Cơ sở vật chất Đại học Ngoại thương Hà Nội

Mã trường: NTS - Đại Học Ngoại Thương [phía Nam] - Tên tiếng Anh: Foreign Trade University Ho Chi Minh City

Thành lập năm: 1993, Địa chỉ: Số 15, Đường D5, Khu Văn Thánh Bắc, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh

Website: cs2.ftu.edu.vn

1. Giới thiệu chung về Đại học Ngoại Thương

Xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Minh [sau đây gọi tắt là Cơ sở II] đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở II đã không ngừng hoàn thiện và phát triển về cả lượng và chất, trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế cho khu vực phía Nam.

Cơ sở vật chất:Trong thời gian đầu, do chưa có cơ sở vật chất riêng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, Cơ sở II đã thuê cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng với sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên, Cơ sở II vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu Nhà trường và các cơ quan ban ngành tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ sở II đã có được cơ sở vật chất mới phục vụ giảng dạy và học tập tại số 15, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Với diện tích khuôn viên gần 5.000 m2, cơ sở vật chất hiện tại về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học trong thời điểm hiện nay. Nhiều phòng học và phòng chức năng khác được trang bị các thiết bị giảng dạy hiện đại.

2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên

Với quy mô đào tạo ngày càng tăng, Cơ sở II đã nhanh chóng củng cố cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện tại, Cơ sở II có 139 cán bộ, giáo viên cơ hữu hiện đang công tác tại 09 Ban [Kế hoạch - Tài chính, Quản lý đào tạo, Công tác Chính trị & Sinh viên, Tổ chức - Hành chính, Quản trị - Thiết bị, Thông tin -Thư viện, Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế, Đào tạo Quốc tế, Ban Khảo thí Đảm bảo chất lượng] và 04 Bộ môn [Cơ sở - Cơ bản, Nghiệp vụ, Tiếng Anh, Tiếng Nhật].

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Cơ sở II cũng đã thành lập 03 đơn vị trực thuộc: Trung tâm phát triển nguồn lực quốc tế, Trung tâm tư vấn thương mại quốc tế và Trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế.

Công tác đào tạo

Hiện nay, Cơ sở II đang đào tạo khoảng 4.000 học viên và sinh viên thuộc các loại hình đào tạo, trong đó hơn3.900 sinh viên hệ Chính quy và hơn 90 học viên Cao học.

Từ khi thành lập đến nay, Cơ sở II đã phát triển từ đào tạo đơn ngành sang đa ngành với nhiều chuyên ngành và bậc đào tạo khác nhau.

3. Chương trình đào tạo chính của trường đại học ngoại thương

3.1. Bậc Đại học:

  • Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
  • Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.
  • Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính quốc tế.
  • Ngành kế toán: Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán.

3.2. Bậc Thạc sỹ: Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế.

3.3. Hoạt động đào tạo quốc tế:

Chương trình cử nhân gồm có: Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Kinh doanh 3 + 1 với Trường Đại học Bedfordshire [Vương Quốc Anh] và Chương trình Cử nhân Tài chính và Kinh doanh quốc tế liên kết với Đại học Minot State [Hoa Kỳ].

Chương trình Thạc sỹ:

  • Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Tài chính và Thương mại Quốc tế với Trường Đại học Nantes [Pháp].
  • Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Meiho [Đài Loan].
  • Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ Tài chính và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bedfordshire [Vương Quốc Anh].
  • Chương trình trao đổi sinh viên với Học viện Ngôn ngữ Meros [Nhật Bản], Đại học Niagara [Mỹ], Đại học Seoul [Hàn Quốc], Đại học Griffith [Úc].

4. Về miễn giảm học phí và học bổng :

Trường thực hiện quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với Cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 ban hành theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP; thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Với mục tiêu thu hút nhân tài và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập, hàng năm trường trích khoảng 20 tỷ đồng từ nguồn thu học phí của sinh viên chính quy, các nguồn thu khác của Nhà trường để cấp học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ tài chính và các hoạt động của sinh viên theo quyết định số 40/QĐ-ĐHNT ngày 16/01/2017 về quy định chính sách hỗ trợ sinh viên hệ chính quy. Cụ thể như sau :

Quỹ học bổng khuyến khích học tập bao gồm: Học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập; Học bổng dành cho sinh viên các chương trình đào tạo CTTT,CLC, chương trình Kế toán Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình Nhật Bản....; Học bổng khuyến khích dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào; Học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt; Học bổng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Các hoạt động hỗ trợ sinh viên bao gồm : Hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; Hỗ trợ ưu tiên bố trí ký túc xá và miễn giảm lệ phí ký túc xá cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong các trường hợp khó khăn đột xuất; Hỗ trợ thường niên cho các câu lạc bộ sinh viên; Hỗ trợ chi phí hành chính cho Đoàn thanh niên; Phụ cấp cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, chủ tịch câu lạc bộ sinh viên...; Hỗ trợ các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên; Hỗ trợ tiền tết Nguyên Đán cho sinh viên; Hỗ trợ công tác Hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng, tư vấn việc làm cho sinh viên; Hỗ trợ chuyên môn cho các câu lạc bộ và các Hỗ trợ khác.

Trường có quỹ cho vay học bổng FTU-MABUCHI với định mức cho vay khoảng 10 triệu đồng/năm, lãi suất 0%, thời gian cho vay kéo dài tối đa 8 năm, dành cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập.

Thông tin liên hệ: Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh:

  • Ký hiệu trường: NTS
  • Địa chỉ: Số 15 đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Điện thoại: [028].35127254; Hotline: [028] 35127257; Fax: 028.35127255

5.Việc làm sau khi ra trường

Trong các năm qua, số lượng sinh viên chính quy của Cơ sở II tốt nghiệp bình quân là 800-900 cử nhân/năm. Theo kết quả khảo sát của Cơ sở II, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường là 95%.

Sinh viên của Cơ sở II sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các ngành, lĩnh vực sau: kinh doanh xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải, marketing, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, tài chính quốc tế, pháp chế, hải quan, quản lý xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại, quản lý doanh nghiệp, giảng dạy

Nhiều sinh viên Cơ sở II đã được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hàng đầu như: Sở Công thương Tp.HCM, Sở Kế hoạch & Đầu tư Tp.HCM, Viện kinh tế Tp.HCM, Cục Hải quan Tp.HCM, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý ở nhiều tỉnh thành phía Nam, các công ty và tập đoàn xuyên quốc gia như: Unilever, Proctor & Gamble, APL, Maersk, Prudential, KPMG

Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Ngoại thương

1. Sứ mạng.

Sứ mạng của trường Đại học Ngoại thương là Đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại.

Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội; là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

2. Mục tiêu.

Nhà trường có mục tiêu, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, kinh doanh và hội nhập qua các thời kỳ. Mục tiêu của Nhà trường được quy định rõ trong Chiến lược phát triển trường Đại học Ngoại thương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Cụ thể: Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trường Đại học Ngoại thương đạt được các mục tiêu sau: Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và danh tiếng của Trường Đại học Ngoại Thương; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; Nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu vào năm 2030; Khai thác tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tối đa nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên, đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Nhà trường; Phát triển văn hóa Đại học Ngoại thương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế.

Xem thêm tại//cs2.ftu.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề