Câu hỏi on tập Địa lý 7 học kì 2

Câu 1: Người E-xki-mô sinh sống bằng nghề:

  • A. Săn thú, bắt cá
  • B. Chăn nuôi
  • C. Trồng trọt,
  • D. Khai thác khoáng sản

Câu 2: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

  •    A. Châu Âu.
  •    B. Châu Mĩ.
  •    C. Châu Đại Dương.
  •    D. Châu Phi.

Câu 3: Dòng sông nằm ở Châu Mĩ có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới là:

  • A. Sông Mixixipi         
  • B. Sông A-ma-dôn            
  • C. Sông Parana            
  • D. Sông Ô-ri-nô-cô.

Câu 4: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

  •    A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
  •    B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
  •    C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.
  •    D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.

Câu 5: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:

  •    A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.
  •    B. Ma-gien-lăng.
  •    C. David.
  •    D. Michel Owen.

Câu 6: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?

  •    A. Ơ-rô-pê-ô-ít
  •    B. Nê-grô-ít
  •    C. Môn-gô-lô-ít
  •    D. Ôt-xtra-lo-it

Câu 7: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào?

  • A. Nửa cầu Bắc              
  • B. Nửa cầu Nam
  • C. Nửa cầu Đông           
  • D. Nửa cầu Tây

Câu 8: Người Anh điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc nào?

  • A. Môn-gô-lô-it              
  • B. Nê-grô-it
  • C. ơ-rô-pê-ô-it                
  • D.Ô-xta-lô-it.

Câu 9: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu:

  •    A. Cận nhiệt đới.
  •    B. Ôn đới.
  •    C. Hoang mạc.
  •    D. Hàn đới.

Câu 10: Khí hậu Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất là khu vực nào?

  • A. Nhiệt đới                   
  • B. Ôn đới
  • C. Hàn đới                      
  • D. Cận nhiệt đới ẩm

Câu 11: Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mĩ:

  • A. Phân hóa đa dạng                                                  
  • B. Phân hoá theo chiều bắc-nam
  • C. Phân hoá theo chiều Tây Đông                  
  • D. Phần lớn lãnh thổ khô, nóng 

Câu 12: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình:

  • A. 1  
  •  B. 2
  • C. 3   
  • D. 4

Câu 13: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có:

  •    A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.
  •    B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.
  •    C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.
  •    D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

Câu 14: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là:

  •    A. Vùng núi cổ A-pa-lát.
  •    B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.
  •    C. Đồng bằng Trung tâm.
  •    D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Câu 15: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:

  •    A. Đông – Tây.
  •    B. Bắc – Nam.
  •    C. Tây Bắc – Đông Nam.
  •    D. Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 16: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo:

  •    A. Theo chiều bắc - nam.
  •    B. Theo chiều đông - tây.
  •    C. Bắc - nam và đông - tây.
  •    D. Theo chiều đông – tây và độ cao.

Câu 17: Kinh tuyến 1000T là ranh giới của:

  •    A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.
  •    B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.
  •    C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.
  •    D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.

Câu 18: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:

  •    A. Rất đều.
  •    B. Đều.
  •    C. Không đều.
  •    D. Rất không đều.

Câu 19: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình:

  • A. Di dân               
  • B. Chiến tranh        
  • C. Công nghiệp      
  • D. Tác động thiên tai.

Câu 20: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:

  •    A. Alaxca và Bắc Canada.
  •    B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
  •    C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
  •    D. Mê-hi-cô và Alaxca.

Câu 21: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:

  •    A. Di dân.
  •    B. Chiến tranh.
  •    C. Công nghiệp hóa.
  •    D. Tác động thiên tai.

Câu 22: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:

  •    A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
  •    B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
  •    C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
  •    D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.

Câu 23:  Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:

  •    A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
  •    B. Các ngành dịch vụ.
  •    C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
  •    D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.

Câu 24: Càng vào sâu trong lục địa thì:

  •    A. Đô thị càng dày đặc.
  •    B. Đô thị càng thưa thớt.
  •    C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
  •    D. Đô thị quy mô càng lớn.

Câu 25: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mỹ là:

  • A. Bắc Canada – Tây Hoa kỳ                 
  • B. Alaxca – Bắc Canada
  • C. Tây Hoa kỳ – Mê-hi-cô           
  • D. Mê-hi-cô – AlaxcA.

Câu 26: Ý nào không đúng về hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ:

  • A. Nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
  • B. Sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu
  • C. Số lượng lao động ít
  • D. Ít sử dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất

Câu 27: Ý nào không dungd khi nói đến nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?

  •    A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  •    B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
  •    C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  •   D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 28: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:

  •    A. Rộng lớn.
  •    B. Ôn đới.
  •    C. Hàng hóa.
  •    D. Công nghiệp.

Câu 29: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:

  •    A. Giá thành cao.
  •    B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
  •    C. Ô nhiễm môi trường.
  •    D. Nền nông nghiệp tiến tiến

Câu 30: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?

  •    A. Ca-na-đa.
  •    B. Hoa kì.
  •    C. Mê-hi-cô.
  •    D. Ba nước như nhau.

Câu 31: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng:

  •    A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
  •    B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
  •    C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
  •    D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới.

Câu 32: Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất là:

  • A. Canada
  • B. Hoa Kì
  • C. Mê-hi-cô
  • D. Ba nước bằng nhau.

Câu 33: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ còn nhiều hạn chế :

  • A. Giá thành cao
  • B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học
  • C. Ô nhiễm môi trường
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 34: Ngành công nghiệp nào không phát triển mạnh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương [vành đai Mặt Trời]:

  • A. Sản xuất máy móc tự động
  • B. Điện tử, vi điện tử
  • C. Khai thác khoáng sản
  • D. Sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ

Câu 35: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới?

  •    A. Hàng không.
  •    B. Vũ trụ.
  • C. Nguyên tử, hạt nhân.
  •    D. Cơ khí.

Câu 36: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là:

  •    A. Khai khoáng, luyện kim.
  •    B. Dệt, thực phẩm,
  • C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
  •    D. Cơ khí và điện tử.

Câu 37: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của:

  •    A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ
  •    B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì
  •    C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì
  • D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.

Câu 38: Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành:

  •    A. Luyện kim và cơ khí.
  • B. Điện tử và hàng không vũ trụ.
  •  C. Dệt và thực phẩm.
  •  D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.

Câu 39: Ở Bắc Mĩ, nước nào có nền công nghiệp phát triển cao?

  • A. Hoa Kì
  • B. Ca-na-đa
  • C. Mê-hi-cô
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 40: Ngành công nghiệp nào ở Bắc Mĩ chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp?

  • A. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy
  • B. Công nghiệp hoá chất, dệt
  • C. Công nghiệp chế biến
  • D. Công nghiệp thực phẩm

Chủ Đề