Chụp clvt là gì

Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân chụp CT để cung cấp hình ảnh chi tiết về nhiều loại mô, bao gồm phổi, xương, mô mềm và mạch máu. Nếu bị đột quỵ, chụp CT có thể giúp phát hiện vị trí tắc nghẽn hoặc chảy máu trong não là nguyên nhân của cơn đột quỵ đó. Chụp CT cũng cho phép bác sĩ phát hiện cả cấu trúc bình thường và cấu trúc bất thường một cách chính xác mà không cần xâm lấn và không gây đau.

Chụp CT hỗ trợ việc lên phương án và chuẩn bị cho một số loại phẫu thuật nhất định bao gồm mở sọ thức tỉnh [phẫu thuật não để loại bỏ tổn thương não] và phẫu thuật kích thích não sâu. Chụp CT cũng hữu ích trong việc lên phương án và hướng dẫn xạ trị [điều trị ung thư], sinh thiết kim và các quy trình phẫu thuật xâm lấn tối thiểu khác.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này viết về kiểu chụp cắt lớp vi tính dùng tia X trong y học. Đối với các định nghĩa khác, xem Chụp cắt lớp vi tính [định hướng].

Chụp cắt lớp vi tínhICD-10-PCSICD-9-CMMeSHOPS-301 code:MedlinePlus
Phương pháp can thiệp

Máy chụp cắt lớp vi tính

B?2
88.38
D014057
Bản mẫu:OPS301
003330

Chụp cắt lớp vi tính là một phương thức chụp cắt lớp được sử dụng phổ biến hiện nay trong Y học, là một kiểu chụp sử dụng bức xạ là tia X, thu các hình của một bộ phận nằm trong cơ thể người bệnh, ở các góc độ và vị trí khác nhau, từ đó dùng máy tính dựng thành một ảnh 3D [ảnh ở không gian ba chiều] của bộ phận đó.[1][2][3] Ảnh của bộ phận có thể hiển thị trên phim X quang, trên ảnh màu hoặc ảnh kỹ thuật số.

Máy thực hiện phương thức này có nhiều loại khác nhau, hiện nay phổ biến nhất là loại máy chụp cắt lớp nhiều đầu thu [multidetector computed tomography, viết tắt là MDCT]; người tiến hành tiến trình chụp cắt lớp bằng máy này gọi là kỹ thuật viên X quang [radiographers].

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ này trong tiếng Anh gọi là computed tomography scan [quét hình cắt lớp dùng máy tính], thường viết tắt là CT scan, nên ở Việt Nam thường gọi nôm na là chụp xi-ti. Trong lịch sử y học, thuật ngữ này cũng còn gọi là computed axial tomography [chụp cắt lớp vi tính theo trục] hoặc computed axial tomographicy scan [viết tắt là CAT scan].

Nguyên lý[sửa | sửa mã nguồn]

Máy CT chạy vòng quanh thân thể bệnh nhân, phát sóng X quang và đo độ hấp thụ năng lượng tia x của các cấu trúc khác nhau của cơ thể. Sau đó sử dụng các thông tin này và ráp lại với vi tính hình ảnh của cơ thể trên không gian 2 hoặc 3 chiều.

Các ảnh chụp CT xương phần đầu của người đã chuyển đổi thành mô hình 3D động nhờ Photoshop.

Phép chụp cắt lớp vi tính tận dụng sự kết hợp của nhiều phép đo bằng tia X được chiếu từ nhiều góc độ để tạo nên hình cắt mặt ngang của vật được chụp, từ đó cho phép người chụp có thể nhìn được bên trong của vật mà không cần mổ. Các thuật ngữ khác bao gồm chụp cắt lớp trục [CAT scan] và chụp cắt lớp điện toán.

Xử lý kĩ thuật số được sử dụng để tạo ra thêm một khối ba chiều bên trong vật thể từ một loạt lớn các hình ảnh X quang hai chiều được chụp xung quanh một trục xoay đơn.

Tạo ra những hình ảnh trong Y học là ứng dụng phổ biến nhất của máy CT. Hình ảnh cắt ngang của nó được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và điều trị trong các ngành y tế khác nhau.

Thuật ngữ "chụp cắt lớp vi tính" [CT] thường được dùng để chỉ chụp X-quang, bởi vì nó là dạng phổ biến nhất được biết đến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại CT khác tồn tại, như chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] và chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon [SPECT]. Chụp X quang là một dạng sơ khai của CT.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ NIBIB. “Computed Tomography”.
  2. ^ “PATIENT PAGE”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ “Computed tomography”.

Chủ Đề