Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với sự phủ định biện chứng trong triết học

Câu hỏi:Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A.Người có lúc vinh, lúc nhục.

B.Giấy rách phải giữ lấy lề

C.Một tiền gà, ba tiền thóc

D.Ăn cây nào, rào cây nấy

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Giấy rách phải giữ lấy lề

Giải thích:

"Giấy rách phải giữ lấy lề" là câu thành ngữ thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũngphải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong".

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng nhé!

Thế nào là phủ định?

Theo triết học Mác - Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trongthế giớiđều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.

Theo quan điểm duy vật biện chứng,sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất,sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lậplàm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.

Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Cụ thể gồm:

+ Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ.Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.

+ Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng.Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

Phủ định của phủ định

Khái niệm “phủ định của phủ định” hay “phủ định cái phủ định” hoặc “phủ định sự phủ định” có 2 nghĩa cơ bản:

+ Một là, dùng để chỉ quá trình phủ định lặp đi lặp lại trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. [A - B -C.., trong đó: A bị B phủ định, nhưng đến lượt nó lại bị C phủ định,...].

+ Hai là, dùng để chỉ quá trình vận động, phát triển diễn ra dưới hình thức có tính chu kỳ “xoáy ốc”: sự lặp lại hình thái ban đầu của mỗi chu kỳ phát triển nhưng trên một cơ sở cao hơn qua hai lần phủ định cơ bản.

Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.

21/12/2021 317

D. Hết bĩ cực đến hồi thái.

Đáp án chính xác

Đáp án: D

Lời giải: Hết bĩ cực đến hồi thái là câu thành ngữ biểu hiện của phủ định biện chứng, câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực [bĩ cực] thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới [thái lai].

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Khẳng định nào dưới đây đúng khi bàn về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

Xem đáp án » 21/12/2021 1,013

Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình

Xem đáp án » 21/12/2021 755

Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?

Xem đáp án » 21/12/2021 480

Phương án nào dưới đây là biểu hiện của phủ định biện chứng?

Xem đáp án » 21/12/2021 469

Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

Xem đáp án » 21/12/2021 423

Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật nào dưới đây?

Xem đáp án » 21/12/2021 410

Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

Xem đáp án » 21/12/2021 375

Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của

Xem đáp án » 21/12/2021 353

Phương án nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

Xem đáp án » 21/12/2021 322

Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa điều gì sau đây?

Xem đáp án » 21/12/2021 294

Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời

Xem đáp án » 21/12/2021 270

Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

Xem đáp án » 21/12/2021 269

Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó được gọi là

Xem đáp án » 21/12/2021 260

Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu

Xem đáp án » 21/12/2021 234

Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không đúng khi bàn về triển vọng của cái mới?

Xem đáp án » 21/12/2021 225

Video liên quan

Chủ Đề