Chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại

Hiện tại, tôi đang trăn trở về chuyện gây dựng 1 trang trại chăn nuôi lợn [lợn đen] tại Tuyên Quang. Để có thể tạo ra được‎ 1 hệ thống gây dựng thương hiệu sản phẩm thịt lợn, thì yếu tố trước nhất là phải tạo ra được 1 sản phẩm với chất lượng như nhau, chi phí trên sản phẩm thấp và 1 đội ngũ nhân lực cốt yếu để có thể đưa sản phẩm này ra thị trường. Qua tìm hiểu tại website‎ nông nghiệp của tỉnh thấy có Nghị quyết "Về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bản tỉnh" ‎Vậy xin được hỏi nếu công ty tôi muốn được hỗ trợ chính sách như trên thì cần làm cụ thể những gì?

Ngày 22/7/2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Theo đó, đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách này là các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định hiện hành. Trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Thắng, để được hưởng cơ chế, chính sách của tỉnh thì cần thực hiện như sau:

- Bước 1: Anh làm hồ sơ đề nghị UBND thành phố Tuyên Quang cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với trang trại chăn nuôi là tổng giá trị sản lượng hàng hóa của năm trước liền kề năm cấp Giấy đạt từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. Cụ thể anh có thể nghiên cứu tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Bước 2: Sau khi trang trại của anh đã được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

+ Trường hợp trang trại anh có nhu cầu được vay vốn có hỗ trợ lãi suất: Anh viết Bản đăng ký nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi suất tiền vay [theo mẫu số 01-ĐK kèm theo Hướng dẫn liên ngành số 1729/HDLN-NN-KHCN-TC-KHĐT-NHNN ngày 15/9/2014]. có  xác nhận của Tổ trưởng tổ dân phố và trực tiếp chuyển đến bộ phận giao dịch "một cửa" của UBND phường, kèm theo bản sao công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ xem xét, thẩm định việc cho vay.

+ Trường hợp trang trại anh có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tổ chức đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP: Anh viết đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí theo mẫu số 03-HTCP kèm theo Hướng dẫn liên ngành số 1729/HDLN-NN-KHCN-TC-KHĐT-NHNN ngày 15/9/2014; kèm theo đơn là dự toán các khoản chi phí. Sau đó gửi đến UBND thành phố Tuyên Quang để xem xét, thẩm định hỗ trợ.

Ghi chú: Hướng dẫn liên ngành số 1729/HDLN-NN-KHCN-TC-KHĐT-NHNN ngày 15/9/2014 được đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang, Mục Cơ chế, chính sách về NN&PTNT – Sở, liên Sở.

Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn trực tiếp xin liên hệ: Chi cục Phát triển nông thôn điện thoại 0273822698 để được bố trí thời gian và cán bộ tư vấn./.

Tạo điều kiện cho trang trại phát triển, đầu tư mở rộng quy mô, từng bước phát triển gắn với mục tiêu sản xuất qui mô lớn

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí quy định. Các trang trại đã cung cấp một số lượng lớn giá trị sản phẩm nông nghiệp cho thị trường và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất [nhất là ở các vùng Trung du, Miền núi và ven biển], cải thiện môi trường sinh thái.

Việc sản xuất kinh doanh của nhiều trang trại đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với từng loại hình, đã tạo ra được quy mô sản xuất tập trung, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm hàng hóa và thu nhập của các trang trại ngày một nâng cao nhờ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều trang trại đã liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho trang trại và bà con nông dân…

Tuy nhiên, các trang trại hiện nay phát triển còn mang tính tự phát, không có quy hoạch bài bản, quy mô sản xuất [đất đai, lao động và doanh thu] của trang trại nhìn chung còn nhỏ, sản phẩm không đa dạng, hiệu quả kinh tế chưa cao; hệ thống cơ chế, chính sách phát triển kinh tế trang trại còn tản mạn, chưa cụ thể, tính khả thi khi áp dụng trong thực tế thấp.

Do đó, theo Bộ NN&PTNT, dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại là hết sức cần thiết nhằm tạo khung khổ pháp lý đầy đủ, thống nhất về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tính thống nhất trong việc quản lý kinh tế trang trại; tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các trang trại để tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển.

Đồng thời, tạo điều kiện cho trang trại phát triển, đầu tư mở rộng quy mô, từng bước phát triển gắn với mục tiêu sản xuất qui mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung; tạo tiền đề thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn; góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái; thu hút và huy động nguồn lực tài chính trong dân, tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạn đầu tư hình thành trang trại để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần giảm bớt áp lực do thiếu việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân. Thúc đẩy việc đầu tư vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất của các trang trại.

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, các quy định trong Nghị định nhằm tạo điều kiện cho trang trại phát triển thuận lợi, không gây khó khăn, cản trở hoạt động hợp pháp của chủ trang trại; chính sách ưu đãi hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế trang trại xây dựng theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển của trang trại nhưng cũng đảm bảo phù hợp với nguồn lực của ngân sách và định hướng phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước.

Bộ NN&PTNN đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Minh Hiển


Video liên quan

Chủ Đề