Cách làm máy ấp trứng creation

Kính chào bà con

– Việc bỏ ra một số tiền lớn khoảng vài triệu đồng để mua một chiếc máy ấp trứng đang làm bạn băn khoăn??? về vấn đề kinh tế hoặc lăn tăn về chất lượng, với số tiền bỏ ra mà chưa biết nó có thực sự hiệu quả hay không…

– Tuy nhiên, chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, và với lượng kiến thức mà cachaptrung.com trình bày dưới đây, bạn có thể sẽ lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp, dao động từ 150 ngàn đến dưới 400 ngàn đồng

Bước 1. Chuẩn Bị:

  • 01 thùng xốp [thùng mút] kích thước 40x60x45 cm trở lên, chú ý không dùng thùng xốp quá nhỏ để tự chế máy ấp trứng vì sẽ không có đủ không gian để quạt gió tản được nhiệt trong thùng.
  • 1- 2 bóng đèn sợi đốt 220V-60W
  • 1 bát hoặc khay nhựa đựng nước
  • Dao dọc giấy, bút, thước
  • Bộ điều khiển và cảm biến nhiệt độ [quan trọng nhất], có nhiều loại để chúng ta lựa chọn, cũng như mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể:

1. Mạch điều khiển nhiệt độ + cảm biến nhiệt độ

  • Xuất xứ : Trung Quốc
  • Chế độ bảo hành: không bảo hành
  • Ưu điểm: giá rẻ chỉ từ khoảng 80- 90 ngàn đồng, dễ kiếm
    • Xuất xứ: có nhiều loại nhưng hầu hết là hàng Việt Nam
    • Chế độ bảo hành: 12-18 tháng
    • Ưu điểm: Có vỏ hộp kỹ thuật tránh nước, chống rò điện, đảm bảo an toàn, có quạt gió đi kèm theo máy, một số loại bộ điểu khiển máy ấp trứng tự chế còn có thêm cả cảm biến và hiển thị độ ẩm, một số loại khác có sẵn dây nhiệt cacbon và khay đựng nước theo máy, hầu hết những loại này đều có sách hướng dẫn sử dụng gửi kèm và tổng đài hỗ trợ
    • Nhược điểm: giá thành cao hơn dao động từ 300-400 ngàn tùy thời điểm
      Bộ CNE -V8

Bước 2: Lắp đặt

  1. Gắn bộ điều khiển và quạt gió lên thùng xốp
    • Chú ý: quạt gió phải để ở vị trí ở giữa và dọc thùng, đằng sau quạt gió ko đc để lỗ thông khí vì như vậy sẽ làm cho nhiệt độ bên ngoài thùng ảnh hưởng đến bên trong thùng.
  2. Đầu dò nhiệt độ gắn ở chính giữa khoảng không gian để trứng, phải để ở độ cao bằng quả trứng, có thể lấy 1 cọc nhỏ để uộc lên cho cao bằng quả trứng
  3. Trải trấu dưới đáy thùng, hoặc lắp khay đảo [nếu có]
  4. Để 1 bát nước kích thước 15cm trước quạt gió, để bóng đèn tạo ẩm vào bên trong bát nước [nếu có]
  5. Đục lỗ thông khí khoảng 40 lỗ to bằng đầu đũa ở xung quanh thùng, 10 lỗ trên nắp thùng

Sơ đồ lắp đặt các bạn làm theo hình sau

Sơ đồ bố trí máy ấp trứng thùng xốp

Xem thêm: Tự chế máy ấp trứng vô cùng đơn giản bằng bộ điều khiển CNE V6 dùng dây nhiệt cacbon.

Bước 3 : Kiểm tra nhiệt độ trong thùng ấp

Hầu hết các loại máy ấp và bộ điều kiển máy ấp trứng trên thị trường đều có hướng dẫn sử dụng và đã được căn chỉnh nhiệt độ tại cơ sở sản xuất

Tuy nhiên nếu muốn kiểm tra nhiệt độ thực tế trong máy ấp trứng mini có thực sự trùng khớp với nhiệt độ hiển thị trên bộ điều khiển hay ko ta làm như sau:

  1. Chuẩn bị 1 cây nhiệt kế y tế loại thủy ngân, có thể mua ở hiệu thuốc Tây, có vỏ nhựa như hình
  2. Vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống, cho nhiệt kế vào vỏ nhựa của nó. Đặt giữa thùng đo đúng 30 phút
  3. Sau khi đo 30p, lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả, so sánh với nhiệt độ hiển thị trên màn hình
  4. Nếu nhiệt độ trong thùng đo được sai lệch với nhiệt độ hiển thị trên màn hình lớn hơn 0.2 độ C thì cần phải chỉnh lại sai số trên máy

Mỗi máy ấp trứng sẽ có cách chỉnh sai số khác nhau thuỳ thuộc vào lập trình của nhà sản xuất. Đối với Máy ấp trứng CNe V8 thì bà con không cần cài lại sai số bởi bộ phận sản xuất đã cài đặt sẵn trước khi xuất xưởng.

Video hướng dẫn chi tiết cách làm máy ấp trứng thùng xốp hiệu quả

>>>Xem ngay: 5 mẫu máy ấp trứng mini bán chạy nhất 2020

Máy ấp trứng Mactech - Nhiều cá nhân nuôi gia cầm nhỏ lẻ hoặc nuôi làm cảnh thường có nhu cầu ấp trứng số lượng nhỏ. Giải pháp để ấp trứng số lượng ít chính là dùng các loại máy ấp trứng mini hoặc làm máy ấp tứng tự chế để ấp. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn về kỹ thuật làm máy ấp trứng tự chế tại nhà đảm bảo trứng nở đều, con khỏe mạnh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thùng xốp có nắp đậy [giá 7 - 10k rất dễ mua ngoài chợ].
  • Một túi trấu nhỏ [các bạn nuôi gia cầm thường có sẵn].
  • Bóng đèn sợi đốt 25W hoặc công suất cao hơn tùy kích thước thùng xốp [giá khoảng 10 - 15k].
  • Phích cắm, dây điện, đui đèn [giá khoảng 25k].
  • Nhệt kế + ẩm kế [giá khoảng 50 - 200k].
  • Khay đựng nước [tận dụng bát hoặc khay nhựa đều được].

Các bước thực hiện:

Bước 1: Dùng thùng xốp để làm buồng ấp

Tùy vào nhu cầu ấp nhiều hay ít, các bạn có thể dùng thùng xốp to hoặc nhỏ khác nhau. Điều quan trọng là thùng xốp phải có nắp đậy kín để đảm bảo nhiệt trong thùng xốp không bị thoát ra ngoài ảnh hưởng đến quá trình ấp.

Sau khi chọn xong thùng xốp, các bạn đục khoảng 2 đến 3 lỗ nhỏ bằng ngón tay ở mặt bên của thùng xốp để làm lỗ thông gió cho buồng ấp. Vì trứng khi ấp phôi vẫn cần phải hô hấp nên nhất định phải có không khí lưu thông nếu không phôi sẽ bị ngạt chết.

Bước 2: Lắp bóng đèn

Dùng đui đèn, dây điện, phích cắm và bóng đèn lắp lại với nhau để làm nguồn nhiệt cho máy ấp. Đục một lỗ nhỏ ở mặt bên hoặc gần miệng thùng xốp để luồn dây điện bóng đèn qua, phần bóng đèn cho vào bên trong thùng xốp.

Nếu dùng thùng xốp nhỏ các bạn có thể dùng bóng đèn 25W, nếu dùng thùng xốp to thì có thể dùng bóng đèn 60W hoặc 2 bóng 25W cũng được. Chú ý không để bóng đèn sát vào thùng xốp vì nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ bị cháy. Nên treo bóng đèn hoặc có chụp đèn để bóng không sát vào thùng xốp là tốt nhất.

Bước 3: Đặt khay nước và rải trấu

Sau khi lắp bóng đèn xong, các bạn rải một lớp trấu vào trong thùng xốp. Mục đích rải trấu để trứng không bị lăn bên trong thùng xốp, giữ được ví trí đặt trứng cố định.

Đổ nước vào khay mà các bạn đã chuẩn bị sau đó đặt vào một bên góc của thùng xốp. Khay nước này dùng để tạo ẩm cho buồng ấp vì trứng khi ấp vẫn cần độ ẩm khoảng 55 - 65%. Nhiều bạn thường đặt khay nước ngay bên dưới bóng đèn để tăng khả năng bay hơi nước. Cách này cũng rất tiện nhưng không an toàn cho lắm. Mactech khuyên các bạn nếu muốn tăng khả năng bay hơi của nước có thể dùng khay nước có mặt thoáng [miệng khay] rộng hơn là được.

Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm 

  • Đặt nhiệt kế và ẩm kế vào bên trong thùng xốp cách xa vị trí của đèn nhất sau đó đậy kín nắp của thùng xốp.
  • Cắm điện cho bóng đèn để tạo nguồn nhiệt và để khoảng 1 - 2 giờ cho nhiệt độ và độ ẩm bên trong thùng xốp ổn định. 
  • Kiểm tra thông số của nhiệt kế và ẩm kế để điều chỉnh các thông số của buồng ấp cho phù hợp. Ví dụ, nhiệt độ thích hợp nhất trong buồng ấp để ấp trứng gà là 37,5 - 37,8 độ C, độ ẩm vào khoảng 55 - 65%. Nếu nhiệt độ quá thấp, các bạn có thể dùng bóng đèn có công suất cao hơn. Nếu nhiệt độ cao quá, các bạn có thể cân nhắc dùng bóng đèn công suất nhỏ hơn hoặc đục thêm 1 - 2 lỗ trên thùng xốp để tản bớt nhiệt. Nếu độ ẩm quá thấp thì nên thay khay nước có mặt thoáng rộng hơn, nếu độ ẩm quá cao thì thay khay nước có mặt thoáng bé hơn.
  • Điều chỉnh cho đến khi các thông số trong thùng xốp phù hợp thì tiến hành ấp thử.

Bước 5: Tiến hành ấp thử và theo dõi các thông số

Để tiến hành ấp thử, trước hết dùng nhiệt kế để xác định vị trí đặt trứng. Thường nhiệt độ bên trong thùng xốp không đều, nơi gần bóng đèn nhiệt độ sẽ cao hơn nơi xa bóng đèn nên chúng ta cần xác định vị trí có nhiệt độ phù hợp nhất để ấp trứng. Để xác định vị trí này chúng ta làm như sau:

  • Đặt nhiệt kế cách xa bóng đèn nhất và kiểm tra nhiệt độ.
  • Cho nhiệt kế vào gần bóng đèn dần rồi ghi lại nhiệt độ.
  • Đánh dấu những vị trí có nhiệt độ phù hợp nhất để ấp [37,5 - 37,8 độ C].

Đặt trứng vào vị trí có nhiệt độ phù hợp đã được đánh dấu sau cho đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống dưới. Đậy nắp thùng xốp và tiến hành ấp thử. Sau 2 - 4 giờ, các bạn mở nắp thùng xốp để đảo trứng. Vì máy ấp trứng tự chế không có cơ chế đảo trứng nên các bạn cần phải đảo tay. Khi đảo trứng, các bạn kiểm tra luôn nhiệt độ và độ ẩm trong buồng ấp để có thể điều chỉnh kịp thời. 

Một vài chú ý khi ấp trứng máy máy ấp trứng tự chế

  • Các loại máy ấp trứng tự chế thường không có cơ chế đảo trứng tự động nên các bạn cần chú ý đảo trứng bằng tay.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và khả năng thông gió của buồng ấp để đảm bảo điều kiện ấp tốt nhất cho trứng.
  • Với mỗi loại trứng khác nhau sẽ có quy trình ấp khác nhau. Các bạn nên hiểu rõ kỹ thuật ấp trứng để tăng tỉ lệ nở khi ấp bằng máy ấp trứng tự chế.
  • Lần đầu ấp các bạn chỉ nên ấp thử vài ba quả, sau lần ấp đầu các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm và có thể ấp với số lượng nhiều hơn vào những lần sau.

Như vậy, với hướng dẫn trên, các bạn hoàn toàn có thể tự làm máy ấp trứng tự chế tại nhà vừa đảm bảo được điều kiện lý tưởng để ấp trứng mà lại vừa tiết kiệm chi phí. Tuy máy ấp trứng tự chế có khá nhiều hạn chế nhưng nếu bạn nắm vững kỹ thuật ấp trứng thì tỉ lệ nở vẫn rất cao. Chúc các bạn thành công với máy ấp trứng tự chế.

Video liên quan

Chủ Đề