Cái nhìn mang tính phát hiện là gì

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài

- Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong đó, cần tô đậm cách nhìn độc đáo của ông về cuộc sống và con người, đặc biệt là thiên hướng khắc họa con người ở phương diện đề cao những phẩm chất tài hoa nghệ sĩ.

- Không chỉ trong những sáng tác trước 1945, thể hiện chân dung con người tài hoa nghệ sĩ như một nhu cầu chơi ngông với cuộc đời một nhu cầu đối lập với bọn người phàm phu tục tử đầy rẫy trong xã hội, mà trong cách sáng tác sau Cách mạng, cái nhìn mang tính quan niệm ấy ở Nguyễn Tuân dường như vẫn hết sức nhất quán. Tuy nhiên, giờ đây, đối với ông khắc họa chân dung những con người tài hoa nghệ sĩ trong chế độ mới lại mang một mục đích cao đẹp khác: tôn vinh Tài năng và Lao động.

II. Thân bài

- Sơ lược vài nét về thế giới nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân.

Đối với Nguyễn Tuân, phẩm chất nghệ sĩ tài hoa không chỉ là độc quyền của những người làm nghệ thuật. Ai sống đẹp, sống với một ý thức văn hóa cao đối với cuộc sống cá thể cũng đều xứng đáng được đứng trong thế giới của những con người tài hoa nghệ sĩ.

Đương nhiên họ phải là người đam mê, hết mình với công việc và cả việc... chơi nữa. Cho nên nhân vật của Nguyễn Tuân có thật nhiều những con người nghệ sĩ tài hoa: người uống trà, người đánh cờ, người làm đèn kéo quân, người đánh thơ, thả thơ, người viết chữ đẹp, người giã giò, người làm cốm, người lái đò...

- Nhưng con người nghệ sĩ tài hoa trong tác phẩm của Nguyễn Tuân dường như chỉ bộc lộ phẩm chất này trong những hoàn cảnh thật khác thường, những thời điểm thật đặc biệt. Chính vì thế mà Huấn Cao thì phải cho chữ trong nhà ngục [Chữ người tử tù], mà người lái đò thì đối với Nguyễn Tuân, cũng phải là người lái đò của sông Đà chứ không phải là những dòng sông khác.

- Sông Đà hung bạo và trữ tình, cái "dòng thác hùm beo đang hồng hộc té mạnh trên sông đá" kia mới chính là nơi để cho người nghệ sĩ thoát hiểm, leo ghềnh, vượt thác được bộc lộ tài năng của mình.

- Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý mà tác giả của thiên bút kí lại tạo một tương phản đến nhường ấy giữa sông Đà với ông lái đò? Chỉ biết, đối địch với dòng sông hung bạo và nham hiểm với muôn vàn cạm bẫy của những ghềnh đá, hút nước, thác dữ, đá ngầm... người lái đò chỉ có một con thuyền đơn độc, mỏng mảnh, nhưng ông lại là người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, từng trải kinh nghiệm đò giang sông nước, tỉnh táo sắc lạnh giữa nguy nan... Chính vì thế, cho dù "mặt nước hò reo vang dậy... ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo", cho dù "sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền" rồi "đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm", cho dù "tất cả đá tự nghìn năm vẫn mai phục dưới lòng sông chỉ chờ cơ hội là vùng dậy đòi ăn chết cái thuyền" thì kiêu hãnh trên sông nước ghê gớm, dữ dằn vẫn là một ông đò ấy. Cuối cùng, cái sức mạnh vĩ đại và hoang dã kia cũng phải chịu khuất phục trước trí tuệ của con người. Ấy cũng là tài hoa chứ sao?

- Nhưng ông lái đò chiến thắng sông Đà không chỉ bằng sức mạnh, trí tuệ, mà còn bằng cả những hành vi rất nghệ sĩ chỉ có ở con người. Người đọc chắc không thể quên được những chi tiết: ông đò "nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy". Khi tưởng tượng cái cử chỉ nắm chặt lấy bờm sóng, cải dáng điệu lái miết một đường chéo toát lên bao nhiêu vẻ hồn nhiên và cũng thật hào hoa nữa, chẳng biết là người đọc nên dành sự trìu mến của mình cho ông lái đò hay cho Nguyễn Tuân hay cho cả hai? Và người đọc cũng không quên cái cảnh "đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá dầm xanh, về những cái hầm cá, hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá tuôn ra đầy tràn ruộng". Cái thanh thản, hồn nhiên được như thế giữa trời đất cũng là một biểu hiện của phẩm chất nghệ sĩ.

- Người lái đò ấy là ai? Có phải ông chính là muôn nghìn những con người lao động vô danh vẫn âm thầm, bền bỉ và đam mê hết mình trong công việc thường ngày trong cuộc sống này? Có phải ông cũng chính là Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ lao động cật lực trên dòng sông chữ? Và, cũng như ông lái đò vậy thôi, để sáng tạo được những trang văn sáng ngời vẻ đẹp độc đáo, uyên bác, tài hoa, Nguyễn Tuân cũng đã từng trải qua bao khó nhọc khổ hạnh của nghề nghiệp mình?

- Trên mỗi dòng của thiên tùy bút như cũng đang có một cuộc đua tranh với tạo hóa mà Nguyễn Tuân tung hết vốn liếng tài hoa, uyên bác của mình?

III. Kết bài

Thể hiện cái tư thế đầy kiêu hãnh của con người trước thiên nhiên, Nguyễn Tuân như muốn gửi vào đó một đóng góp riêng: vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Mà cũng không hẳn thế, cái thiên hướng dường như đã khá ổn định về phong cách này hẳn đã được thổi vào cái không khí hào sảng của thời đại mà ánh lên một nét mới để hình tượng người lái đò bỗng trở thành biểu tượng tuyệt đẹp của Lao động và Con người.

Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp của sông Hương, trong đoạn trích của bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

GỢI HƯỚNG LÀM BÀI

Mở bài: [Các bạn có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một cách gợi hướng mở bài mang tính tham khảo ]

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về bút kí.. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”[ 1981 ] là bài bút kí xuất sắc nhất trong số những sáng tác của ông. Dấu ấn của tác giả để lại trong bài bút kí này đó là cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp sông Hương.

Thân bài: Các bạn triển khai các ý chính của bài nghị luận theo hệ thống ý sau và đi cùng với việc phân tích các yếu tố nghệ thuật trong mỗi cách nhìn của tác giả:

Ý 1: Nhà văn phát hiện sông Hương có vẻ đẹp thiên tạo, có sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.

– Tác giả phát hiện ra cái thế chảy cuộn xoáy của dòng nước sông Hương ở thượng nguồn mạnh mẽ, phóng khoáng và man dại như một cô gái Di-gan.

– Tác giả còn phát hiện vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương khi về đồng bằng, so sánh sông Hương như người con gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại…

Ý 2: Nhà văn nhìn sông Hương như dòng sông lịch sử: dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, sống hoà mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX và dòng sông làm chứng nhân cho bão táp cách mạng tháng 8, cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Ý 3: Nhà văn phát hiện sông Hương là dòng sông văn hoá và thi ca:

Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc, thi ca dân gian, cổ điển Huế; gắn bó với những tên tuổi danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du. Tác giả đặt mình trong tư thế và tâm thế văn hoá của một con người để chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Hương, nên đã phát hiện ra trong chiều sâu linh hồn của sông Hương chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá.

Ý 4: Nhà văn nhìn sông Hương trong góc nhìn đời thường: sau những biên cố lịch sử thăng trầm nhưng hết sức oai hùng của dân tộc, sông Hương trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước

Kết bài:

Qua cách nhìn rất độc đáo ấy, tác giả cho thấy nét tài hoa của một ngòi bút ở thể bút kí; nét độc đáo trong ý tưởng phát hiện về phẩm chất của một dòng sông và hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, tác giả đã tạo nên những xúc cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.

Like nhé:

Nhận xét

Đề thi môn Ngữ văn Kỳ thi THPT quốc gia 2019

Lời giải môn ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2019 do hệ thống GD Hocmai thực hiện. Báo GD&TĐ giới thiệu để thí sinh và phụ huynh tham khảo.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Nội dung của các dòng thơ:

- Khắc họa cuộc sống cơ cực, tăm tối của kiếp người. - Sự gắn bó, khát vọng chinh phục biển khơi dẫu có khó khăn, nghiệt ngã.

Câu 3: Hiệu quả của phép điệp:

- Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương. - Tạo nhịp điệu thơ nhanh; thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh. - Bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.

Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp lý.

Phần II: Làm văn

Câu 1: 

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: Ý chí là khả năng vượt khó, sức mạnh của sự nỗ lực ở con người. - Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống: + Ý chí thôi thúc hành động, giúp con người vượt lên chính mình. + Ý chí tạo niềm tin, động lực mãnh mẽ cho con người trong hành trình chinh phục khát vọng. + Ý chí tạo nên thành công cho con người trong cuộc sống. 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 3. Nội dung * Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và vị trí đoạn trích. * Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích. - Sông Hương mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa trữ tình: + Sông Hương là "bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt". +  Nét "dịu dàng và say đắm" được toát lên giữa màu đỏ của những bông hoa đỗ quyên rừng. → Câu văn dài, chia làm nhiều vế, kết hợp với những động từ, tính từ nhằm nhấn mạnh hai vẻ đẹp đối lập của dòng sông. - Sông Hương còn mang vẻ đẹp "phóng khoáng, man dại" và giàu chất trí tuệ: + Vẻ đẹp hoang sơ lại hết sức tình tứ được khắc hoạ bằng hình ảnh so sánh "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại" kết hợp biện pháp tu từ nhân hoá qua từ "hun đúc". + Vẻ đẹp giàu chất trí tuệ thể hiện qua hình ảnh so sánh "người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở". * Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường Tác giả không chỉ nhìn sông Hương trong thuỷ trình mà còn nhìn nhận và phát hiện ra bản chất của dòng sông. Sông Hương hiện lên vừa là một thực thể tự nhiên, vừa như một con người với vẻ đẹp phong phú và tâm hồn "sâu thẳm". → Cái nhìn sâu sắc, toàn diện và hết sức mới mẻ của tác giả. Từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương và trân quý cái đẹp của nhà văn. 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Theo giaoducthoidai.vn

Video liên quan

Chủ Đề