Chùa huệ nghiêm ở đâu

Được mệnh danh là một trong những ngôi chùa nắm giữ nhiều cái “nhất” hiện nay. Chùa Huệ Nghiêm không chỉ là nơi để Phật tử đến dâng hương, cúng viếng mà còn là nơi lý tưởng cho bạn đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử cũng như những kỷ lục chùa đang nắm giữ

Vị trí chùa Huệ Nghiêm nằm ở đâu?

Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc ở địa chỉ: 220/110/1, đường Đỗ Năng Tế, phường An Lạc A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí thuận lợi, gia thông dễ di chuyển, giúp cho khách hành hương có thể đến chùa dễ dàng.

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, ngoài nắm giữ nhiều kỷ lục độc đáo thì chùa Huệ Nghiêm còn sở hữu khuôn viên rộng nhất trong các ngôi chùa tại Sài Gòn. Người đến dâng hương phải dành cả ngày mới có thể tham quan hết ngõ ngách để khám phá toàn bộ chùa. Do đó, bạn bên mang dép đơn giản để dễ di chuyển nhé.

Chùa được xây dựng kiên cố, có nhiều chư tăng, Phật tử đến gia nhập

Lịch sử hình thành chùa Huệ Nghiêm

Vào những năm kháng chiến cứu nước chống chế độ Ngô Đình Diệm. Có một vị hòa thượng, về sau được nhân dân gọi Ngài là “Bồ tát Thích Quảng Đức” đã tự thiêu mình để tạo nên cơn sóng dư luận, đun nóng lòng quyết tâm trong lòng nhân dân đánh đuổi lũ xâm lược.

Xác của Ngài được mang về An Dưỡng Địa, nơi có lò thiêu hỏa táng nhục thân Người. Và trên chính mảnh đất đầy tình yêu này, Chùa Huệ Nghiêm đã ra đời như một phần nhắc nhớ người dân luôn nhớ về cái chết vinh quan của Ngài.

Chùa Huệ Nghiêm được thành lập bởi Hòa thượng Thích Thiện Hòa vào ngày 11/11/1962. Chùa được xây dựng theo kiến trúc chữ Sơn độc đáo dựa trên bản vẽ của nhà kiến trúc Võ Đình Diệp.

Tổng diện tích của chùa lên đến 3ha, đây không những là ngôi chùa khang trang, được đầu tư kĩ lưỡng mà còn là địa điểm lịch sử ý nghĩa gắn liền với thời kì đầy đau thương của quá khứ.

Khuôn viên trong chùa Huệ Nghiêm khá rộng lớn

Tham quan mọi ngõ ngách bên trong chùa Huệ Nghiêm

1.  Cổng tam quan nội viện giới đài

Trước khi bước vào bên trong chùa Huệ Nghiêm thì cần bước qua cánh cổng Tam Đa này. Được xây dựng với lối kiến trúc cổ xưa đậm nét văn hóa Phật giáo, car3 cổng đều mang một màu nâu trầm, sử dụng chất liệu gỗ tốt nhất. Mái lợp ngói điểm xuyến các hoạt tiết hình rồng uốn lượn ở mỗi góc.

Ở phần trên cùng chính giữa lối đi lại có hình dạng tương tự như ngọn tháp xoắn ốc vươn lên cao. Ngôi tháp mang màu vàng như ý nghĩa về sự thịnh vượng. Trên 3 bảng hiệu ở cổng cùng thân cột đều được viết theo lối chữ Nho truyền thống. Nhìn qua cách chạm trỗ trên mỗi cánh cửa chẳng quá cầu kỳ, nhưng vẫn khiến cho khách dâng hương ấn tượng và nhớ về lối điêu khắc thông thường từ những ngôi chùa xưa.

Toàn bộ khung cảnh được xây dựng theo phong cách hiện đại pha lẫn nét đẹp cổ truyền dân tộc

2. Thư viện chùa Huệ Nghiêm

Toàn bộ số lượng kinh sách đáng kể ở chùa Huệ Nghiêm đều được lưu giữ trong thư viện với diện tích tương đối rộng. Kinh sách bao gồm nhiều ngôn ngữ phong phú. Mỗi kệ là một chủ đề riêng biệt như: Luật tạng, Thiền tông, Tịnh Độ , Phật pháp , Kinh Điển , Lịch Sử…

3. Trai đường

Trai đường thờ tượng Phật của ngài Giám Trai sứ giả. Có rất nhiều bàn ghế gỗ đặt xung quanh khu vực để phục vụ cho việc tiểu thực đại chúng vào lúc 6h sáng. Thời gian Quá Đường là vào lúc 10h15. Không gian ở đây thực sự rất thoáng đãng, luôn trong tình trạng sạch sẽ, mang lại cảm giác rất thư thái cho người đến.

Một góc nhỏ trong trong chùa Huệ Nghiêm

4. Sám hối đường chùa Huệ Nghiêm

Sám hối đường thờ tượng tôn trí Cửu Thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm chất của con người. Trong đó có 8 pho tượng bằng gỗ kích thước ngang nhau đặt theo hàng dọc.  Tượng Phật A Di Đà còn lại đặt ở giữa cao 8m, nặng 16 tấn.

Trong quá trình xây dựng các bức tượng, chính Thượng tọa Thích Minh Thông – Phó trụ trì chùa Huệ Nghiêm đã đứng ra giảng giải, truyền đạt ý niệm cho những người thợ xây dựng. Cũng chính vì thế, tượng Phật ở đây rất có hồn, toát ra từ ánh mắt, cử chỉ vừa thánh thiện lại vừa trang nghiêm.

Lễ bổ nhiệm trụ trì tại chùa Huệ Nghiêm

5. Chánh điện chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm đã được trùng tu rất nhiều lần, diện tích chánh điện chùa hiện nay là 34m x18m, gồm hai phần, tầng lầu và tầng trệt. Mỗi tầng thờ các vị Phật khác nhau. Riêng ở tầng trệt, giữa khu vực có tượng Phật bằng gỗ quý, kích thước cao 4m70, nặng 9 tấn, hai bên là tượng Phật Bồ tát Quan Âm và Địa Tạng.

Phía bên trong khu vực chánh điện với khuôn cửa khắc chạm 12 con giác cùng với bát bộ kim cang mang giá trị nghệ thuật cùng nét đẹp văn hóa dân tộc được ghi nhận vào sách kỉ lục Việt Nam.

Khu vực chánh đường chùa Huệ Nghiêm khi nhìn vào

Những cái NHẤT tại chùa Huệ Nghiêm

Điều đầu tiên khi nhắc đến những kỷ lục mà chùa Huệ Nghiêm đạt được là lưu giữ hai bộ kinh dát vàng Giới Kinh Tỳ Kheo và Phạm Võng được áp trên tường – được ghi vào sách kỉ lục Guinness Việt Nam. Theo tìm hiểu, Giới Kinh Tỳ Kheo có số lượng 5400 chữ, còn Phạm Võng là 16000 chữ. Toàn bộ nét chữ ở 2 bộ kinh đều dát bằng vàng 24k tươi sáng.

Tiếp đến chính là bộ cửa chùa được làm bằng gỗ lim cực kỳ quý hiếm với kích thước cực kỳ lớn. Cùng với đó là pho tượng Phật A Di Đà được làm từ gỗ giáng hương nguyên khối. Cả 2 cũng được được sách kỉ lục Việt Nam ghi nhận lại.

Toàn bộ các thiết kế từ cánh cửa cho đến những pho tượng gỗ đều được chạm khắc rất điêu luyện, công phu và sống động. Có thể nói rằng, chùa Huệ Nghiêm mang lại giá trị văn hóa cùng nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Việt.

Khung cảnh chùa Huệ Nghiêm vào buổi tối

Cũng vì vậy, chùa Huệ Nghiêm thu hút đông đảo các Phật tử từ khắp nơi đến thăm viếng. Qua những thông tin mà Không Gian Gốm đã chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đừng quên ghé thăm địa điểm văn hóa lý tưởng này để trải nghiệm những văn hóa kiến thức rất đỗi tuyệt vời này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề