Cách tính giá thành trong chăn nuôi heo

1. Đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi

Các loại vật nuôi trong sản xuất chăn nuôi cũng rất đa dạng, tuy nhiên nếu căn cứ vào mục đích cho sản phẩm có thể chia thành các loại: chăn nuôi súc vật [SV] lấy sữa, chăn nuôi lấy SV con, chăn nuôi SV lấy thịt, chăn nuôi lấy các loại sản phẩm khác [trứng, mật, lông]

Tuỳ theo loại vật nuôi, trong chăn nuôi có thể chỉ thực hiện chăn nuôi tập trung hoặc kết hợp với chăn thả. Sản xuất chăn nuôi cũng có chu kỳ sản xuất dài, phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của vật nuôi và những điều kiện tự nhiên nhất định. Chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi bao gồm một số khoản đặc thù như con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y, khấu hao SV cơ bản; đồng thời chi phí phát sinh cũng không đồng đều mà có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi.

Sản phẩm sản xuất chăn nuôi rất đa dạng tuỳ thuộc vào mục đích chăn nuôi, bao gồm các loại sản phẩm hàng hoá cũng như làm vật liệu cho kỳ sau, cho ngành khác trong nội bộ doanh nghiệp. Việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm và mục đích chăn nuôi trong doanh nghiệp.

2. Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm chăn nuôi

2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Gồm chi phí về giống, chi phí thức ăn súc vật.

Chi phí về giống thường chỉ có trong nhóm súc vật nuôi béo, nuôi lớn của một số loại súc vật [chủ yếu là cá và gia cầm].

Chi phí thức ăn súc vật gồm các loại thức ăn tinh, thô, khoáng mua ngoài hoặc tự sảnxuất.

2.2 Chi phí nhân công trực tiếp:

Gồm lương chính, lương phụ của công nhân trực tiếp sảnxuất và các khoản phụ cấp, tiền thưởng trong sản xuất.

2.3 Chi phí sản xuất chung:

Là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung ở trại chăn nuôi như: lương, BHXH của các cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật đội; khấu hao TSCĐ; công cụ dụng cụ dùng chung cho nhiều loại gia súc.

3. Kế toán chăn nuôi súc vật sinh sản

Súc vật sinh sản bao gồm heo sinh sản, bò sinh sản Sản phẩm của SV sinh sản là các loại SV con, ngoài ra còn có sản phẩm phụ là phân và sữa bò.

Đối tượng tính giá thành là bản thân SV con hoặc kg SV con tách mẹ.

Chi phí sản xuất chăn nuôi SV sinh sản liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành trong năm và sản phẩm dở dang chuyển năm sau. Chi phí sản xuất chuyển năm sau được xác định như sau:

[*] Chú thích:

[1] Tập hợp chi phí chăn nuôi phát sinh

[2] Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ

[3] Giá trị sản phẩm phụ

[4] Giá thành súc vật con

4. Kế toán chăn nuôi SV lấy sữa

Sức vật chăn nuôi lấy sữa bao gồm: bò sữa, trâu sữa. Sản phẩm SV chăn nuôi lấy sữa bao gồm: sữa tươi, SV con và phân.

+ Nếu chỉ xác định sữa tươi là sản phẩm chính, còn SV con và phân là sản phẩm phụ thì phải dùng phương pháp loại trừ để tính giá thành sản phẩm.

+ Nếu xác định sữa tươi và SV con đều là sản phẩm chính, chỉ có phân là sản phẩm phụ thì phải dùng phương pháp liên hợp để tính giá thành sản phẩm [quy đổi SV con thành sữa tươi và loại trừ giá trị phân].

Công thức tính giá thành sản phẩm:

[1] Tập hợp chi phí chăn nuôi phát sinh

[2] Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ

[3] Giá trị sản phẩm phụ [phân]

[4] Giá thành sữa tươi

[5] Giá thành súc vật con

5.Kế toán chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm [chủ yếu là gà, vịt] trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp được phân đàn, phân nhóm như sau:

+ Đàn gia cầm cơ bản [gồm trứng giống và mái đẻ]

+ Gia cầm ấp trứng

+ Gia cầm nhỏ nuôi béo [được chia theo ngày tuổi: từ 6 21 ngày, từ 22 60 ngày và trên 60 ngày].

Sản phẩm chính của đàn gia cầm cơ bản là trừng; sản phẩm chính của đàn gia cầm ấp trứng là gia cầm con nở đựơc, còn sống sau 24 giờ; sản phẩm chính của đàn gia cầm nhỏ và nuôi béo là trọng lượng thịt tăng; sản phẩm phụ của chăn nuôi gia cầm là phân, lông tơ, lông đuôi, trứng ấp bị loại ra

Đơn vị tính giá thành của đàn gia cầm cơ bản là giá thành 1 quả trừng [hay 100 quả trứng]. Công thức tính giá thành như sau:

Trong đó, chi phí sản xuất dở dang có thể được đánh giá theo chi phí của số trứng đưa vào ấp trong kỳ.

Đối tượng tính giá thành của đàn gia cầm nhỏ và gia cầm nuôi béo là giá thành 1kg trọng lượng thịt tăng và giá thành 1 kg trọng lượng thịt hơi. Phương pháp tính cũng giống như đối với súc vật nuôi lớn, nuôi béo đã nghiên cứu ở phần trên.

Chú ý: Trong cấu thành giá thành sản phẩm của chăn nuôi gia cầm lấy trừng và gia cầm con có phần giá trị gốc của đàn gia cầm sinh sản. Giá trị gốc của đàn gia cầm sinh sản liên quan đến nhiều kỳ sản xuất nên khi đưa đàn gia cầm sinh sản vào sử dụng cần phải chuyển giá trị của chúng thành chi phí chờ phân bổ để phân bổ dần cho từng tháng:

* Chú thích:

[1] Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh

[2] Tập hợp chi phí sản xuất chung

[3] Giá trị đào thải của đàn gia cầm sinh sản

[4] Giá trị số gia cầm sinh sản chết, mất

[5] Phân bổ giá trị gốc của đàn gia cầm sinh sản

[6] Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ

[7] Giá trị sản phẩm phụ

[8] Giá thành trứng

[9] Giá thành gia cầm con

6. Kế toán chăn nuôi ong

Chăn nuôi ong cũng là hoạt động có ý nghĩa kinh tế khá quan trọng. Bên cạnh những sản phẩm do ong mang lại, ong còn giúp để thụ phấn cho các loại cây trồng. Sản phẩm do ong mang lại khá đa dạng như mật, sáp, sữa ong chua. Nếu chỉ xác định mật ong là sản phẩm chính thìcác loại sản phẩm còn lại là sản phẩm phụ cần phải loại trừ khi tính giá thành cho mật ong; còn nếu xác định các loại trên đều là sản phẩm chính thì cần phải có hệ số quy đổi để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Giá thành sản phẩm của chăn nuôi ong được tính theo công thức:

7. Kế toán chăn nuôi cá

Chăn nuôi cá bao gồm 2 loại: chăn nuôi cá giống và cá thịt.

+ Trong chăn nuôi cá giống thì giá trị đàn cá bố mẹ liên quan đến nhiều kỳ sản xuất nên phải chuyển thành chi phí trả trước để phân bổ dần vào chi phí chăn nuôi cá giống trong kỳ. Đối tượng tính giá thành cho chăn nuôi cá giống là lượng cá giống thu được tính theo đơn vị kg hoặc 1000 con.

+ Trong chăn nuôi cá thịt, bên cạnh chi phí chăn nuôi còn có giá trị của cá giống được thả nuôi. Cá được thả nuôi bao gồm số cá thả năm trước còn lại và cá thả thêm trong năm. Chi phí chăn nuôi cá thịt liên quan đến lượng cá thu được trong năm và lượng cá còn lại cuối năm được thu vào năm sau, do vậy để tính được giá thành cá thịt thu được cần phải xác định chi phí chăn nuôi chuyển năm sau theo trình tự như sau:

* Xác định sản lượng cá ước còn lại cuối năm được thu vào năm sau:


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • hạch toán trong trại nuôi heo
  • ke toan chan nuoi
  • tính giá thành của cám
  • Kế toán ngành chăn nuôi
  • hạch toán giá thành nuôi bò sữa
  • giá thành chăn nuôi lợn
  • chi phí phát sinh heo nái ghi nhận thế nào
  • chi phi cho 1 kg heo giong
  • chi phí cho 1 con vịt đến khi xuất
  • cách tính giá thành trong ngành chăn nuôi thức ăn gia súc
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề