Vì sao lại bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới là chứng bệnh thường gặp cả ở nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ hay bị đau nhiều hơn, bởi vùng bụng là nơi tập trung các cơ quan sinh sản [phần phụ] của nữ giới.

Nhiều chị em chủ quan cho rằng đau bụng dưới là đau phần phụ, điều này hoàn toàn sai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới, đây cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần chú ý để đẩy lùikịp thời.

Ảnh minh họa

Đau vùng chậu là gì?

Đau vùng chậu là những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, chức năng sinh sản, nguy hiểm hơn là còn đe dọa đến tính mạng. Chị em cần đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu kéo dài.

Viêm ruột thừa

Nếu bạn đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn và sốt, hãy đi bệnh viện ngay vì rất có thể bạn bị viêm ruột thừa. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn cần phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm này, nếu không sẽ bị lan nhiễm trùng trong ổ bụng, có thể dẫn đến tử vong.

Hội chứng ruột kích thích [IBS]

Hội chứng ruột kích thích [IBS] là một rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, khi thay đổi chế độ ăn đột ngột, hoặc bị stress. Biểu hiện là các cơn đau bụng, chuột rút, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau bụng do rụng trứng

Hay còn gọi là đau bụng kinh, là tình trạng khá phổ biến khi chị em đến kỳ kinh, gây ra những cơn đau nhói bụng. Khi chị em đến kỳ rụng trứng, buồng trứng rụng một quả trứng kèm theo một số chất dịch và máu gây ra kích ứng niêm mạc bụng dẫn tới đau bụng dưới rốn. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, dai dẳng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi hormone ở nữ giới khi chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt sẽ gây ra các cơn đau vùng bụng dưới. Nó còn gây nhiều bất tiện như mọc mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút, tính khí thất thường. Chị em nên tập thể dục, bổ sung dưỡng chất để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu thấy hiện tượng đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút [đặc biệt là ở một bên], chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt kèm chậm kinh thì hãy đến gặp bác sĩ ngay, vì rất có thể đây là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm một số bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, tử cung, có thể gây vô sinh ở nữ giới. Các triệu chứng như đau bụng dưới bên trái hoặc bên phải, sốt cao hoặc sốt nhẹ, tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, mót tiểu. Trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u to dần lên sẽ gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm để phát hiện và xử lý kịp thời.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở độ tuổi 30-40, u xơ phát triển ở thành tử cung nhưng không phải dạng ung thư, không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Một số chị em có thể bị đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay bị đau khi quan hệ tình dục, gây khó khăn trong việc mang thai.

Để không gây ra biến chứng nguy hiểm về sau, chị em nên can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

Ảnh minh họa

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là mô nội mạc phát triển lan ra bên ngoài tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung… Sự phát triển bất thường đó khiến cho người phụ nữ bị đau bụng dưới rốn và là nguyên nhân không thể mang thai.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu tấn công mọi nơi, từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiểu đau, buốt và lúc nào cũng mót tiểu. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết. Vậy nên chị em cần chú ý các dấu hiệu như sốt, buồn nôn và đau ở một bên ở vùng lưng dưới để đi khám và trị liệu sớm.

Sỏi thận

Sỏi thận là sự kết lại của muối và khoáng chất có trong nước tiểu, chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như những viên sỏi to thậm chí bằng nắm đấm. Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận như đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng hay màu đỏ như máu, hoặc qua chụp Xquang, siêu âm. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ [IC] là tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm kẽ bàng quang. Các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần mỗi giờ, áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau khi quan hệ tình dục. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ từ 30 - 40.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khi bị nhiễm Chlamydia và bệnh lậu – 2 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, người bệnh sẽ bị đau buốt vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường. Cần tìm đến bác sĩ để chữa bệnh, tránh lây bệnh cho người bạn tình của mình.

Đau do sa tạng

Tình trang đau do sa tạng thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, là biểu hiện cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa, gây đau bụng dưới, vùng chậu, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

Ảnh minh họa

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Còn được gọi là hội chứng sung huyết vùng chậu, khi máu chảy ngược trong tĩnh mạch, chúng trở nên sưng và đau. Đây là một tình trạng khó chẩn đoán và xử lý. Cơn đau tăng lên khi bạn ngồi hoặc đứng.

Đau do mô sẹo

Chất kết dính là một loại mô sẹo bên trong cơ thể, chúng hình thành để kết nối các cơ quan hoặc cấu trúc. Nếu bạn từng phẫu thuật ở vùng bụng, chậu hoặc mổ ruột thừa, hay phẫu thuật do nhiễm trùng ở khu vực này, có thể xuất hiện những cơn đau quặn. Trong một số trường hợp, bác sĩ thực hiện một số thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục có thể nhiễm trùng âm đạo, thiếu chất dịch tiết [khô âm đạo] và nhiều nguyên nhân khác. Những cơn đau này có thể liên tục hoặc âm ỉ, bạn cần đến ngay bác sĩ phụ khoa để xử lý kịp thời.

Đau vùng chậu mạn tính

Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng giữa hông và rốn, kéo dài ít nhất 6 tháng.  Chị em sẽ thấy cơn đau nhói đến và đi bất chợt, có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, hoặc cũng có thể trong khi đi tiểu hay khi quan hệ tình dục. Đối với những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm đến một bác sĩ chuyên khoa.

Số GPQC: 00614/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Bị đau quặn bụng dưới thường là biểu hiện của chứng khó tiêu, có nhiều khí trong đường ruột… thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới là gì? Cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Đau quặn bụng dưới là gì?

Vùng bụng dưới chứa nhiều cơ quan như đại tràng, ruột già, thận, buồng trứng… Do vậy, đau quặn bụng dưới gây cảm giác khó chịu ở dưới rốn bên trái hoặc bên phải thường liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa, đường tiết niệu và bộ phận sinh dục.

Triệu chứng này có thể đi kèm với những biểu hiện khác tùy thuộc vào bệnh lý, bao gồm:

  • Chướng bụng, căng tức, đầy hơi.
  • Phân có máu.
  • Táo bón, tiêu chảy.
  • Khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Nhức mỏi cơ thể…

Đau bụng dưới có thể do một số nguyên nhân phổ biến mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:

  • Khó tiêu: Mức độ đau từ âm ỉ đến quặn thắt ở bụng dưới bên phải hoặc trái kèm theo ợ chua, đầy hơi.
  • Quá nhiều khí trong đường ruột: Khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, thức ăn cay nóng… mà không được tiêu hóa đúng cách làm khí tích tụ trong ruột gây khó chịu, đau bụng dưới.
  • Đau bụng kinh: Phụ nữ thường gặp tình trạng này trước và trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường âm ỉ nhưng có lúc lại bị đau quặn bụng dưới.

Bị đau quặn thắt bụng dưới là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trên, vì liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể mà đau quặn bụng dưới bên trái hay phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau trong và ngoài ống tiêu hóa.

Nguyên nhân từ đường tiêu hóa

Không dung nạp thực phẩm lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được lactose do thiếu hụt enzyme lactase giúp phân hủy đường. Chất này thường có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như pho mát, kem… Sau khi tiêu thụ, thức ăn không được biến đổi, bị tiếp xúc với vi khuẩn ở ruột kết sinh nhiều khí gây đau quặn bụng dưới bên trái và cả bên phải.

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp như:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Tiêu chảy ngay sau bữa ăn.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Dạ dày kêu óc ách.

Ngoài ra, một số chất khác mà cơ thể cũng khó dung nạp như gluten từ lúa mì và ngũ cốc, fructose từ sữa ngô…

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 15-30 và ít phổ biến hơn từ 50-70 tuổi. Nếu viêm đại tràng lên, người bệnh sẽ bị đau bụng dưới bên phải. Còn viêm trực tràng, đại tràng xích ma thường xuất hiện đau bụng dưới bên trái. Đặc điểm cơn đau không đồng đều có thể quặn thắt gây đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Đại tiện bất thường [3-5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn], xen kẽ táo bón. Phân đầu rắn, đuôi nát hoặc tiêu chảy tùy thuộc tình trạng bệnh.
  • Chướng bụng, khó tiêu, sôi bụng.
  • Suy nhược, mệt mỏi, hay cáu gắt.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa ở Việt Nam, thường bắt đầu trước tuổi 35. Bệnh có các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng nhưng khác là không gây tổn thương niêm mạc ruột. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Các tác động tiêu cực mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Đau bụng dữ dội, quặn thắt. Đôi khi sờ thấy những cục rắn nổi lên tại vị trí đau.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. Ăn xong là muốn đi ngoài. Đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp. Tuy nhiên phân không bao giờ dính máu.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Mệt mỏi, lo lắng, suy nhược.

Viêm ruột thừa cấp tính

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm tiến triển nhanh chóng ở một phần nhỏ ruột già. Bộ phận này nằm ở bụng dưới bên phải với chức năng chưa được biết chính xác. Ruột thừa chứa đầy vi khuẩn phát triển, chúng tác động khiến ruột thừa bị viêm, sưng lên và chứa đầy mủ dẫn đến cơn đau quặn bụng dưới bên phải, tăng lên khi có áp lực đè lên vùng bụng.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gồm có:

  • Căng tức bụng, đầy hơi.
  • Ớn lạnh.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon.
  • Đau bàng quang, đi tiêu nhiều lần.

Nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa

Ngoài những nguyên nhân thuộc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng dưới kể trên còn do bệnh lý khác liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục. Cụ thể như sau:

Sỏi thận

Khoáng chất và muối tích tụ trong thận tạo thành các khối cứng, được gọi là sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể chạy dọc theo hệ thống tiết niệu nằm đối xứng hai bên thành bụng mà không gây ảnh hưởng, nhưng những viên sỏi lớn sẽ bị mắc kẹt tại đường này. Điều này dẫn đến những cơn đau quặn bụng dưới bên trái hoặc bên phải, thậm chí cả hai bên.

Các triệu chứng khác mà người bị sỏi thận thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đau khi đi tiểu, luôn muốn đi vệ sinh.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Có sự khác nhau đáng kể về mặt giải phẫu giữa cơ quan sinh dục ở nam và nữ. Vì vậy mà xuất hiện những nguyên nhân khác biệt gây ra cơn đau quặn bụng dưới ở 2 giới.

U nang buồng trứng

U nang là những túi phát triển trên buồng trứng, chúng gây đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt bụng dưới. Một số biểu hiện khác người mắc u nang buồng trứng có thể gặp như:

  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu dai dẳng.
  • Khó đi tiểu.
  • Đầy hơi, kinh nguyệt bất thường.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm ở đường sinh dục [buồng trứng, vòi trứng…]. Bệnh này khiến bạn bị đau quặn bụng dưới bên trái hoặc phải kèm sốt cao, tiết dịch âm đạo…

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh ở bên ngoài dạ con như trong các ống dẫn trứng. Sự bất thường này gây ra gây đau quặn bụng dưới từng cơn ở vị trí mang thai. Ngoài ra, người mẹ còn gặp những biểu hiện khác ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm:

  • Trễ kinh.
  • Chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch màu nâu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.

Xoắn tinh hoàn

Ở nam giới có thể gặp tình trạng xoắn tinh hoàn. Các dây thừng tinh bám vào tinh hoàn bị xoắn và hạn chế lượng máu đến cơ quan này. Vì vậy gây đau quặn bụng dưới kèm theo những tác động khác như:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Sưng ở bìu.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Bị đau quặn bụng dưới có nguy hiểm không?

Một số nguyên nhân thông thường như khó tiêu, đau bụng kinh, nhiều khí trong đường ruột, hội chứng ruột kích thích… thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên đau quặn bụng dưới bên trái hay phải do mắc các bệnh lý khác như u nang buồng trứng, viêm đại tràng, viêm ruột thừa… nếu không tìm được cách điều trị có thể để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Tùy thuộc các bệnh lý khác nhau mà dẫn đến một số biến chứng tiềm ẩn liên quan:

  • Viêm đại tràng: Gây thủng, giãn đại tràng, ung thư đại tràng.
  • Viêm ruột thừa: Viêm phúc mạc do ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng, nhiễm độc, huyết áp tụt…
  • Sỏi thận: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, suy thận…
  • U nang buồng trứng: Vỡ khối u, vô sinh, ung thư…
  • Xoắn tinh hoàn: Hoại tử tinh hoàn, mất tinh hoàn, vô sinh…

Một số trường hợp cần phẫu thuật khi đau bụng dữ dội như viêm ruột thừa. Bệnh đòi hỏi phải cắt bỏ bộ phận này nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bị đau quặn bụng dưới từng cơn cần phải làm gì?

Nếu tình trạng đau bụng dưới nhẹ, không dồn dập bạn có thể thử một số cách cải thiện được tổng hợp phía dưới. Tuy nhiên, cơn đau bụng dưới quặn thắt nghiêm trọng hoặc kèm theo những triệu chứng khác dưới đây bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

  • Sốt.
  • Nôn ra máu.
  • Đi ngoài có màu hạt dẻ sẫm hoặc phân có máu.
  • Tiếu dịch âm đạo bất thường.

Vì đau bụng dưới bên phải hay trái do liên quan đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể nên từ việc thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ra các phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Siêu âm bụng.
  • Chụp CT.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Nội soi ống tiêu hóa.
  • Xét nghiệm máu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau quặn bụng dưới, bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp bao gồm: sử dụng thuốc, phẫu thuật, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Cách giảm đau quặn bụng dưới nhanh chóng tại nhà

Nếu cơn đau quặn bụng dưới nhẹ, không dồn dập bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách ngay tại nhà như chườm ấm, massage… Tuy đơn giản nhưng nó có thể giảm đau đáng kể.

Chườm ấm

Đây là cách giảm đau quặn bụng dưới nhanh chóng nhất. Bởi nhiệt độ ấm giúp các cơ ở vùng bụng được thoải mái và thư giãn hơn.

Bạn hãy đặt một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm lên vùng bụng khoảng 15 phút hoặc đến khi cơn đau giảm dần. Ngoài ra, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn toàn cơ thể.

Lưu ý là không để nước quá nóng để tránh bị bỏng.

Massage vùng bụng

Giữ người ở tư thế nằm ngửa để thực hiện các động tác massage lên vùng bụng giúp giảm cơn đau quặn bụng dưới cả bên phải và trái. Bạn đặt tay lên vùng bụng, lấy rốn làm trung tâm, xoa nhẹ nhàng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng vài phút.

Bạn cũng có thể xoa bóp với các loại tinh dầu khác nhau như chanh sả, vỏ bưởi, bạc hà… vừa thư giãn, cải thiện căng thẳng vừa giảm đau hiệu quả.

Dùng lá bạc hà

Bạc hà là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y khoa để hỗ trợ chữa các bệnh đường tiêu hóa. Ngoài giảm đau bụng dưới rốn, loại thảo dược này còn cải thiện tình trạng ăn uống kém, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Bạn cho trực tiếp vài nhánh bạc hà vào cốc nước sôi. Đợi khoảng 5 phút, uống ngay khi còn ấm. Nếu không chuẩn bị được thảo dược tươi, cũng có thể thay thế bằng trà túi lọc. Đây là cách thực hiện nhanh nhất từ lá bạc hà giúp giảm đau nhanh chóng.

Uống trà gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn xoa dịu cơn đau quặn bụng dưới. Loại thảo dược này còn kích thích tiết dịch vị, cải thiện tình trạng rối tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, rất tốt trong điều trị viêm đường ruột.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Gừng đem rửa sạch, thái thành lát nhỏ cho vào cốc nước nóng khoảng 10 phút, thêm chút mật ong. Uống ngay khi còn ấm sẽ giúp giảm nhanh cơn đau.

Sử dụng trà hoa cúc

Những lúc bị đau quặn bụng dưới từng cơn, một trong những cách cải thiện hiệu quả là nhấm nháp một tách trà hoa cúc. Loại trà này chứa nhiều hoạt chất giúp đường ruột được thư giãn, giảm co thắt. Bên cạnh đó, nó còn ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Bạn cho vài bông hoa cúc hoặc túi trà lọc vào cốc nước sôi. Đợi vài phút rồi thưởng thức khi còn ấm.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Bên cạnh một số mẹo ở trên, sử dụng thuốc không kê đơn sẽ giúp ích khi bạn bị đau quặn thắt bụng dưới:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol. Tránh dùng aspirin, ibuprofen, naproxen vì có thể gây kích ứng dạ dày.
  • Thuốc kháng acid.
  • Thuốc giảm co thắt.

Tuy nhiên, khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và thời gian, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Một số lưu ý khac sau giúp bạn cải thiện triệu chứng đau quặn bụng từng cơn và ngăn chặn chúng trở nên tồi tệ hơn bao gồm:

  • Uống nhiều nước ấm làm giãn cơ, giảm kích thích thần kinh. Đồng thời tăng cường tuần hoàn giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Giảm uống cà phê hoặc rượu bia.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Nên tiêu thụ những thức ăn lỏng như cháo gà, hoa quả mềm…
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chua, cay.

Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp vàng cho bệnh đại tràng

Nếu được chẩn đoán bị đau quặn bụng dưới do mắc bệnh đại tràng như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Nổi bật nhất là Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội cùng Đại học Nam California nghiên cứu chứng minh tác dụng hiệu quả.

Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của y học hiện đại và y học cổ truyền.

ImmuneGamma: Được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactose để giải quyết triệt để các vấn đề của bệnh đại tràng theo cơ chế sau:

  • Là một chất kháng nguyên giúp kích thích cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Làm lành các tổn thương trên niêm mạc đại tràng.

Hợp chất 5-Hydroxytryphan [5-HTP] là tiền chất của serotonin – chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất dưới tác động của các xung động kích thích trong đường ruột. Khi vào cơ thể, hoạt chất này được chuyển hóa thành serotonin sẽ điều chỉnh hệ thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời nó còn điều chỉnh tâm lý cho bệnh nhân, tạo cảm giác lạc quan, thoải mái, khắc phục vòng tròn tâm lý khi mắc bệnh đại tràng.

Bên cạnh đó là 4 thảo dược tự nhiên Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá và Bạch thược. Đây là những thảo dược tự nhiên được sử dụng từ lâu để chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Chúng giúp giảm tình trạng táo bón, đau bụng, tiêu chảy, chướng hơi hiệu quả mà rất an toàn.

Như vậy, Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
  • Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích như bị đau quặn bụng dưới, sôi bụng, tiêu chảy kèm táo bón, đi ngoài nhiều lần, phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi vệ sinh, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán sản phẩm, quý khách vui lòng xem TẠI ĐÂY

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến bạn bị đau quặn bụng dưới. Điều quan trọng là cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo

  • //www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/lower-abdominal-pain
  • //www.healthline.com/health/abdominal-bloating-and-lower-abdominal-pain#causes
  • //www.medicalnewstoday.com/articles/320858#more-severe-causes
  • //suckhoedoisong.vn/cac-nguyen-nhan-gay-dau-bung-duoi-o-phu-nu-khong-the-bo-qua-169177408.htm

Video liên quan

Chủ Đề