Cách thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát danh xưng đầy đủ của ngài được gọi với cái tên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát. Ngài được mọi Phật tử trong dân gian gọi với những danh xưng khác chẳng hạn như: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thánh Quán Âm,…

Còn ở Việt Nam ta, danh xưng của Ngài được lưu truyền trong dân gian được mọi người gọi là Quán Âm Tự Tại Bồ Tát.Trong các tài liệu Phật Giáo, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát có vị trí quan trọng, được thờ phụng, cúng dường vô cùng phổ biến, nhất là trong trường phái Phật giáo Đại thừa. Theo Thiên Thủ Kinh, Thiên Quang Nhãn Kinh, Mẫu Đà La Ni Kinh, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát ở cõi Tây Phương cực lạc, nơi Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ.

Ngài là đại diện cho sức Đại Từ, Đại Bi cứu khổ cứu nạn, là sự giác tha của Phật giáo Đại thừa. Trong số tài liệu khác thì cho rằng Ngài là Thân sở hóa của Đại Nhật Như Lai. Còn theo Thiên Thủ Thiên Nhãn Kinh thì Ngài là hậu thân của Chính Pháp Minh Như Lai. Vị bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn thì Thiên được hiểu là nhiều, là vô số; thủ được hiểu là mắt, Quan được hiểu là thấu suốt; Thế được hiểu là trần gian; Âm được hiểu là âm thanh.

Như vậy, Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Bồ tát có vô số tay, vô số mắt có thể cứu khổ, để lắng nghe tiếng kêu cứu của chúng sinh trần gian. Vị Bồ tát nghìn mắt nghìn tay, có thể soi thấu hết chốn sương thế, nghe thấu cả trăm ngàn lẽ đời, thấu đạt cùng những nỗi bi phẫn, khổ đa, ai oán của con người.

Sự tích về Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Thiên Thủ Quán Âm Đại Bồ Tát thường được hình dung có hình tướng gồm 40 cánh tay, mỗi tay mang một con mắt, mỗi cánh tay còn có 25 công dụng nên được gọi là nghìn tay. Hai tay chính của Ngài là ấn hiệp chưởng, 38 tay bên cầm các bảo vật và pháp khí nhà Phật như: búa, kiếm, tịnh bình, chày kim cang hay bánh xe pháp cùng vải lụa gấm vóc, tràng hoa, châu báu.

Phần đầu của Ngài có 11 giác ngộ ứng với 5 tầng. Tầng trên cùng là Pháp thân, tầng tiếp theo chính là Báo thân và 3 tầng cuối cùng gọi là Hoá thân. Vị Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ tát có 9 khuôn mặt với 3 mặt ở bên trái biểu trưng cho bình đẳng tính trí cùng 3 mặt giữa biểu trưng cho Đại viên cảnh trí và 3 mặt bên phải là biểu trưng cho thuyết pháp quan sát. Thân Ngài mang sắc trắng, có 11 mặt hoặc 27 mặt, đầu đội bảo quân. Hình tượng của Ngài trong mỗi bàn tay có một con mắt trí tuệ, tay cầm nhiều pháp khí tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống. 

Ý nghĩa của tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Ngài Đại Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn được Phật tử chúng sinh gọi là Ngài Quán Thế Âm Bồ tát. Theo chiết tự từng tiếng: Quán là thấu suốt, Thế là trần gian, Âm là âm thanh, Quán Thế Âm chính là cứu khổ, lắng nghe nơi nào có tiếng kêu cứu của chúng sanh trần gian là Ngài ứng hiện để cứu độ.

Ngài mong muốn đem đến sự an vui, bình yên cho tất cả chúng sinh, làm cho chúng sinh được thọ mệnh dài lâu, diệt trừ tất cả ác nghiệp, tội nặng, tiêu trừ cả bệnh tật, xa lìa chướng nạn u mê và làm tăng trưởng công đức pháp lành, được thành tựu các thiện căn sáng đồng tiêu tan sợ hãi. 

Cách thờ cúng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bồ Tát là đại diện cho sự bao dung, bác ái, từ bi, hỉ xả của nhà Phật, Ngài giúp chúng sanh tai qua nạn khỏi, giác ngộ chân lý của đạo Phật, xoa dịu những đau khổ phiền não của con người chốn nhân gian và mang đến sự an lạc, bình tâm trong cuộc sống.

Khi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát gia chủ cần đặc biệt để tâm đến những lưu ý những điều sau: Khi thực hiện xây dựng bàn thờ bồ tát thì nên đặt ở những vị trí phù hợp, nên đặt ở vị trí chính giữa không gian, phòng thờ hoặc phòng khách, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà gia chủ.

Sau tượng Phật không nên để cửa sổ mà bàn thờ nên đối diện cửa sổ để có đầy đủ ánh sáng, tang them nhuận khí. Đặt bàn thờ ở vị trí trung tâm để phát huy tối đa tác dụng cảm hoá an lạc cho cả gia đình. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy phong thuỷ để có vị trí đặt tượng đẹp nhất và hợp phong thuỷ với gia chủ nhất.

Tuyệt đối các phật tử không được đặt bàn thờ phật ở những nơi sinh hoạt đông đúc. Trong đạo Phật thường không quan niệm ngày tốt ngày xấu mà chủ yếu là sự thành tâm thành kính của gia chủ với Tam Bảo. Tuy nhiên các Phật tử đều muốn chọn ngày tốt lành hoàng đạo để thỉnh tượng.

Những ngày thỉnh tượng đẹp là mùng 1, ngày rằm [ âm lịch] hay ngày vía Đức Quán Thế Âm như ngày 19/2 âm lịch [ còn gọi là ngày đảng sinh], ngày 19/6  là ngày Phật đắc đạo,  ngày 19/9, ngày Phật xuất gia. Khi thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, gia chủ nên chuẩn bị bàn thờ phật trang nghiêm, ấm cúng, chu đáo sao cho khi rước tượng về nhà thì lập tức thượng an lên bàn thờ, nên nhớ tuyệt đối không dừng ghé nơi khác hay đặt tượng lên bàn ghế trước rồi mới đặt lên bàn thờ. 

Phật tại tâm, lòng lành hướng thiện Phật ở trong tâm!

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về Ngũ Phương Phật

Trong quan niệm của đạo Phật, con số một nghìn biểu trưng cho sự viên mãn, nên hình tượng của Phật bà cũng có đủ nghìn tay nghìn mắt.

Tượng quan thế âm nghìn mắt nghìn tay là những bức tượng được trưng bày nhiều trong các gia đình hiện nay để cầu mong những điều tốt đẹp, mong được phù hộ và chở che. Bên cạnh đó, tượng còn có nhiều ý nghĩa sâu xa khác. Cùng Đồ đồng Việt [đại lý lư đồng đại phát] tìm hiểu qua các thông tin sau:

Tượng Phật bà đại diện cho sự tu luyện, giác ngộ

Các bậc tu hành giác ngộ trong dân gian ngày xưa có lẽ cảm nhận được sự mầu nhiệm của Phật bà thiên thủ thiên nhãn. Các Ngài tạo tôn tượng Bồ Tát từ những tảng đá trong thiên nhiên. Đó là những phương pháp giáo hóa chúng sanh không bằng lời, mà bằng “Tâm”.

Thể hiện cho hình ảnh trí tuệ

Hình ảnh tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng. Ngoài hai bàn tay giữ ấn quyết nhà Phật, các tay còn lại của Phật bà đều cầm những pháp bảo để thuần hóa quỷ dữ hoặc cứu vớt chúng sinh. Có thể ví dụ như: cây gậy hành hương, mũi tên, mặt trăng, hoa sen, bình cam lồ, nhành dương liễu, mây ngũ sắc, kiếm, hoa sen trắng, gương soi, chùm nho, cây kích, kinh văn, thủ ấn, đinh ba, tràng hạt, thiên cung, phất trần, thiền trượng, cung tên, hoa sen đỏ…

Ý nghĩa tượng trưng vị bồ tát có đầy đủ năng lực khắc chế sự trói buộc của mọi cảnh trần. Quan thế âm bồ tát không khuất phục mọi quyền lực ngoại đạo tà giáo, tuyệt đối bình đẳng trong khi cứu độ chúng sinh/

Tham khảo thêm: địa chỉ đúc tượng Phật uy tín

Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay mang lại an lạc, niềm vui hạnh phúc cho chúng sinh

Trong tín ngưỡng dân gian, Phật bà nghìn tay nghìn mắt vừa hiền hòa vừa uy nghi, thiện nam thiện nữ gặp bà thì hoan hỉ; kẻ bất lương, quỷ sứ ma quái gặp bà thì sợ hãi.

Thể hiện cho công đức, sự nhìn thấu

Trong cuộc sống hàng ngày, khi tiếp xúc với trần cảnh, tâm con người hay phê phán. Đẹp hay xấu [mắt], dễ nghe hay khó nghe [tai], dễ ngửi hay khó ngửi [mũi], ngon hay dở [lưỡi], mịn màng hay thô nhám [thân], thương hay ghét [ý]. Những sự phê phán trong tâm thức như vậy, kinh sách gọi chung là lục thức. Quan thế âm để đánh thức các tính tốt, tiềm ẩn trong con người, xóa bỏ đi các lục thức xấu xa.

Thờ cúng tượng Phật quan âm thiên thủ thiên nhãn mang những ý nghĩa cao đẹp trong cuộc sống. Tạc tượng quan thế âm để thờ cúng giúp nâng thêm ý nghĩa của không gian thờ cúng. Quý khách xem thêm các mẫu tượng Phật đẹp và rẻ của cơ sở Đồ đồng Việt TẠI ĐÂY

17/04/2022

Hình ảnh tượng Thánh Vinh Sơn composite cực đẹp GrandArt

Hãy cùng chiêm ngưỡng hình ảnh tượng Thánh Vinh Sơn…

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay còn được gọi là Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay. Tại Việt Nam, Bồ Tát được thờ phụng rộng rãi tại các chùa, đình hay trụ sở Phật giáo. Không chỉ vậy, nhiều Phật tử có xu hướng lập ban thờ Phật tại gia và thỉnh tượng về thờ. Cách đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát thế nào mới đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để nắm rõ hơn với Đúc Đồng Bảo Long nhé.

Cách đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thế nào mới đúng?

Ý nghĩa thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn hay còn gọi là Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay. Theo các ghi chép, Kinh Phật, Phật Thiên Thủ đã tự hóa thân thành ngàn mắt, ngàn tay để soi thấu hết chốn trần gian và dang rộng vòng tay cứu giúp những mảnh đời bất hạnh chốn nhân gian. Ngài quán chiếu, lắng nghe khắp cõi thế gian, nơi nào có tiếng cầu cứu của chúng sinh là người ứng hiện cứu độ.

Hình ảnh nghìn cách tay, nghìn con mắt là sự nghe thấu và ứng cứu kịp thời chúng sinh đau khổ. Mỗi bộ phận, pháp khí trên tay người đều mang ý nghĩa khác nhau. Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có ba lớp tay: trong cùng là 8 tay tượng trưng cho Pháp thân, lớp ở giữa có 42 tay tượng trưng cho Báo thân, lớp tay ngoài cùng tượng trưng cho Hóa thân.

Các tay của Đức Quan Âm tượng trưng cho phương tiện, trên mỗi bàn tay có một con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Con mắt trong lòng bàn tay hàm ý sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ Phật. 

Việc thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát nhằm thức tỉnh tâm hồn, tránh lầm đường lạc lối. Ngài không ban cho ta may mắn hay tài vận mà chỉ cho ta con đường đúng đắn để thoát khỏi lầm than, đau khổ.

Thờ Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn để không lạc lối, tránh lầm đường

=>> Có thể bạn quan tâm: Văn khấn lễ Phật Bà Quan Âm

Không gian đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát ở đâu?

Nếu thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tại gia, nên đặt bàn thờ Phật Bà ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Ngài ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.

Hoặc, thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật. 

Như đã nói ở trên, không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung Bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Phật Bà cũng là trung tâm và tuyệt đối.

Nên thờ tượng Bồ Tát tại không gian thanh thịnh, trang trọng

Cách đặt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát đúng chuẩn

Có 3 cách để bài trí tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay cơ bản và đúng chuẩn:

+Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Bà Quan Âm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát…

+Thứ hai: Thờ theo bộ, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát thường không đi cùng với vị Phật khác, tượng Ngài được đặt chính giữa ban, hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ.

Trên ban thờ, bắt buộc phải có Bát hương đặt phía trước tượng Phật. Ngoài ra, các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, mâm bồng, hạc thờ và đền thờ cũng cần chuẩn bị. Ban thờ Phật luôn phải được lau dọn sạch sẽ, thường xuyên lên nhang đèn. 

Gia chủ có thể thờ độc tôn tượng Phật Bà hoặc kết hợp theo bộ

Những lưu ý khi thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tại gia

Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính. Thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát không kiêng kị bất kể ai. Như lời Đức Phật đã dạy, dù người tốt hay kẻ xấu, nếu một lòng hướng Phật thì đều có thể tu đạo. Nếu đã lựa chọn thờ phụng Ngài tại gia, không gian thờ và việc thờ cúng cũng có một số lưu ý.

+ Không nên đặt tượng Bồ Tát cùng các tượng phong thủy đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công... Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.

+ Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy để ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát.

+ Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Phật Bà để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo. 

Khi thỉnh tượng về thờ phụng, yếu tố căn bản là sự thành tâm

+ Trên ban thờ Bồ Tát, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài. Khi khói hương không còn bay và ánh đèn không còn sáng, chúng ta sẽ rơi vào cảm giác như trống vắng, cảm giác mất đi sự che chở. Tuyệt đối không được dùng chung bát hương giữ thờ Phật và thờ Gia tiên.

+ Để hài hòa với không gian và hoàn cảnh bản thân, hãy cân nhắc về chất liệu và kích thước tượng Bồ Tát. Pho tượng không nên có khuyết điểm, không nguyên vẹn. Nếu chẳng may tượng có hỏng hóc, cần sửa lại hoặc thay mới cũng không tùy tiện vứt tượng. Gia chủ có thể mang lên chùa cúng quả.

+ Hãy nhớ, phải khai quang điểm nhãn cho tượng Phật Bà trước khi thờ phụng. 

=>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Cách khai quang điểm nhãn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Quy trình khai quang điểm nhãn cho tượng Phật Bà thờ tại tư gia thường diễn ra vào buổi sáng, lúc trời đẹp. Và dưới đây là những thứ gia chủ cần chuẩn bị. 

+ Khâu chuẩn bị

Đầu tiên, mọi người cần chú ý chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm, cao ráo, sạch sẽ, hướng tốt cho phong thủy. Từ đó, đảm bảo rằng vị trí đó phù hợp với việc thờ cúng tượng Phật.

Gia chủ cần chuẩn bị lựa chọn pho tượng có diện mạo, hình khối cân đối. Lựa chọn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát cần đảm bảo kích thước phù hợp, chất lượng tốt, độ bền cao. Do vậy, quý Phật tử có thể tham khảo các mẫu tượng Bồ Tát bằng đồng. Tượng Bồ Tát sau khi thỉnh về bạn nên dùng vải điều chùm kín tượng. Đồng thời, đặt tượng trên chỗ thông thoáng, sạch sẽ và tránh xa những nơi ô uế. Từ đó, tránh xâm phạm đến tượng. Nếu không, hành vi của bạn có thể bị coi là bất kính.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị đàn tế cùng một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế, hãy lựa chọn một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất nhưng phải tươi ngon. Khi đó, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức này theo cách hiệu quả nhất.

Khi thỉnh tưởng về cần trùm kín tượng bằng khăn

+ Tiến hành khai quang

Chuẩn bị việc bao sái tượng

Để bao sái tượng, gia chủ nên dùng nước thơm. Hiện tại, có nhiều loại nước thơm chuyên dụng được sản xuất sẵn trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể đặt mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.

Sau đó, sử dụng nước vừa đun để làm sạch tượng. Cách làm như sau:

  • Nếu tượng cỡ nhỏ, bạn có thể đặt tượng vào trong chậu nước ở vị trí cao. Sau đó, dùng khăn mềm sạch thấm nước đã chuẩn bị lau xung quanh bức tượng. Từ đó, nhẹ nhàng làm sạch tượng một cách tốt nhất.
  • Trong trường hợp tượng cỡ lớn, hãy đặt nguyên tượng trên bệ. Sau đó, dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh tượng.
  • Sau đó, gia chủ hãy chờ tượng khô một cách tự nhiên. Dùng khăn điều cỡ vừa phủ kín tượng để chuẩn bị cho nghi lễ.

Tiến hành trì khoa nghi khai quang

Sau khi chọn được giờ đẹp, pháp sư hoặc thầy cúng sẽ tiến hành trì khoa nghi khai quang. Cụ thể việc này được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, pháp sư thắp hương, xin phép thực hiện nghi lễ.
  • Pháp sư đứng lên đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc, vị sám chủ sẽ cầm cái gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Hành động này có ý nhắc nhở mọi người rằng khi đã tiến hành tẩy rửa thì đại viên cảnh/ kính trí liền hiển lộ.
  • Tiếp đến, vị sám chủ sẽ thực hiện viết chữ Án trên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm khai phục nhãn. Từ đó, giúp chúng sinh tìm đường nương vào các pháp môn tu hành của Phật từ đó khai mở nhục nhãn, Phật nhãn…
  • Ý nghĩa của chiếc gương lúc này chính là biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Mọi người có thể sử dụng gương mới hay gương cũ đều được. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng chiếc gương đã được làm sạch, bao sái cẩn thận. Từ đó, đảm bảo việc khai quang điểm nhãn được thực hiện theo cách linh thiêng nhất.

Quý khách có thể mời Thầy về hỗ trợ khai quang tượng

Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp quý Phật tử hiểu hơn về cách bài trí tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát tại gia chuẩn nhất. Nếu quý khách đang có nhu cầu đặt đúc tượng hay thỉnh tượng Bồ Tát, tượng Phật bằng đồng chất lượng, vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn và báo giá tốt nhất. 

Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác theo phương pháp thủ công bởi người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn. 

Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.

Nguồn: Sưu tầm

Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long

Video liên quan

Chủ Đề