Có nên ly hôn khi không còn tình cảm phạm thành long

Mục lục bài viết

  • 1. Có nên ly hôn khi tình yêu không còn ?
  • 2. Cách thay đổi người nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ?
  • 3. Tài sản của vợ có phải phân chia với chồng khi ly hôn ?
  • 4. Giải quyết vấn đề ly hôn nhưng một bên vắng mặt ?
  • 5. Nghĩa vụ thanh toán khoản nợ chung khi ly hôn ?

1. Có nên ly hôn khi tình yêu không còn ?

Tôi 39 tuổi đã kết hôn được 15 năm và có 2 đứa con, vợ chồng chúng tôi không hạnh phúc nhưng tôi không đủ can đảm để đưa ra quyết định ly hôn. Chúng tôi thường xuyên mâu thuẫn và không tìm được tiếng nói chung. 5 năm nay chúng tôi không còn ngủ chung giường, mối quan hệ vợ chồng ngày càng xa cách, tôi không thể nhìn thấy một điểm chung cho chúng tôi trong tương lai. Tôi biết cứ tiếp tục như vậy chỉ càng kéo dài thời gian đau khổ cho cả hai vợ chồng và con cái. Nhưng tôi không thể đưa ra quyết định ly hôn. Dường như tôi đang muốn chồng tôi đưa ra quyết định này.

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ vấn đề của bạn với chúng tôi.

Qua thư, tôi hiểu rằng bạn đang phải chịu đựng một cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, tuy nhiên bạn chưa đủ can đảm để đưa ra quyết định ly hôn. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn.

Trong cuộc sống nhiều điều chúng ta không thể đoán trước, khi quyết định kết hôn chắc hẳn ai cũng mong muốn xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng với một số cặp vợ chồng, đến một thời điểm họ nhận ra tình yêu đã hết, dù đã cố gắng nhưng vẫn không thể chung sống hạnh phúc cùng nhau. Trong tình huống này đôi khi chia tay là giải pháp tốt nhất.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn của tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định, chúng ta cũng cần suy nghĩ xem lí do khiến cuộc hôn nhân thất bại là gì ? Ta có thể làm gì để cứu vãn tình hình không ? Nếu không thể cứu vãn cuộc hôn nhân này thì ít nhất ta cũng có thể tránh lặp lại vết xe đổ sau này.

Trong trường hợp của bạn, đã năm năm hai bạn không còn ngủ chung giường, điều này cho thấy rằng tình yêu giữa hai bạn đã hết từ lâu. Bạn tiếp tục do dự không đưa ra quyết định không phải vì muốn cứu vãn cuộc hôn nhân, thực tế như bạn cũng đã viết, bạn đang mong chờ chồng đưa ra quyết định chia tay. Điều gì khiến bạn không thể tự đưa ra quyết định ly hôn ?

Bạn cũng biết rằng tiếp tục mối quan hệ như vậy chỉ khiến vợ chồng bạn cũng như con cái đau khổ đúng không ? Khi các bạn thực sự không thể chịu đựng cuộc sống cùng nhau và bạn cảm thấy ly hôn sẽ đem lại cho hai bạn hạnh phúc hơn thì cũng đừng ngần ngại đi đến quyết định.

Tôi biết quyết định ly hôn là không hề dễ dàng với bất kì người phụ nữ nào có thể bạn sợ hãi những định kiến của xã hội, sợ những lời chỉ trích, thái độ của người thân,… Điều này là có thể hiểu được, nhưng hãy làm những gì bạn tin là đúng.

Tôi tin rằng, nếu hai bạn phải chịu đựng khi sống cùng nhau, con cái bạn cũng sẽ nhận ra, và trẻ sẽ không thể hạnh phúc nếu bố mẹ không hạnh phúc. Dù sao, một đứa trẻ trong gia đình có bố/ mẹ đơn thân mà nhưng vẫn nhận được sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ thì vẫn hạnh phúc hơn là ở trong gia đình có cả bố và mẹ nhưng bố mẹ thường mâu thuẫn, lạnh nhạt với nhau. Trước khi đi đến quyết định, cũng nên dành thời gian để chuẩn bị tâm lý cho con cái

Ngoài ra, bạn cũng có thể suy nghĩ về việc hai vợ chồng tạm thời sống riêng để cả hai cùng có thời gian suy nghĩ, nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Hãy trao đổi, chia sẻ thẳng thắn với chồng những suy nghĩ, mong muốn của bạn.

Chúc bạn sớm tìm được hạnh phúc !

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.6162 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

2. Cách thay đổi người nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Năm 2015, tôi và chồng đã ly hôn. Tại thời điểm đó Tòa án đã quyết định vợ, chồng chúng tôi mỗi người sẽ nuôi một con. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chồng cũ của tôi thường xuyên ăn chơi, đi thâu đêm suốt sáng khiến tôi lo lắng cho con vô cùng. Mỗi lần gặp tôi con trai tôi lại khóc, cầu xin mẹ mang con về nuôi.

Năm 2015, tôi và chồng đã ly hôn. Tại thời điểm đó Tòa án đã quyết định vợ, chồng chúng tôi mỗi người sẽ nuôi một con. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chồng cũ của tôi thường xuyên ăn chơi, đi thâu đêm suốt sáng khiến tôi lo lắng cho con vô cùng. Mỗi lần gặp tôi con trai tôi lại khóc, cầu xin mẹ mang con về nuôi. Tôi là một người mẹ khi nhìn cảnh đó tôi không thể nào cầm lòng được. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều nhưng không biết làm gì cả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi phải làm gì để giành quyền nuôi con ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Tải mẫu đơn ly hôn thuận tình ở Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, Hà Nội

Luật sư tư vấn:

Trên cơ sở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tôi xin đưa ra lời tư vấn cho bạn như sau:

2.1. Căn cứ thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn:

Điều 84 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a] Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b] Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

>> Xem thêm: Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con đủ 7 tuổi trở lên khi bố mẹ ly hôn mới nhất

Theo đó, chỉ có hai căn cứ cho việc thay đổi quyền nuôi con như sau:

- Một là cha, mẹ thỏa thuận vè thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên trường hợp này gia đình bạn sẽ không thực hiện được vì chồng bạn không đồng ý.

- Hai là, cha hoặc mẹ là người nuôi dưỡng trực tiếp nay không có đủ điều kiện nuôi dưỡng con. Cụ thể: cha hoặc mẹ không còn khả năng về kinh tế, môi trường giáo dục con không được bảo đảm hay thậm chí vấn đề sức khở của người trực tiếp nuôi dưỡng không đáp ứng được như bị các bệnh truyền nhiễm...

Bên cạnh đó điều 84 cũng quy định khi giải quyết Tòa án cần phải xem xét nguyện vọng của con đối với trường hợp con đủ 7 tuổi trở lên. Nhưng đây không phải là một bắt buộc đối với Tòa án bởi Tòa án sẽ phán quyết trên cơ sở quyền lợi tốt nhất của người con.

2.2. Thủ tục ly hôn:

a. Hồ sơ:

- Đơn khởi kiện [mẫu số 23 kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP];

- Bản án, quyết định ly hôn;

- Sổ hộ khẩu [bản sao];

- Chứng minh nhân dân [bản sao];

>> Xem thêm: Quyền nuôi con sau khi ly hôn và thực tiến giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con tại tòa án ?

- Giấy khai sinh của con [bản sao];

- Các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn;

b. Nộp hồ sơ

- Tòa án nhân dân nơi cha hoặc mẹ cư trú [thường trú hoặc tạm trú] nếu cha mẹ thỏa thuận thay đổi;

- Tòa án nơi người cha cư trú nếu người cha không đồng ý thay đổi và ngược lại.

Trên đây là tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi: 1900.6162 để được hỗ trợ từ Luật sư tư vấn trực tuyến. Trân trọng!

3. Tài sản của vợ có phải phân chia với chồng khi ly hôn ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tại tôi có một đứa con trai sinh năm 1977. Tôi và chồng đã ly hôn hơn 4 năm rồi và đã có quyết định ly hôn của tòa án. Mẹ con tôi đang ở chung nhà với người em và có chung hộ khẩu ở đây. Tuy nhiên người chồng tôi đã ly hôn tên vẫn còn trong hộ khẩu này vì anh ấy chưa chuyển tên đi nơi khác.

>> Xem thêm: Xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ?

Tôi muốn hỏi: Tôi muốn mua một căn nhà khác để ở và sau đó sẽ bán, như vậy chồng cũ của tôi có quyền yêu cầu tôi chia phần tiền của căn nhà này không?

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 24 Luật Cư trú năm 2006 quy định:

"Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc."

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng cho con sau khi đã ly hôn được một thời gian ?

Theo quy định pháp luật thì sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Trong trường hợp này, anh chị đã ly hôn và bản án của Tòa đã có hiệu lực thi hành do đó anh chị không còn là vợ chồng của nhau nữa, Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan."

Do đó, sau khi ly hôn chị có mua một căn nhà và muốn bán đi thì tài sản này của chị người chồng không có quyền yêu cầu chia.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6162.

4. Giải quyết vấn đề ly hôn nhưng một bên vắng mặt ?

Tháng 11/2014 tôi gửi đơn ly hôn lên tòa án huyện. Ngày 02/3/2015 vợ chồng tôi đến tòa giải quyết thuận tình ly hôn [chồng tôi đã ký vào đơn]. Ngày 9/3/2015 tòa án huyện ra quyết định thuận tình ly hôn. Sau đó chồng tôi kháng cáo để giảm số tiền nuôi con và tháng 7/2015 tôi nhận được kháng nghị của viện kiểm sát tỉnh là tạm đình chỉ quyết định ly hôn với lý do tòa án huyện đã ra quyết định sai thời hạn [ra quyết định trước 1 ngày].

Tháng 3/2016 tòa án tối cao thông báo hủy quyết định ly hôn và tháng 4/2016 tôi nhận được giấy triệu tập đến tòa án huyện để giải quyết lại nhưng chồng tôi không đến. Mẹ chồng tôi biết tôi có quen với người con trai khác nên bà đã gây khó dễ cho tôi. Bà viết giấy gửi tòa án trình bày là con trai bà không có ở nhà, đi đâu bà không biết, không liên lạc được, nhưng tôi vẫn liên lạc được với chồng tôi. Thẩm phán tòa án vẫn gọi được cho chồng tôi. Chồng tôi nói bận việc không về giải quyết được ủy quyền cho ba mẹ nhưng không viết giấy ủy quyền. Giờ tôi không được một quyền lợi gì, một mình nuôi con đã 2 năm nay. Giờ có người muốn đến với tôi cũng không thể.

Tôi phải làm gì bây giờ khi mà lý thuyết vẫn là vợ chồng mà đã hơn 2 năm không thấy mặt nhau, không có quyền lợi, nghĩa vụ gì ?

>> Xem thêm: Đã ly hôn chồng không cho gặp con phải làm như thế nào ? Quyền nuôi con khi ly hôn ?

Kính mong quý luật sư bày cách giúp tôi giải quyết vụ việc này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn". Do đó, bạn có thể đơn phương ly hôn. Về thủ tục đơn phương ly hôn được nộp tại tòa án, hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn.

- Bản sao Giấy khai sinh của con [ nếu có con];

- Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

>> Xem thêm: Tình yêu tuổi học trò, nên hay không ? Những điểm lợi và hại khi yêu sớm

Theo như bạn trình bày, tòa án đã nhiều lần triệu tập chồng bạn đến tòa để giải quyết ly hôn nhưng chồng bạn không đến. Đến nay, vụ án đã kéo dài 2 năm, đã quá thời gian luật định, vì vậy, bạn có thể khiếu nại vị Thẩm phán đó hoặc có thể đề nghị thay đổi Thẩm phán.

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về sự có mặt của đương sự,người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

"1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a] Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b] Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c] Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ] Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."

Theo quy định trên thì nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà chồng bạn không đến thì Tòa án hoàn toàn xét xử vắng mặt bị đơn. Trong quá trình giải quyết mà chồng bạn không hợp tác thì Tòa án có thể phối hợp với công an xã phường, trưởng thôn, xóm để tống đạt văn bản tố tụng. Nếu vẫn không tống đạt được thì niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng rồi xử vắng mặt…Nếu chồng bạn đi khỏi nơi cư trú không rõ tung tích thì có thể yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích và xin ly hôn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

5. Nghĩa vụ thanh toán khoản nợ chung khi ly hôn ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Chồng tôi chơi đề và mắc nợ 50 triệu. Bây giờ xin ly hôn thì tôi có phải trả số nợ đó không ? Và tôi có 02 đứa con: 1 cháu lên 4, 1 cháu mới được hai tháng. Tôi có đủ điều kiện để nuôi 02 đứa. Vậy khi ra toà tôi có quyền yêu cầu nuôi cả 02 được không ?

>> Xem thêm: Chồng cặp bồ khi ly hôn vợ có được quyền nuôi cả hai con hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn về nghĩa vụ thanh toán nợ chung vợ/chồng, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất, về khoản nợ 50 triệu đồng

Điều 37, 45 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ tài sản chung và riêng của vợ chồng như sau:

"Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

>> Xem thêm: Thủ tục cho, nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2022 ? Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị là gì ?

Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng."

Theo thông tin bạn trình bày thì chồng bạn chơi đề mắc nợ 50 triệu. Đây là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do chồng bạn tự xác lập, không vì nhu cầu của gia đình, cho nên chồng bạn phải tự chịu trách nhiệm với khoản nợ này bằng tài sản riêng của chồng bạn mà bạn không phải liên đới chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, khi ra tòa án bạn phải có chứng cứ chứng minh chồng bạn dùng số tiền này vào việc chơi đề.

Thứ hai, về quyền nuôi con

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có 1 cháu lên 4, một cháu được hai tháng. Về nguyên tắc đứa bé 2 tháng thì bạn được trực tiếp nuôi dưỡng, đứa bé 4 tuổi thì chồng bạn và bạn thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì để giành quyền nuôi con bạn cần đưa ra những bằng chứng chứng minh điều kiện vật chất: ăn , ở, sinh hoạt...và điều kiện tinh thần... mà bạn giành cho con tốt hơn chồng, bên cạnh đó có thể đưa bằng chứng ham mê lô đề, cờ bạc sẽ ảnh hưởng không tốt đến con. Tòa án sẽ căn cứ vào đó để quyết định giao cả 2 con cho bạn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình:1900.6162.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề