Căn cước công dân gắn chíp điện tử là gì

Đây là những thông tin bạn đọc quan tâm sau khi Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội mới tổ chức buổi lễ trao thẻ căn cước công dân thứ 50 triệu cho công dân.

Điểm khác biệt cơ bản căn cước công dân gắn chip so với chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch là có thêm mã QR Code và chíp điện tử. Vậy, mã QR Code, chíp điện tử trên căn cước công dân gắn chíp lưu trữ những thông tin gì?

Mã QR Code được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ căn cước công dân gắn chíp, lưu thông tin về số thẻ căn cước công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ và ngày cấp căn cước công dân.

Với mã QR Code , bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh đều có thể quét được các thông tin như số chứng minh thư cũ, họ tên của người được cấp, do vậy công dân không cần xin giấy xác nhận số chứng minh thư cũ khi thực hiện những thủ tục hành chính có liên quan.

Chip điện tử trên thẻ căn cước công dân gắn chíp chứa những thông tin gì?

Thông tin lưu trữ trong chip điện tử gồm: Số căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; số chứng minh nhân dân đã được cấp; ảnh chân dung; đặc điểm vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt và các thông tin khác [mở rộng ứng dụng cho các bộ, ngành khác].

Dự kiến, trong thời gian tới, chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân có thể cập nhật thêm các thông tin cá nhân như bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe... Việc cập nhật sẽ được thực hiện thông qua sự chủ động của người dân đến thông báo tại cơ quan chức năng hoặc thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngoài ra, dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân cũng chứa một số thông tin sau: 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính công dân, 2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh thể hiện 2 số cuối năm sinh của công dân, 6 chữ số cuối là dãy số ngẫu nhiên.

Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ căn cước công dân với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Như vậy, thẻ căn cước công dân gắn chip mang đến rất nhiều lợi ích không chỉ cho người dân mà cho cả cơ quan quản lý. Triển khai áp dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử góp phần tích cực vào việc đổi mới cách thức quản lý hiện đại.

Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về dân cư vững vàng phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cước công dân không gắn chip là loại Căn cước có mã vạch cấp cho người dân từ năm 2016 - 2020. Đến nay, vẫn có rất nhiều người đang sử dụng loại Căn cước này làm giấy tờ tùy thân. Sau đây là 4 lưu ý quan trọng mà người dùng Căn cước công dân mã vạch cần biết.

1. Thời hạn sử dụng của Căn cước công dân không gắn chip

Thời hạn sử dụng của Căn cước công dân không gắn chip được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo quy định trên, thẻ Căn cước công dân sẽ hết hạn vào ba mốc tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước được cấp, đổi, cấp lại trước 02 năm so quy định thì thẻ này sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Năm cấp thẻ Căn cước

Thời gian hết hạn

Từ năm 14 tuổi đến trước 23 tuổi

25 tuổi

Từ năm 23 tuổi đến trước 38 tuổi

40 tuổi

Từ năm 38 tuổi đến trước 58 tuổi

60 tuổi

Từ 58 tuổi trở đi

Có giá trị sử dụng cho đến khi chết [trừ trường hợp Căn cước công dân bị mất hoặc hư hỏng].

2. Điểm giống và khác nhau giữa Căn cước công dân không gắn chip và có gắn chip

2.1. Điểm giống nhau

Căn cước công dân mã vạch và Căn cước công dân có gắn chip có một số điểm giống nhau như:

- Có giá trị sử dụng như nhau, dùng để chứng minh nhân thân một người;

- Dãy số ở mặt trước của thẻ là mã số định danh cá nhân gồm 12 số tự nhiên;

- Hình dáng, kích thước tương đương;

- Có thời hạn sử dụng giống nhau.

Mẫu Căn cước gắn chip bên trái, Căn cước mã vạch bên phải [Ảnh minh họa]

2.2. Sự khác biệt giữa Căn cước công dân không gắn chip và có gắn chip

- Về hình thức, thời gian cấp:

Tiêu chí

Căn cước công dân mã vạch

Căn cước công dân gắn chip

Nội dung mặt trước của thẻ

Nội dung không được dịch ra tiếng Anh

Có phần dịch tiếng anh

Nội dung mặt sau của thẻ

Có mã vạch hai chiều

 

- Có con chíp điện tử

- Có dãy ký tự và số được gọi là dòng MRZ

Thời gian cấp

Được cấp từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020. Đến nay đã dừng cấp

Được cấp từ tháng 01/01/2021 đến nay.

- Căn cước công dân gắn chip có nhiều công dụng mới vượt trội mà Căn cước mã vạch không có:

+ Khả năng lưu trữ lớn, đồng bộ thông tin với Cơ sở dữ liệu Quốc gia: Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân loại mới là con chip điện tử có khả năng chứa dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân.

Các thông tin này đồng bộ với Cơ sở dữ liệu Quốc gia và được lưu giữ với độ bảo mật cao, chỉ có đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.

+ Tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng: Hiện nay nước ta đang dần tích hợp Căn cước công dân gắn chip với các giấy tờ cá nhân theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg.

Đề án này đặt mục tiêu sẽ từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng Căn cước công dân gắn chip.

Một số giấy tờ quan trọng được triển khai đầu tiên có thể kể đến như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….

Nhờ việc tích hợp các loại giấy tờ lên thẻ Căn cước công dân gắn chip, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ trở nên thuận tiện hơn.

Xem thêm: Căn cước công dân gắn chip để làm gì? 5 lợi ích mới nhất của Căn cước

3. Trường hợp bắt buộc phải đổi từ Căn cước mã vạch sang Căn cước gắn chip

Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, có 08 trường hợp người sử dụng Căn cước công dân mã vạch phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip:

- Khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;

- Công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên;

- Công dân đã thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Công dân xác định lại giới tính, quê quán;

- Căn cước công dân có sai sót về thông tin;

- Công dân bị mất thẻ Căn cước;

- Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Căn cước mã vạch vẫn còn hạn, có được làm Căn cước gắn chip?

Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân, chỉ cần người dân có yêu cầu thì cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp Căn cước công dân.

Dù Căn cước mã vạch cũ vẫn còn hạn, người dân vẫn được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Tuy nhiên người đổi thẻ cần cân nhắc thật kỹ bởi việc làm Căn cước mới có thể mất nhiều thời gian chờ đợi.

Trên đây là 4 lưu ý với ai đang dùng Căn cước công dân không gắn chip. Bạn đọc còn vướng mắc liên quan đến thẻ Căn cước công dân vui lòng gọi đến 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, tư vấn.

Chủ Đề