Cảm nhận về cuốn sách Từ nhân dân mà ra

Nhảy đến nội dung

Cảm nhận về cuốn sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp của NS Trần Hồng

Thứ Bảy, 07:00, 10/10/2015

Cầm trên tay quyển sách ảnh thứ hai trong 2 năm liên tiếp của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lời đề tặng của tác giả: Hưng “Đọc” Trần Hồng nhé! – tôi không khỏi cảm phục về khả năng lao động sáng tạo nghệ thuật không ngừng của ông. 

Theo thói quen thông thường và cũng như một sự mặc định: ảnh là để xem, để ngắm rồi mới liên tưởng, cảm nhận bố cục khuôn hình, ánh sáng theo cách cảm của từng người. Và lâu nay, công chúng yêu nghệ thuật cũng như bạn bè quốc tế và đồng nghiệp chỉ xem và thưởng thức tác phẩm của Trần Hồng chứ mấy ai đã đọc và suy ngẫm. Vậy mà lần này tác giả "bắt" tôi đọc.

Mỗi đầu chương mục là nét chữ chú giải bối cảnh tác phẩm ra đời do chính tác giả viết tay một cách chân phương... [Ảnh:Facebook Đại tá Trần Hồng]

Thì ra cuốn sách ảnh “Tôi chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp” của Trần Hồng có cách trình bày khá ấn tượng. Đó chính là những lời dẫn giải bên cạnh mỗi khuôn hình của tác giả về bối cảnh chụp ảnh, lời bình của Đại tướng, của tác giả và cả những người trong cuộc một cách chân xác, đầy xúc cảm. 

Sách đẹp, lời hay là lẽ đương nhiên, bởi hình tượng vị Đại tướng – “Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam” được khắc họa một cách dung dị trong cuộc sống đời thường, ngay cả những lúc Đại tướng không mặc quân phục. Mỗi đầu chương mục là nét chữ chú giải bối cảnh tác phẩm ra đời do chính tác giả viết tay một cách chân phương, nhưng không kém phần trang trọng bằng ngòi bút mực lá tre nét thanh, nét đậm như chính cuộc đời bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tá Trần Hồng [Ảnh:Facebook Đại tá Trần Hồng].

Đồng hành với nghệ sĩ Trần Hồng trong nhiều chuyến dọc dài đất nước, được nghe ông kể nhiều chuyện về niềm vinh hạnh là phóng viên ảnh báo Quân đội Nhân dân được chụp ảnh Đại tướng. Còn nhớ buổi trưa một ngày Thu 2007, chúng tôi đang có chuyến công tác tại Hải Phòng, nhận thông tin từ Hà Nội, Đại tướng có buổi tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng tăng đoàn Phật tử làng Mai gồm Phật tử các quốc gia châu Âu đến chúc thọ Đại tướng đầu giờ chiều. Thế là chúng tôi bỏ bữa, gấp rút phóng về Hà Nội.

Trên xe, tôi chỉ có một ao ước nho nhỏ gửi gắm tới nghệ sỹ Trần Hồng: “Anh chụp cho em một kiểu cạnh Đại tướng”. Vậy mà ước nguyện không thành, dù tôi đã đặt máy ghi âm và luôn cố đứng gần Đại tướng. Tận mắt thấy ông luồn lách, len lỏi chọn góc ảnh trong không gian chật hẹp do người đông, khách quý tại tư gia Đại tướng số 30 đường Hoàng Diệu – Hà Nội, mới thấy lao động nghệ thuật quả là kỳ công. Khi có những khuôn hình đẹp về Đại tướng, nghệ sĩ Trần Hồng mới hỉ hả trả lời tôi bằng giọng xứ Nghệ trọ trẹ nhưng dễ nghe: “Tại mi không đẹp bằng mấy bàn tay búp măng của nữ Phật tử chắp tay cầu kinh mừng Đại tướng đại thượng thọ”. Cũng còn may là khi tác phẩm hiện hình, tôi vẫn còn nhận ra lưng áo mình đang tác nghiệp...

Như lời đề tựa đầu cuốn sách của nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong mỗi người chúng ta ai cũng có một hình ảnh vị Đại tướng của dân. Có rất nhiều người chụp ảnh Đại tướng, nhưng Đại tướng trong sinh hoạt đời thường với áo lụa, trang phục thể thao tập Thiền… như người ông gần gũi, thân thiết trong mỗi gia đình qua khuôn hình, qua cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện của Trần Hồng thật khó có thể minh định đâu là hình tượng nghệ thuật chứa đựng trong một nhân cách lớn của dân tộc...

Cũng vì thế, đó là một ấn phẩm khó quên với độc giả trong những ngày hội sách tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long do các diễn giả nhà thơ Trần Đăng Khoa, Đại tá nhà báo Trần Hồng, họa sĩ cao niên Phan Kế An cùng minh họa cho tác phẩm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.

VOV.VN -Tâm sự của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi Đại tá Trần Hồng vừa cho ra mắt cuốn sách đặc biệt: “Tôi chụp ảnh Đại tướng”.

VOV.VN -Tâm sự của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi Đại tá Trần Hồng vừa cho ra mắt cuốn sách đặc biệt: “Tôi chụp ảnh Đại tướng”.

VOV.VN -Ngày mùng 1 Tết Ất Mùi, tại Vũng chùa, đảo Yến, Quảng Trạch, Quảng Bình hàng ngàn lượt khách đã về đây để dâng hương lên mộ Đại tướng

VOV.VN -Ngày mùng 1 Tết Ất Mùi, tại Vũng chùa, đảo Yến, Quảng Trạch, Quảng Bình hàng ngàn lượt khách đã về đây để dâng hương lên mộ Đại tướng

Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 06 Tháng Mười Hai, 2022, 12:52:28 pm

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
Tác giả Chủ đề: Từ nhân dân mà ra  [Đọc 38010 lần]
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

1/ Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp đã trở thành huyền thoại trong thế kỷ 20, truyền cảm hứng cho những người dân bị nô dịch quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. Cuốn hồi ký tái hiện sinh động, chân thực như những thước phim toàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ những ngày đầu gây dựng lực lượng, rèn giũa, thử lửa qua từng trận đánh, quân đội ta đã lớn mạnh chiến đấu kiên cường giành thắng lợi vang dội. “Từ nhân dân mà ra” là phần mở đầu của cuốn hồi ký và cũng lý giải cho gốc tích của quân đội ta. Một đội quân được sinh ra từ lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, đùm bọc yêu thương, chiến đấu bảo vệ nhân dân. Tình cảm quân dân quấn quýt, gắn bó đã nuôi dưỡng và là nguồn sức mạnh to lớn cho bộ đội cùng nhân dân ta bước vào chiến dịch.

2/ “Những năm tháng không thể nào quên” là phần thứ hai của cuốn hồi ký. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành những trang viết trang trọng với sự biết ơn vô hạn tới Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta và người thầy vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dưới bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng do Bác đứng đầu đã động viên khí thế sục sôi đánh Pháp của nhân dân ta. Hình ảnh Bác là sức mạnh tinh thần to lớn động viên quân và dân ta chiến thắng kẻ thù.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã bước vào những ngày tháng khốc liệt. Phần thứ ba “Chiến đấu trong vòng vây” đã diễn tả chân thực những giai đoạn kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta, từ Việt Bắc Thu đông [1947] đến chiến dịch Biên giới [1950]. Chúng ta đã từng bước giành chiến thắng, làm tiêu hao sức mạnh của quân địch. Qua từng chiến dịch, bộ đội ta đã trưởng thành, được tôi luyện ý chí chiến đấu. Dấu ấn lãnh đạo và tài chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được khẳng định qua từng chiến thắng. Năm năm chiến đấu trong vòng vây, từ ngày 23-9-1945 đến mùa hè năm 1950 đã đưa dân tộc thoát khỏi hiểm họa mất nước lần thứ hai. Tuy nhiên giới cầm quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lược phải cuốn gói ra đi. Trong khi về phía quân và dân ta, niềm tin vào thắng lợi cuối cùng đã hoàn toàn củng cố, nhưng chặng đường phía trước vẫn còn rất dài và lắm chông gai. Bằng tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh Pháp của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp con thuyền cách mạng đã cập bến thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Đường tới Điện Biên Phủ” và “Điểm hẹn lịch sử” là phần thứ tư và thứ năm, đã ghi lại chặng đường đấu tranh cách mạng kiên cường mà anh dũng của quân và dân ta. Và chiến thắng Điện Biên phủ như một cái kết tất yếu cho một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát khao độc lập dân tộc. Điện Biên Phủ là điểm hẹn lịch sử. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết quả của sự kế thừa và sáng tạo nghệ thuật quân sự của cha ông ta: lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chuyển phương châm tác chiến “Đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” góp phần quyết định giành thắng lợi.

3/ Cuộc đời và sự nghiệp quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã tạo niềm tin và khí thế cho quân và dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những dòng hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã miêu tả chân thực và rõ nét thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta. “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” là phần cuối cùng như bản hùng ca kết thúc cuộc kháng chiến 30 năm thắng hai “đế quốc to”, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một vị tướng lỗi lạc, tài ba, một nhà quân sự chiến lược dày dạn kinh nghiệm trong chỉ huy tác chiến. Cuốn “Tổng tập Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp” đúng như một bộ phim toàn cảnh về 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mở đầu là những năm tháng xây dựng lực lượng, trải qua bao chiến dịch để đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ và kết thúc mùa xuân toàn thắng 30-4-1975. Hiếm có một cuốn sách nào viết toàn cảnh về diễn biến của các chiến dịch lịch sử trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc mà lại được viết bởi chính vị Đại tướng - Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến. Đây thật sự là tài liệu quý để thế hệ trẻ hiểu được toàn diện mà sâu sắc về hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề