Chi hội trưởng là gì

Người Chi Hội trưởng tâm huyết với phong trào phụ nữ

10 năm gắn bó với công tác Hội phụ nữ cơ sở trong vai trò là chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Thạch Trụ Đông- xã Đức Lân, Chị Nguyễn Thị Ngữ là người cán bộ hội tiêu biểu, thể hiện ở lòng nhiệt tình và tận tâm với các hoạt động của Hội phụ nữ cơ sở và các hội đoàn thể khác mà chị tham gia. Chị cho biết chính công tác hội đã giúp chị cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.

Năm 2004, chị Ngữ được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng. Lúc này, công tác Hội còn nhiều khó khăn do đa phần chị em là lao động phổ thông, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông với thu nhập thấp, hộ nghèo chiếm gần một nửa so với tổng số hộ trên địa bàn; tỷ lệ hội viên tham gia vào hội chỉ đạt 40%. Trước tình hình trên, chị Ngữ đã cùng với các chị em trong Ban chấp hành nghĩ cách vực dậy phong trào Hội.

Để chi hội hoạt động hiệu quả, chị tích cực tuyên truyền vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước do các cấp Hội phát động. Dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, tiến bộ, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc” trong phụ nữ địa phương. Bản thân chị thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng chị em, từ đó, vận động chị em vào Hội và quan tâm giúp đỡ phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, chị cũng tìm cách đổi mới nội dung sinh hoạt chi hội, vận động hội viên đóng góp hội phí, xây dựng quỹ hội để có nguồn thăm hỏi và giúp phụ nữ nghèo. Chị đã vận động 60 chị tham gia thực hiện mô hình tiết kiệm “nuôi heo đất” và 1 tổ tiết kiệm xoay vòng nhằm giúp cho những phụ nữ nghèo vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán, giải quyết khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Qua 10 năm là chi hội trưởng phụ nữ thôn, gắn bó với hội viên phụ nữ, chị đã nắm bắt được tâm ý từng hội viên và trong sinh hoạt chi hội chị luôn tạo điều kiện để hội viên chia sẻ buồn vui với nhau, để cùng nhau xây dựng tốt cuộc sống gia đình. Chị cũng đã nhiều lần làm hòa giải viên cho các vụ mâu thuẩn giữa các thành viên trong gia đình hội viên. Những lúc như thế chị luôn chịu khó lắng nghe và để cho hội viên nói hết những suy nghĩ, bức xúc của mình rồi cùng BCH chi hội tìm cách hòa giải và động viên chị em cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Chính những điều ấy đã giúp chị cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.

Mặc dù bận rộn với nhiều công việc nhưng chị vẫn sắp xếp chu đáo việc nhà và dành thời gian cho việc xã hội. Với mức phụ cấp rất khiêm tốn cho công tác đoàn thể khu dân cư nhưng hàng ngày chị vẫn nhiệt tình và làm hết mình vì công việc. Tâm sự với tôi, chị cho biết lúc đầu khi mới tham gia công tác hội chị gặp rất nhiều khó khăn khi chồng con chị không chấp nhận để chị đi làm một công việc mà người ta vẫn thường hay nói là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” nhưng với lòng nhiệt tình và tận tâm của mình chị đã dần dần thuyết phục được chồng con để tham gia phong trào ở địa phương.

Không chỉ nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào hoạt động của tổ chức hội, chị Ngữ còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình. Ngoài 2,10 sào ruộng, chị còn tận dụng lợi thế đất vườn của gia đình để đầu tư chăn nuôi heo, bò, gà, vịt và trồng rau màu nên mỗi năm mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp chị có điều kiện nuôi các con ăn học, trưởng thành.

Hơn 10 năm gắn bó và dành nhiều tâm huyết trong công tác Hội, chị Nguyễn Thị Ngữ đã tạo được niềm tin trong hội viên và góp phần đưa phong trào phụ nữ thôn Thạch Trụ Đông có nhiều chuyển biến tích cực. Chị xứng đáng là gương điển hình trong công tác Hội và phong trào phụ nữ ở địa phương./.

                                                                                                                        Thu Sương

                                      [Đài truyền thanh Mộ Đức]

08/03/2017 7:54:25 SA

 Hơn 6 năm gắn bó với công tác Hội phụ nữ cơ sở, đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng chi hội phụ nữ 5b, chị Vũ Thị Hà - Ủy viên BTV Hội LHPN xã Tân Phú, huyện Tân Sơn được biết đến là người cán bộ hội tiêu biểu, thể hiện ở lòng nhiệt tình và tận tâm với các hoạt động của Hội phụ nữ cơ sở.


Năm 2011, chị Hà được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng phụ nữ chi hội 5. Thời điểm ấy, chi hội có 96 hội viên, công tác Hội còn nhiều khó khăn do có đến 70% chị em là đồng bào dân tộc Mường, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông với thu nhập thấp, số hộ nghèo còn cao; tỷ lệ phụ nữ tham gia vào tổ chức hội còn thấp. Nhận nhiệm vụ, chị luôn trăn trở làm cách nào góp phần đưa chi hội hoạt động hiệu quả, chị em tin tưởng tham gia vào hội. Năm 2013, khu 5 chia tách thành hai khu 5a và 5b, chị đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng chi hội 5b. Để chi hội hoạt động hiệu quả, chị đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước do Hội cấp trên phát động, đặc biệt là phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, tiến bộ, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc”. Bên cạnh đó, chị cũng đề ra phương pháp đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội theo hướng thiết thực, hiệu quả. Cụ thể như việc vận động hội viên đóng góp xây dựng Quỹ tiết kiệm với mức 5.000đ/tháng, nhằm tạo nguồn cho chị em phụ nữ vay vốn phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập gia đình. Chi hội 5b được Hội LHPN xã Tân Phú đánh giá là chi hội đi đầu trong mô hình “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm” theo gương Bác Hồ. Từ số tiền tiết kiệm được trên 10 triệu đồng đã giúp cho 5 hội viên phát triển kinh tế, ưu tiên cho chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc giúp đỡ, hỗ trợ hội viên trong Chi hội cũng đa dạng và linh hoạt, từ việc sửa chữa nhà cửa đến hỗ trợ vốn kinh doanh để phát triển sản xuất... Nhận thấy được hiệu quả của mô hình, nhiều hội viên đã tích cực tham gia, đến nay 80% hội viên phụ nữ chi hội 5b đều tham gia mô hình để giúp các hội viên xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch với mô hình xách làn đi chợ để hạn chế túi nilon, trạn bát hợp vệ sinh… đã giúp 100% hội viên trong chi hội nhận thức được ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động và tự giác làm theo, góp phần bảo vệ môi trường khu dân cư sạch sẽ, văn minh. Qua 6 năm là Chi hội trưởng phụ nữ, gắn bó với hoạt động Xã hội và hội viên phụ nữ, chị Vũ Thị Hà đã nắm bắt được tâm tư từng hội viên, tạo điều kiện để hội viên chia sẻ buồn vui, cùng nhau xây dựng tốt cuộc sống gia đình, do đó đã thu hút tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt tổ chức hội đạt 87%. Chi hội 5b được Hội LHPN xã Tân Phú tặng bằng khen, bản thân chị được hội viên tín nhiệm bình xét đạt danh hiệu Phụ nữ xuất sắc nhiệm kỳ 2011-2016, được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng bằng khen Phụ nữ xuất sắc 5 năm toàn quốc vào năm 2016. Không những tâm huyết với công việc, chị còn tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm trong các cuộc thi do các cấp Hội LHPN phát động như: “Chi hội trưởng giỏi”, tham gia diễn kịch, tiểu phẩm Hội thi “Hòa giải viên giỏi”; giao lưu văn hóa, văn nghệ, bóng chuyền hơi nữ cụm…

Với mức phụ cấp hạn hẹp cho công tác đoàn thể khu dân cư nhưng hàng ngày chị Vũ Thị Hà vẫn nhiệt tình và  hết mình vì công việc. Không chỉ nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào hoạt động của tổ chức hội, chị Hà còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình có nguồn thu nhập ổn định, để nuôi các con ăn học. Những việc làm của chị Vũ Thị Hà đã tạo được niềm tin trong hội viên và góp phần đưa phong trào phụ nữ chi hội 5b có nhiều chuyển biến tích cực.

Nguồn: Báo Phú Thọ điện tử

1. Giới thiệu chung:

Mặc dù BCH Đoàn – Hội khoa chúng ta vẫn còn non trẻ vì chỉ được thành lập từ vài năm gần đây, nhưng với đặc thù của sinh viên Khoa Công Tác Xã Hội luôn năng động và nhiệt tình vì thế phong trào Đoàn – Hội chúng ta luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ do trường triển khai xuống. Ngoài ra, BCH Đoàn – Hội còn chủ động sáng tạo ra các chương trình cho các bạn sinh viên vào các dịp lễ [8/3, 30/4 – 1/5, 20/10, 20/11…..].

Có thể nói phong trào Đoàn – Hội Khoa CTXH chúng ta được đánh giá cao trong trường, và thuộc một trong số Khoa hoạt động mạnh của trường.Trong đó, chúng ta hoạt động mạnh ở mảng hoạt động tình nguyện.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn sơ lược về tổ chức Hội Sinh viên và Đoàn TNCS ở môi trường ĐH:

Hội sinh viên là một tổ chức nhằm tập hợp các bạn sinh viên tham gia vào tổ chức nhằm mục đích:

Tạo điều kiện để các bạn sinh viên thỏa sức phát huy những tài năng, sở trường của mình [văn nghệ, lãnh đạo, thể thao….], và rèn luyện các kĩ năng mềm cho các bạn [kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phát biểu trước đám đông…..].

Chăm lo đời sống cho các bạn sinh viên, kịp thời giúp đỡ cho các bạn sinh viên gặp khó khăn về điều kiện kinh tế thông qua các học bổng. Bảo vệ quyền lợi cho các bạn sinh viên”

Đây là một tổ chức rất cần thiết cho các bạn sinh viên, dù hình thức tham gia chỉ mang tính chất tự nguyện nhưng vẫn khuyến khích 100% sinh viên các lớp tham gia vào tổ chức này. Khi tham gia vào tổ chức các bạn sẽ trở thành Hội viên.

Cơ cấu tổ chức của bộ máy của tổ chức Hội sinh viên:

-Mỗi lớp sẽ bầu ra ban chấp hành Chi Hội để quản lí hội viên lớp mình. Ban chấp hành gồm 1 chi hội trưởng, 2 chi hội phó [mảng tổ chức và mảng hoạt động], 2 ủy viên.

-Mỗi khoa sẽ có một ban chấp hành Liên chi hội sẽ quản lí chung các chi hội của khoa mình. Ban chấp hành gồm 1 liên chi hội trưởng, 2 liên chi hội phó và 6 ủy viên.

– Cấp trường là Hội sinh viên trường đứng đầu là chủ tịch hội sinh viên trường quản lí chung hoạt động của các Liên chi hội các khoa.

Tổ chức Đoàn TNCS đã được chúng ta biết đến từ những năm cấp 3, sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu đến các bạn về cơ cấu bộ máy BCH Đoàn:

-Cấp cơ sở, mỗi lớp sẽ có một BCH Chi Đoàn quản lí các bạn Đoàn viên trong lớp. Ban chấp hành gồm 1 Bí thư, 2 phó Bí Thư [mảng tư tưởng – mảng hoạt động] và 2 Uỷ viên.

-Cấp Khoa sẽ có một ban chấp hành Đoàn khoa quản lí tất cả các chi Đoàn trong Khoa.

-Cấp trường.

Đoàn và Hội là hai tổ chức gắn liền với nhau, Hội là một nhánh của Đoàn. Trong đó, Đoàn thiên về mặt tư tưởng chính trị, Hội thiên về mảng hoạt động, chăm lo cho đời sống của sinh viên. Theo cơ cấu, Chi Hội trưởng [Liên chi hội trưởng] là một trong 2 phó Bí thư Đoàn.

2. Thông tin cần thiết cho các bạn cán bộ Đoàn – Hội:

– Trường chúng ta có rất nhiều CLB, trong đó có 2 CLB lớn được biết đến nhiều nhất:

CLB văn nghệ xung kích CKT: mỗi năm CLB này đều tổ chức tuyển chọn những tài năng âm nhạc [múa, hát, đàn….] vào CLB. CLB này sẽ phụ trách văn nghệ cho các hoạt động lớn của trường, hay tham gia thi với các trường khác.CLB là điều kiện để các bạn thỏa sức thể hiện tài năng và niềm đam mê văn nghệ của mình.

CLB Guitar: đây là CLB do Khoa ngữ văn Tây Ban Nha thành lập, với những chàng tài tử tài ba, với những ngón tay điêu luyện lả lướt trên phím đàn chơi 1 cách điệu nghệ, dù mới thành lập không lâu nhưng đã thu hút sự chú ý và sự tham gia đông đảo từ các bạn sinh viên. Nếu các bạn đam mê guitar, một tài năng guitar thì đừng ngần ngại tham gia vào CLB này nhé!

Một số địa chỉ cần thiết cho các bạn cán bộ Đoàn – Hội:

Khi trở thành thành viên của BCH chi Đoàn – Chi Hội, khi tổ chức Đại Hội hay tổ chức các chương trình văn nghệ hay bất kì chương trình nào khác cần đến một căn phòng và micro hãy đến văn phòng Đoàn dưới sảnh nhà C, cơ sở 2, Linh Trung, Thủ Đức gặp các anh chị trong văn phòng để xin mượn phòng.

Thông báo mimo, đây là một dạng thông báo theo tổng đài trên mạng. Các bạn ban cán sự lớp khi có gì muốn thông báo khẩn cấp đến lớp nhưng không gặp trực tiếp được lớp. Các bạn sẽ lên mạng truy cập vào tài khoản mimo nhắn một tin thì các bạn trong lớp sẽ nhận được thông báo.Nhưng với điều kiện các bạn phải đăng kí trên điện thoại mới nhận được tin nhắn.

Để hiểu rõ hơn các bạn sau khi thành lập ban cán sự lớp, BCH Đoàn – Hội thì liên hệ với các anh chị trong BCH Đoàn – Hội Khoa để được hướng dẫn về đăng kí tài khoản.

Video liên quan

Chủ Đề