa số người dân một lòng một dạ trung thành với các vương triều để đánh đuổi ngoại bang, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân đã hiến dâng cả sinh mạng, của cải vì sự nghiệp cách mạng, vì danh dự của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong các cuộc trường chinh giữ nước, giải phóng dân tộc xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu sẵn sàng hy sinh thân mình vì nghiệp lớn, trở thành niềm tự hào không chỉ của mỗi gia đình, dòng họ, mà là của cả dân tộc Việt Nam. Rồi những phong trào thể hiện sức mạnh, sự đồng lòng, như: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… đã nói lên khí chất, danh dự và đức hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của mỗi người dân đất Việt.

Nhắc chuyện ngày xưa để ngẫm chuyện hôm nay. Thật buồn và cũng thật đau lòng khi một bộ phận cán bộ, đảng viên dẫu được Đảng, Nhà nước đào tạo, rèn luyện, được nhân dân nuôi dưỡng, chở che, nhưng đã không đủ bản lĩnh để vượt qua sự cám dỗ tầm thường của vật chất. Họ đã bán rẻ danh dự và lòng trung thực để thu về cho cá nhân mình chút ít vật chất, tiền bạc. Điều đau đớn, xót xa hơn, những đồng tiền mà họ thu được từ sự bán rẻ danh dự và lòng trung thành ấy lại được bòn rút trên mồ hôi, công sức của nhân dân, của đồng bào.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn quan tâm chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; luôn coi đạo đức là "cái gốc" của người cách mạng. Người ví đạo đức cách mạng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Theo Người, điều kiện tiên quyết để người cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ là phải cóđạo đức cách mạng.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn suy nghĩ và trăn trở về nguy cơ có thể xảy ra đối với một đảng cầm quyền, đó là sai lầm về đường lối chính trị, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Theo Người, đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa bản chất con người. Vì thế, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: Muốn làm cách mạng, trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và đối với dân tộc, luôn phải kiên quyết đấu tranh vì độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: “Người cách mạng phải cóđạo đứccách mạng”.Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên.

Dẫn lại những điều răn dạy ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, giữ vững nguyên tắc trong cuộc sống và thực thi nhiệm vụ của mình. Mỗi người, hôm qua là vĩ đại, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người ca ngợi, nếu không còn trong sáng nữa…

LÊ LONG KHÁNH

Nhân phẩm, danh dự quý hơn tiền

Tiền là tiên là Phật, là sức bật của thanh niên, là cái duyên tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà danh vọng... Đó là những câu nói nửa đùa nửa thật mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe. Nhưng tiền không phải là tất cả và càng không thể là cái quý nhất

Từ một vật vô hại, đồng tiền đã bị những kẻ thoái hóa biến chất dùng làm công cụ để lo lót tiến thân, làm những điều sai trái bất chấp đạo lý và danh dự. Vì đồng tiền, họ có thể chấp nhận những việc làm tội ác, tàn bạo, làm hại đến cuộc sống của người khác và đặc biệt làm tổn hại đến sức mạnh của quốc gia. Chính cái nhìn đồng tiền lệch lạc và muốn sử dụng đồng tiền như chiếc cầu nối tới quyền thế và danh vọng, coi đồng tiền là “chiếc chìa khóa vạn năng” để mở toang mọi cánh cửa đã khiến bao kẻ trượt dài trên con đường tội lỗi. Những vụ “đi đêm” của các quan tham PMU 18, rồi vụ “ăn đất” ở thị xã Đồ Sơn [Hải Phòng]. Vụ mãi lộ của công an giao thông, vụ án Hai Chi và mới đây là vụ chạy trường, chạy lớp xảy ra ở Trường THPT Lê Quý Đôn... vẫn là những trăn trở khôn nguôi về sự thoái hóa biến chất của những cán bộ có chức quyền. Không chỉ dừng lại ở đó, tiền còn là nguyên nhân chính khiến bao gia đình phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”, khiến cho bao nhiêu đứa trẻ phải sống cuộc sống vất vưởng mồ côi. Cách đây không lâu, chứng kiến cảnh đổ vỡ của gia đình anh T. và chị H., tôi cứ băn khoăn mãi. Vì gia đình này trước đây khi đang còn trong thời kỳ bao cấp, cuộc sống khó khăn, nhưng hạnh phúc lại ngập tràn, còn bây giờ, dù cuộc sống gia đình ngày càng phất lên nhưng những xung đột gia đình cứ liên tục diễn ra. Chị đổ lỗi cho anh cứ mãi lo kiếm tiền mà không quan tâm đến vợ con để con hư mà không biết, còn anh thì đổ lỗi “con hư tại mẹ”, cứ thế chẳng ai chịu nhường ai và kết quả thì hai vợ chồng dắt nhau ra tòa, còn đứa con thì chỉ biết khóc. Tiền đã đem lại cho họ cuộc sống giàu sang, nhưng cũng chính tiền làm tan nát hạnh phúc gia đình họ.

Tôi nhớ có lần anh bạn tôi nói đùa rằng tiền khiến cho bao cô gái mong muốn có cuộc sống đổi đời đã rời bỏ làng quê để theo chồng bất đắc dĩ sang Đài Loan, Hàn Quốc... dẫn đến bao chuyện dở khóc dở cười, tiến thoái lưỡng nan... May mắn thay, trong xã hội ta những kẻ băng hoại về đạo đức không nhiều. Vẫn còn đó biết bao người làm ăn lương thiện, tự trọng và làm giàu bằng khả năng lao động chân chính của mình. Những con người như thế thì đồng tiền dù có sức mạnh thế nào đi nữa cũng không thể mua được danh dự và nhân phẩm của họ.

Tiền tác động quá lớn vào lối sống bạn trẻ

Tôi là dân TP chính hiệu mà đôi lúc còn “nhột” với chính các bạn mình. Bạn bè thường kết nhau theo kiểu “coi mặt mà bắt hình dong”, xe tay ga thì chơi với xe tay ga... đại loại thế. Đứa này có một mẫu điện thoại mới thì đứa trong nhóm phải phấn đấu thay “dế” cho bằng được. Nếu không “đua” thì bị cho là “lúa”, còn nếu vào cuộc đua thì quả thật rất mệt mỏi. Tuy chưa làm ra tiền nhưng nhiều bạn dựa bóng bố mẹ và ỷ vào tiền, thích hưởng thụ để chứng tỏ bản lĩnh. Nhất là ý nghĩ có một cuộc sống đã được bảo đảm sau khi ra trường khiến không ít bạn tỏ ra lơ đãng học hành.

Nhiều bạn trong lớp từ quê lên, họ phải nỗ lực rất nhiều, lo toan rất nhiều cho cuộc sống thường nhật. Nhiều bạn vừa đi học vừa đi làm nhưng kết quả học tập rất đáng nể. Nếu các bạn ấy cũng có đầy đủ điều kiện kinh tế, chắc chắn sức bật sẽ rất lớn.

Vũ Minh Sơn [Sinh viên ĐH Ngân hàng]

Cần sớm ý thức và điều chỉnh

Đồng tiền chi phối quá lớn trong cuộc sống hiện nay. Có nhiều gia đình anh em ruột thịt, vợ chồng xào xáo nhau vì tranh giành quyền lợi vật chất. Đồng tiền đã trở thành ma lực. Nhiều người cứ nghĩ có tiền là có tất cả. Lối sống và cách hành xử của con người với nhau ngày càng trở nên ích kỷ, lạnh lùng nếu không có tiền. Đạo đức, nghĩa tình dường như là thứ xa xỉ, thứ không tin được.

Bước chân ra đường là phải tiền. Mọi giao dịch đều phải tiền đi trước. Người ta chỉ cười được với nhau khi có tiền. Mọi thứ đều tồn tại theo quy luật mua bán. Con người dường như chai sạn hết cảm xúc. Nhiều khi nghĩ cũng giật mình nhưng xu hướng của xã hội thế, mình sống khác thì làm sao tồn tại được. Nếu không có những định hướng để mỗi cá nhân sớm ý thức và tự điều chỉnh thì cái giá phải trả thật ghê gớm!

Trần Thị Hải [72/500 M Phan Huy Ích - TPHCM]

Trần Ngọc Hồng [20/29 Nguyễn Hữu Thoại, P.19, Q. Bình Thạnh - TPHCM]

Video liên quan

Chủ Đề