Chính sách cải cách tiền lương mới nhất

Cải cách chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế-xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng. Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách [năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003], nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn;

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương là cuộc “cách mạng” thực sự trên lĩnh vực tiền lương. Nghị quyết ra đời nhằm giải quyết đồng bộ, toàn diện, triệt để, sâu sắc lĩnh vực chính sách tiền lương, nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế - xã hội phát triển, phát huy cao độ nguồn lực con người - yếu tố có tính chất quyết định cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, gắn với phát triển kinh tế tri thức đáp ứng cuộc cách mạng công nghệp 4.0. Từ đó sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Theo đó mục tiêu, lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 đối với khu vực công là:

- Từ năm 2018 đến năm 2020, tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề. Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập.

- Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị từ năm 2021; năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp. Định kỳ [2 đến 3 năm] thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng CPI, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của NSNN. Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Từ 1-7-2020, cán bộ, công chức, viên chức nhận lương theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2021, khi áp dụng chính sách cải cách tiền lương mới thì các đối tượng này sẽ bị mất nhiều khoản thu nhập. Nguyên nhân hiện nay có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương làm phát sinh những chi phí bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Việc có quá nhiều phụ cấp cũng đồng thời cào bằng các vị trí làm việc, không đánh giá đúng năng lực, phát huy được vai trò của từng đối tượng. Điều này khiến cho năng suất, chất lượng và hiệu quả công chức, viên chức không cao. Do đó theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 thì từ năm 2021 sẽ có 07 khoản phụ cấp tiếp tục được thực hiện và bãi bỏ 05 khoản phụ cấp. Cụ thể như sau:

- 7 khoản phụ cấp được tiếp tục thực hiện từ năm 2021 gồm:

+ Phụ cấp kiêm nhiệm

+Phụ cấp thâm niên vượt khung.

+Phụ cấp khu vực.

+Phụ cấp trách nhiệm công việc.

+ Phụ cấp lưu động.

+Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng.

+Phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang [quân đội, công an, cơ yếu].

- 5 khoản phụ cấp sẽ bị bãi bỏ  từ năm 2021 gồm:

+ Phụ cấp thâm niên nghề [trừ quân đội, công an, cơ yếu để đảm bảo tương quan tiền lương với cán bộ, công chức]

+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo [do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ]

+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội [do đã đưa vào trong mức lương cơ bản];

+ Phụ cấp công vụ [do đã đưa vào trong mức lương cơ bản];

+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm [do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề]

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 cũng quy định bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của công chức, viên chức có nguồn gốc ngân sách Nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; Hội thảo… và khoán các chế độ ngoài lương như: tiền xăng xe, điện thoại, không gắn lương công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.

Kích vào ảnh để phóng to

Kích vào ảnh để phóng to

Nguyễn Văn Tuấn- Văn phòng, Viện KSND tỉnh Bắc Giang

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tỷ lệ điều chỉnh định mức phân bổ theo tiêu chí dân số các lĩnh vực năm 2022, dự kiến mức tăng chung là 50% so với năm 2017. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình kinh tế hiện nay cần đánh giá kỹ về khả năng đáp ứng của nguồn lực ngân sách Nhà nước, cũng như khả năng bảo đảm mục tiêu phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60% như Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm đã đặt ra. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc các khả năng thắt chặt chi tiêu, điều chỉnh giảm thêm tỷ lệ này ở các lĩnh vực khác để có nguồn thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.

UBTVQH đề nghị bảo đảm cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022-2025 gắn với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả theo hướng giảm mạnh tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên cơ sở sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, áp dụng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện Đề án cải cách tiền lương, từng bước đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, hiện nay, việc thực hiện cải cách tiền lương đã được khẳng định là từ thời điểm 1/7/2022, trong đó có hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm và cơ cấu tiền lương mới. Vì vậy, Chính phủ cần giải trình rõ hơn về vấn đề này để bảo đảm tính khả thi và phù hợp giữa mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương và các nội dung dự thảo về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025.

“Trong khi chúng ta nói dịch dã không có nguồn, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta quyết tâm vẫn làm được”, Chủ tịch Quốc hội nhận định.Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã có Nghị quyết, việc này Bộ Chính trị đã có kết luận, từ 1/7/2022 dứt khoát phải cải cách tiền lương, không thể chậm hơn. Lương cũng là nội dung kích thích kinh tế, kích thích đầu tư.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu rà soát lại các nội dung thể hiện trọng Nghị quyết về việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các tiêu chí định mức và thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời dự phòng các rủi ro, phương án xử lý rủi ro, đảm bảo tương thích với tỷ lệ ngân sách và các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính 5 năm Quốc hội đã quyết định.

Tại phiên họp, với 100% thành viên tán thành, UBTVQH đã thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.

Nguồn: Chinhphu.vn

Ngày 23/12, Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch triển khai các nội dung về cải cách chính sách tiền lương trong năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công xây dựng các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách tại Nghị quyết số 27 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Dự kiến tháng 7/2022, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương để ban này báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Cơ cấu Bảng lương mới theo Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương


Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị về các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [thay thế Nghị định số 204/2004 và các văn bản liên quan]. Đồng thời, Bộ Nội vụ xây dựng 12 thông tư hướng dẫn chế độ tiền lương mới.

Trong đó có thông tư hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức; các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp với từng đối tượng; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài ra, Bộ sẽ tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới và triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai chế độ tiền lương mới. Cụ thể, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; xây dựng các văn bản Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về chế độ tiền mới đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể

Đồng thời, Bộ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, các chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát và Kiểm toán.

Bộ cũng phối hợp với các bộ ngành xây dựng các thông tư hướng dẫn liên quan.

Nghị quyết 27 nêu rõ, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công], thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản [chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương] và các khoản phụ cấp [chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương]; bổ sung tiền thưởng [quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp].

Các cơ quan chức năng sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 1/7/2022, thay vì năm 2021.

Sau đó, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy hội nghị Trung ương 4 khóa XIII vào tháng 10 vừa qua đã đồng tình tiếp tục lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

Tại kỳ họp thứ 2 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào 1/7/2022.

Nguồn: vietnamnet.vn

Video liên quan

Chủ Đề