Chính sách mới cho người nghỉ chế độ 176

Thôi việc theo chế độ 176 có được tính thời gian đóng BHXH?

PV [theo VGP]

11:00 03/11/2018

Bà Nguyễn Thị Thỏa, sinh năm 1952. Từ năm 1973 đến năm 1992, bà làm việc tại cửa hàng bách hóa huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, đã được giải quyết trợ cấp thôi việc theo Quyết định số 176/HĐBT. Bà Thỏa hỏi, thời gian nêu trên có được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

Ngày 9/10/1989, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 176/HĐBT về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. Với mục đích tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác.

Theo Điểm a, Mục 3 Quyết định này, đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp [nếu có], tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả, Nhà nước trợ giúp một phần đối với đơn vị có nhiều khó khăn nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động khi nghỉ việc ở đơn vị kinh tế quốc doanh.

Thực hiện đúng quy định nêu trên, trường hợp bà Nguyễn Thị Thỏa, sinh năm 1952, có thời gian làm việc tại cửa hàng bách hóa huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên từ năm 1973 đến năm 1992 [19 năm] đã được giải quyết trợ cấp thôi việc theo Quyết định số 176/HĐBT, do đó thời gian làm việc từ năm 1973 đến năm 1992 không được xem xét, giải quyết hưởng BHXH theo quy định hiện hành.

Chủ đề: trợ cấp giải quyết thôi việc chế độ 176 thời gian đóng BHXH

Chính sách xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng có tính thời điểm

Cử tri tỉnh Bình Phước gửi kiến nghị trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV như sau:

"Các đối tượng đã thôi việc nhận trợ cấp một lần theo Quyết định số 176-HĐBT ngày 9 tháng 10 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh hiện nay tuổi đã cao, một số đối tượng khó khăn về kinh tế. Cử tri cho rằng so với quy định hiện hành thì các đối tượng thôi việc theo Quyết định số 176-HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì có nhiều thiệt thòi, vì chế độ nhận được ít, ngoài ra không có chế độ hỗ trợ nào khác. Đề nghị Chính phủ quan tâm nghiên cứu có chế độ hỗ trợ đối với các đối tượng này để giảm bớt thiệt thòi cho các đối tượng, đồng thời giúp các đối tượng có điều kiện sinh sống tốt hơn" [Kiến nghị số 87a].

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Chính sách xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng có tính thời điểm, người lao động nghỉ việc ở thời điểm nào được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội tại thời điểm đó.

Quyết định số 176/HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh được ban hành phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của những năm đầu thập niên 1990, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường mà có nhiều lao động không bố trí, sắp xếp được việc làm, đồng thời, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm mới để nâng cao thu nhập nên được cả doanh nghiệp và người lao động đồng tình thực hiện. Quyết định số 176/HĐBT và các văn bản hướng dẫn cho phép người lao động được lựa chọn nhận trợ cấp một lần nếu có yêu cầu.

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 6 Điều 123 của Luật BHXH, đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ quy định nêu trên thì những người lao động đã nghỉ việc hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 176/HĐBT thì không được tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội.

Đối với những người đã hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 176/HĐBT nêu trên mà nay có hoàn cảnh quá khó khăn, đề nghị liên hệ với chính quyền địa phương để được xem xét trợ cấp xã hội theo quy định.

Tag: Chính sách bảo hiểm xã hội

Đề nghị tăng mức lương hưu đối với số lao động nghỉ theo chế độ tại Quyết định số 176/HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, vì mức tăng lương hưu cho đối tượng này nhiều năm nay còn thấp. Trong đó, đề nghị quan tâm đến các trường hợp tham gia trong quân ngũ sau đó chuyển ngành và phải nghỉ việc theo Quyết định số 176/HĐBT.

Kỳ họp: Kỳ họp thứ 5

Địa phương: Quảng Bình Phú Thọ

Đơn vị xử lý: Bộ lao động, thương binh và xã hội

Lĩnh vực: Tiền lương, bảo hiểm xã hội

Trả lời:

Tại công văn số 3463/LĐTBXH-VP ngày 12/9/2013

Ngày đăng: 10/06/2014

- Về đề nghị tăng mức lương hưu đối với số lao động nghỉ theo chế độ tại Quyết định số 176/HĐBT ngày 08/9/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 176/HĐBT đã đưa ra 04 chế độ đối với lao động dôi dư gồm: chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần; chế độ trợ cấp tạm ngừng việc [trường hợp ngừng việc trên 3 tháng thì chuyển sang chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần]; chế độ hưu trí; chế độ mất sức lao động. Trong đó chế độ hưu trí được áp dụng đối với người lao động không có việc làm và có đủ 30 năm công tác đối với nam, có đủ 25 năm công tác đối với nữ thì nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi được nghỉ việc, được hưởng lương hưu không phải qua giám định y khoa.

Mặt khác, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, theo đó mức lương hưu hàng tháng của người lao động cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương, tiền công của người lao động khi còn làm việc. Do chính sách tiền lương được quy định ở mỗi thời kỳ có khác nhau nên dẫn đến mức hưởng lương hưu trên thực tế có sự chênh lệch ở các đối tượng thụ hưởng tuỳ thuộc vào thời điểm nghỉ hưu. Việc điều chỉnh lương hưu phụ thuộc vào mức lương hưu hiện hưởng và dựa trên mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ. Theo đó tuỳ thuộc vào mức tăng chỉ số giá sinh hoạt và mức tăng trưởng kinh tế của từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ quyết định việc điều chỉnh tiền lương hưu của người nghỉ hưu, không điều chỉnh cách tính lương hưu cũng như tính lại lương hưu đối với những người đã nghỉ hưu trước đây.

- Về đề nghị quan tâm đến các trường hợp tham gia trong quân ngũ sau đó chuyển ngành và phải nghỉ việc theo Quyết định số 176/BĐBT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng các trường hợp tham gia trong quân ngũ sau đó chuyển ngành thì đã được hưởng chế độ khi chuyển ngành, trường hợp chưa hưởng chế độ khi chuyển ngành thì đề nghị cử tri liên hệ với Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề