Cách viết bản cam kết xin đi học lại

Đình chỉ học tập làmột biện pháp kỷ luật liên quan đến việc tạm thời loại mộthọcsinh ra khỏi các lớphọc hoặc hoạt động mà truờng đã phê duyệt trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy trong trường hợp học sinh đã chấp hành xong hình thức kỷ luật đình chỉ học tập thì cần viết đơn xin đi học trở lại.

1. Mẫu đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ là gì?

Mẫu đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ là mẫu đơn được cá nhân lập ra gửi tới trường học mà cá nhân đó đang theo học để xin được đi học trở lại khi hết thời gian đình chỉ của nhà trường.

2. Mẫu đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ để làm gì?

Mẫu đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ thể hiện nguyện vọng của cá nhân cụ thể là học sinh, sinh viên khi bị kỷ luật đình chỉ học tại trường muốn đi học trở lại sau thời gian đình chỉ để gửi tới nhà trường và là cơ sở để nhà trường xem xét cho học sinh, sinh viên đó đi học trở lại.

3. Mẫu đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

-

ĐƠN XIN HỌC TẬP TRỞ LẠI SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ

Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa

Em tên là: . sinh ngày: .

Lớp: Mã số SV: SĐT liên hệ: .

Trong thời gian vừa qua, em đã bị đình chỉ học tập vì lý do:

Sau khi tìm hiểu các quy định của nhà trường, em hiểu rằng: việc mở đình chỉ sẽ chỉ được ban lãnh đạo Khoa duyệt 01 lần duy nhất trong toàn khóa học.

Nay em viết đơn này kính gửi đến ban lãnh đạo Khoa xem xét và giải quyết cho em được đi học trở lại sau khi bị đình chỉ.

Em xin cam kết từ nay đến kết thúc khóa học sẽ không để bị đình chỉ nữa. Nếu còn lập lại vi phạm em xin chấp nhận mọi hình thức xử lý theo quy định của nhà trường.

Trong khi chờ đợi sự xem xét và chấp thuận của nhà trường, em xin chân thành cảm ơn./.

,ngàythángnăm

BP.QLSV

,ngàythángnăm

Sinh viên

Lưu ý: Trong thời gian 07 ngày sinh viên phải liên hệ về Khoa để nhận đơn.

4. Hướng dẫn soạn đơn xin học tập trở lại sau khi bị đình chỉ chi tiết nhất:

Phần kính gửi: Ban lãnh đạo khoa của sinh viên đang theo học;

Thông tin cá nhân:

+ Họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên

+ Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân

+ Lớp: Theo lớp học viên đang theo học tại trường;

+ Mã số sinh viên: ghi đầy đủ như trong thẻ sinh viên;

+ Số điện thoại: ghi số điện thoại để liên hệ khi cần thiết;

Phần nội dung: ghi rõ mong muốn của bản thân;

Phần ký: Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên./.

5. Một số quy định về kỷ luật đình chỉ học tập:

Theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về kỷ luật học sinh sinh viên như sau:

Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm của học sinh, sinh viên được quy định như sau:

Những HSSV có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a] Khiển trách: áp dụng đối với HSSV có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b] Cảnh cáo: áp dụng đối với HSSV đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c] Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những HSSV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi HSSV không được làm;

d] Buộc thôi học: áp dụng đối với HSSV đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù [kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo].

Hình thức kỷ luật của HSSV phải được ghi vào hồ sơ HSSV. Trường hợp HSSV bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1 năm học và buộc thôi học, nhà trường cần gửi thông báo cho địa phương và gia đình HSSV biết để quản lý, giáo dục.

Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.

Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật:

Thủ tục xét kỷ luật:

a] HSSV có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật;

b] Giáo viên chủ nhiệm chủ trì họp với tập thể lớp HSSV, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV;

c] Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV xem xét, đề nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của nhà trường;

d] Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhà trường tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp HSSV có HSSV vi phạm và HSSV có hành vi vi phạm. HSSV vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự [nếu không có lý do chính đáng] thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Hồ sơ xử lý kỷ luật của HSSV:

a] Bản tự kiểm điểm [trong trường hợp HSSV có khuyết điểm không chấp hành việc làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được];

b] Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm HSSV có hành vi vi phạm;

c] Ý kiến của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV;

d] Các tài liệu có liên quan.

Trong trường hợp có đủ chứng cứ HSSV vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, đơn vị phụ trách công tác HSSV sau khi trao đổi với Trưởng khoa, đại diện tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam [nếu có] lập hồ sơ trình Hiệu trưởng quyết định hình thức xử lý.

Các hành vi sinh viên không được làm:

Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.

Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin Điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học.

Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội.

Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép.

Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet.

Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Quyết định kỷ luật được chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

Đối với trường hợp bị khiển trách: sau 3 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của HSSV kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

Đối với trường hợp bị cảnh cáo: sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của HSSV kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.

Đối với trường hợp đình chỉ học tập cho về địa phương: khi hết thời hạn đình chỉ, HSSV phải xuất trình chứng nhận của địa phương xã, phường, thị trấn nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương để nhà trường xem xét, tiếp nhận vào học tiếp.

Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian HSSV bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV:

Cơ cấu tổ chức Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV để theo dõi công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với HSSV trong trường.

a] Chủ tịch Hội đồng: là Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng nhà trường do Hiệu trưởng ủy quyền;

b] Thường trực Hội đồng: là trưởng đơn vị phụ trách công tác HSSV;

c] Các ủy viên: là đại diện các khoa, phòng, ban có liên quan; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam cấp trường [nếu có].

Hội đồng có thể mời đại diện lớp HSSV [lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn] và giáo viên chủ nhiệm lớp của những lớp có HSSV được khen thưởng hoặc kỷ luật. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề xuất mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.

Nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật:

a] Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật là cơ quan tư vấn giúp Hiệu trưởng triển khai công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với HSSV và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng;

b] Căn cứ các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật tiến hành xét danh sách cá nhân và đơn vị HSSV có thành tích, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng; xét và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật;

c] Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV mỗi học kỳ họp một lần. Khi cần thiết, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật có thể họp các phiên bất thường.

Trên đây là thông tin chi tiết về mẫu đơn và hướng dẫn soạn đơn xin đi học lại sau khi bị đình chỉ. Mới quý bạn dọc tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề